1. Kiến thức
  2. Th8 17, 2023

Cryptocurrency là gì? Sức ảnh hưởng của thị trường Crypto


Cryptocurrency là gì? Cụm từ này được nhắc đến nhiều hơn trên các trang báo chí, truyền thông thế giới. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ Blockchain đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Crypto này. Vì sức ảnh hưởng của nó quá lớn từ những cá nhân người dùng đến chính phủ. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết những thông tin liên quan đến tiền điện tử là gì cho những nhà đầu tư tương lai trong thị trường này.

Cryptocurrency là gì? Tiền điện tử Crypto là gì?

Khái niệm cơ bản về Cryptocurrency

Khái niệm cơ bản về Cryptocurrency

Định nghĩa về Crypto

Cryptocurrency là gì? Cryptocurrency là tên gọi khác của Crypto. Đây là một dạng tiền điện tử được phát hành bởi các dự án Blockchain và được xem như một phương tiện để giao dịch trên các nền tảng Blockchain.

Người chơi có thể yên tâm với các thông tin về giao dịch Crypto sẽ không thể bị thay đổi hay bị đánh cắp dưới mọi hình thức vì hiện tại tiền điện tử việc đang sử dụng hệ thống thuật toán mã hóa của công nghệ Blockchain.

Đặc điểm nổi bật nhất của Crypto nói riêng và những tiền mã hóa nói chung là bất kỳ ai cũng đều có khả năng tạo ra loại tiền này. Nhưng về giá trị của một đồng Crypto thì sẽ được đánh giá thông qua việc đồng tiền đó có được cộng đồng công nhận hay không và được sử dụng rộng rãi hay không. Đây chính là điểm khác biệt của tiền điện tử với tiền pháp định được phát hành, định giá và được kiểm soát bởi chính phủ.

Thế nào là sàn Crypto?

Sàn Cryptocurrency là gì?

Sàn Cryptocurrency là gì?

Sàn giao dịch Crypto là nơi mà các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua bán, giao dịch tiền điện tử. Nơi giao dịch này được xem là một nền tảng trực tuyến trung gian giữa các nhà đầu tư vào Crypto.

Những người được xưng với cái tên là thợ đào Crypto sẽ thực hiện việc tung một số lượng tiền mà họ đang nắm giữ lên sàn giao dịch Crypto sau khi đã khai thác Crypto thành công. Trong trường hợp nhà đầu tư không có đủ điều kiện để có thể tham gia trực tiếp việc khai thác Crypto thì họ sẽ tiến hành các giao dịch mua, bán và đầu tư Crypto.

Theo số liệu thống kê của Coinmarketcap, trên thế giới thời điểm hiện tại có hơn khoảng 300 sàn giao dịch Crypto với khối lượng giao dịch hàng ngày lên đến con số là gần 500 tỷ đô. Với những con số ấn tượng này thì có thể cho thấy được các hoạt động đầu tư Crypto trên các sàn giao dịch đang càng trở nên sôi động hơn. Một số sàn giao dịch phổ biến hiện nay có thể kể đến như Binance, P2P Remitano, sàn giao dịch Houbi, sàn Kucoin, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase,..

Sàn Crypto có những loại nào?

Hiện tại trên thế giới, các sàn giao dịch Crypto sẽ được phân thành hai nhóm đó là sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung.

Sàn Crypto có tác dụng như thế nào trên thị trường?

Sàn Crypto có tác dụng như thế nào trên thị trường?

Sàn giao dịch tập trung (CEX)

Đây là loại sàn giao dịch có sự xuất hiện của bên thứ ba đóng vai trò là kiểm soát và làm trung gian cho các hoạt động trao đổi Crypto. Để có thể tham gia vào sàn này thì những nhà đầu tư cần phải tạo cho mình một cái tài khoản với ID và mật khẩu riêng để có thể truy cập vào sàn theo quy định về KYC (Know your costomer) của chính phủ. Người chơi có thể nắm tên của một số sàn giao dịch nổi tiếng trên thế giới như: Binance, Bittrex, BitMax,…

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Đây là sàn giao dịch Crypto được thành lập và hoạt động một cách phi tập trung, dựa trên nền tảng Blockchain.

Khái niệm về đầu tư Cryptocurrency là gì?

Thị trường Crypto là gì đã được cung cấp ở nội dung trên. Tiếp sau đây sẽ là những thông tin về đầu tư Crypto. Đầu tư Crypto được biết đến là một một hoạt động giao dịch thực hiện các việc mua và bán đồng tiền Crypto nhằm mục đích là thu được lợi nhuận nhờ vào sự chênh lệch giá mua và giá bán. Để có thể tham gia đầu tư Crypto thì người chơi cần phải lưu ý một số nội dung như sau:

Đầu tư Cryptocurrency là gì?

Đầu tư Cryptocurrency là gì?

Tìm hiểu và chọn lọc những thông tin thật kỹ lưỡng

Như đã giới thiệu ở trên thì hiện nay có rất nhiều đồng tiền Crypto được giao dịch ở trên nhiều sàn khác nhau. Điều này làm cho những nhà đầu tư có được nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng để có thể biết được chính xác nhất về các loại tiền Crypto sắp đầu tư thì nên tìm hiểu và sàng lọc thật kỹ thông tin. Một số thông tin cần tìm hiểu như tính thanh khoản, giá trị đồng tiền, người (đơn vị) có thể tạo ra, uy tín của đồng tiền,…

Chuẩn bị nền tảng kiến thức thật vững chắc

Đây là yếu tố quan trọng nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải thực hiện được khi tham gia vào thị trường Crypto. Bản chất đặc thù của Crypto đó là lĩnh vực tương đối mới trên thị trường, có hệ thống thông tin cũng như kiến thức đa chiều, không hề đơn giản. Hiện nay thị trường Crypto đang có xu hướng thiên tập trung vào nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) đồng thời cũng thành lập các hệ sinh thái kỹ thuật số mở. Chính vì thế những nhà đầu tư nên chủ động tìm kiếm cho bản thân những nền tảng về kiến thức tiền điện tử, cách thức giao dịch để có thể sẵn sàng nắm bắt được các cơ hội tiềm năng nhất của thị trường mới này.

Nên lưu ý về vấn đề bảo mật tài sản điện tử

Trong thị trường đầu tư nói chung và thị trường Crypto nói riêng thì sẽ thường tồn tại rất nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Đặc biệt là đối với mảng Crypto thì những nhà đầu tư có thể bị dụ dỗ, lừa gạt cung cấp các mã khóa cá nhân để có thể truy cập vào được ví điện tử, hay thậm chí có thể lừa đảo qua hình thức các đường link quà tặng để có thể lấy được những thông tin cá nhân của nhà đầu tư.

Và đó được xem là con dao hai lưỡi nếu như nghe theo lời khuyên của những người khác. Chính vì thế, để có thể tham gia đầu tư vào Crypto an toàn thì những nhà đầu tư cần phải lưu ý và thường xuyên kiểm tra về độ uy tín của các Crypto khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào cũng như đánh giá mức độ khi muốn mua các token.

Tiền điện tử – Cryptocurrency có đặc điểm và cách phân loại như thế nào?

Đặc điểm và phân loại Cryptocurrency

Đặc điểm và phân loại Cryptocurrency

Một số đặc điểm phổ biến của Crypto là gì?

Trên đây là những thông tin lý giải tiền điện tử là gì cũng như Crypto là gì. Tiếp sau đây sẽ là những đặc điểm và cách để có thể phân biệt được các loại tiền điện tử đang có hiện nay.

Tính phi tập trung

Crypto hoạt động dưới hình thức không giống với tiền thông thường và cũng không phải chịu sự chi phối của các máy chủ ở trung tâm. Mà Crypto được phân phối trên một mạng lưới với sự tham gia và hỗ trợ của rất nhiều máy tính ngang hàng. Kết hợp những điều trên mà hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.

Đồng tiền được mã số hóa

Crypto được xem là một loại tài sản được mã số hóa, chỉ được thực hiện trên giao dịch trên Internet. Những nhà đầu tư không thể trực tiếp cầm nắm như những loại tiền giấy lưu thông trên thị trường.

Tính chất ngang hàng

Với hình thức tiền điện tử này thì các nhà đầu tư sẽ trực tiếp giao dịch với nhau trên một không gian trực tuyến mà không cần phải thông qua bên thứ ba. Nhờ vào đó mà tốc độ để xử lý các dòng tiền trở nên nhanh chóng và không mất phí.

Mang tính ẩn danh

Khi muốn tiến hành các giao dịch tiền mã hóa thì những nhà đầu tư không cần phải cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào. Thêm vào đó thì các giao dịch Crypto cũng sẽ không cần chịu sự quản lý của bất kỳ bên thứ ba nào. Do đó cũng có thể xác định được danh tính của những người có thể tham gia mua và bán Crypto.

Không bị phụ thuộc vào yếu tố nào

Với tiền điện tử thì sẽ không phải chịu sự quản lý của các bên thứ ba. Vì vậy những nhà đầu tư có thể tự do và được quyền kiểm soát tiền cũng như có thể chủ động thực hiện các giao dịch trên hệ thống.

Thể hiện tính toàn cầu

Vì dòng tiền điện tử này không phải chịu sự kiểm soát của cơ quan tại bất kỳ quốc gia nào. Cho nên Crypto có thể được thực hiện giao dịch mua và bán mọi nơi trên thế giới. Đó cũng là lý do Crypto được xem là một loại tiền tệ mang tính chất phi quốc gia. 

Crypto – Tiền điện tử có bao nhiêu loại?

Theo thống kê của Coinmarketcap, trên thế giới hiện nay có hơn 3000 loại Crypto khác nhau. Điều đó chứng tỏ được thị trường này đang có sự phát triển mạnh mẽ và đang dần chứng tỏ được vị thế cũng như tiềm năng tăng trưởng, sức thu hút các nhà đầu tư tham gia.

Cách để phân loại Crypto trên thị trường

Cách để phân loại Crypto trên thị trường

Coin và mã Token

  • Thông tin về Coin: Dựa vào nền tảng Blockchain độc lập để có thể phát triển loại tiền tệ điện tử này. Thêm vào đó Coin có khả năng giải quyết được những vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, thanh toán, tài chính, phát triển ứng dụng,…
  • Thông tin về Token: Cũng tương tự như Coin thì loại tiền này cũng được phát hành dựa trên Blockchain. Nhưng đối với Token thì không có Blockchain riêng mà sẽ được hoạt động dựa trên nền tảng của các Blockchain khác. Hiện nay các Token thường sử dụng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn mang số ERC20. Không những thế, một số Token được phát triển dựa trên nền tảng của Solana (SOL), Avalanche (AVAX), Binance smart chain (BSC),…

Bitcoin và Altcoin

  • Bitcoin: Đây là loại tiền điện tử được phát hành ra thị trường dưới dạng là mã nguồn mở. Bằng với cách sử dụng giao thức ngang hàng, các giao dịch của Bitcoin được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần sự can thiệp hay tham gia của các bên thứ ba.
  • Altcoin: Loại tiền điện tử này được cấu thành từ Alternative và Coin. Altcoin là cụm từ dùng để chỉ tất cả những loại tiền mã hóa khác ngoại trừ Bitcoin. Altcoin có chức năng về cơ bản sẽ khá giống với Bitcoin. Trên thế giới hiện nay có những loại Altcoin phổ biến có thể kể đến như Tether, Ethereum, Litecoin,…

Những lợi ích của Crypto đối với nhà đầu tư là gì?

Ưu điểm của Crypto - Tiền điện tử là gì?

Ưu điểm của Crypto – Tiền điện tử là gì?

Thể hiện tính phân quyền

Lợi ích đầu tiên của tiền điện tử có thể nhắc đến đó là bản chất phi tập trung của chúng. Để có thể kiểm soát và điều chỉnh được các giao dịch thì các hệ thống tài chính truyền thông cần dựa vào các cơ quan trung ương ví dụ như chính phủ hoặc ngân hàng. Ngược lại với điều đó thì Crypto hoạt động trên các mạng phi tập trung cho phép các cá nhân được quyền kiểm soát trực tiếp tiền của chính họ và được tham gia vào các giao dịch tài chính mà không cần có sự xuất hiện của bên trung gian.

Với việc loại bỏ sự cần thiết của các trung gian thì tiền điện tử có thể thúc đẩy được chủ quyền tài chính và trao quyền tự do cho các cá nhân có thể kiểm soát được tiền của chính họ. Với cách tiếp cận phi tập trung này thì sẽ có thể tăng cường được tính bảo mật bằng cách giảm nguy cơ lỗi điểm đơn lẻ và khả năng kiểm duyệt giao dịch.

Tính an ninh và sự riêng tư 

Để có thể bảo mật được tính bảo mật cũng như là quyền riêng tư của các giao dịch thì Crypto đã tận dụng các kỹ thuật mã hóa tiên tiến và hiện đại nhất. Các giao dịch trên chuỗi khối được bảo mật thông qua hai lớp đó là mã hóa và chữ ký số, điều đó khiến chúng có được khả năng chống gian lận cũng như tình trạng giả mạo. Không những thế, việc sử dụng khóa công khai và khóa riêng cung cấp quyền truy cập an toàn khi vào tiền, điều đó cho phép chuyển quyền sở hữu một cách an toàn nhất.

Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng cung cấp các mức độ riêng tư khác nhau. Tuy nói các giao dịch trên Blockchain nói chung là minh bạch nhưng vẫn sẽ có một số loại tiền điện tử nhất định cung cấp các tính năng quyền riêng tư cao hơn. Ví dụ như chữ ký vòng hay địa chỉ ẩn danh. Các tính năng này cho phép người sử dụng có thể duy trì quyền riêng tư tài chính và kiểm soát được thông tin cá nhân của họ.

Lợi ích mà thị trường Crypto mang lại cho nhà đầu tư

Lợi ích mà thị trường Crypto mang lại cho nhà đầu tư

Chi phí thấp và tốc độ giao dịch nhanh

Thông thường thì các giao dịch tài chính truyền thống, đặc biệt là chuyển khoản quốc tế sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như chi phí. Mặc khác, đối với tiền điện tử thì cho phép người dùng thực hiện các giao dịch gần như tức thời, xuyên biên giới với mức chi phí tối thiểu. Bản chất ngang hàng của loại tiền này đó là loại bỏ nhu cầu về trung gian và hợp lý hóa quy trình giao dịch.

Không những thế, tiền điện tử có thể kích hoạt các giao dịch mang tính vi mô, cho phép chuyển một lượng giá trị rất nhỏ. Điều này có thể mở ra những khả năng mới trong thanh toán vi mô, kiếm được tiền nhờ vào những nội dung và hỗ trợ được các mô hình kinh doanh mới nổi, ví dụ điển hình như trả tiền cho một lần sử dụng hoặc trả tiền cho mỗi lần truy cập vào.

Thêm vào đó, tiền điện tử có khả năng làm giảm chi phí giao dịch so với những hệ thống tài chính truyền thống. Với việc loại bỏ các trung gian cũng như hoạt động trên mạng phi tập trung thì tiền điện tử có thể cắt giảm hoặc có thể loại bỏ đi những khoản chi phí liên quan đến dịch vụ ngân hàng truyền thống, ví dụ như thực hiện chuyển khoản ngân hàng, duy trì tài khoản hay trao đổi tiền tệ.

Crypto trở nên hấp dẫn hơn đối với các giao dịch và chuyển tiền xuyên biên giới khi có sự kết hợp giữa giao dịch nhanh và chi phí thấp. Crypto cho phép các cá nhân có thể gửi tiền quốc tế với tốc độ cao hơn chỉ với một khoản chi phí thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống khác.

Những rủi ro và thách thức của Crypto đối với nhà đầu tư là gì?

Nhược điểm của Crypto - Tiền điện tử là gì?

Nhược điểm của Crypto – Tiền điện tử là gì?

Có tính biến động cao

Một trong số những đặc điểm không thể không có của tiền điện tử đó là sự biến động của chúng trên thị trường. Trên thị trường tiền điện tử sẽ có rất nhiều lần trải qua những biến động trong một khoảng thời gian ngắn, điều đó dẫn đến lãi và lỗ khá nhiều. Sự biến động này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như tâm lý nhà đầu tư, nhu cầu của thị trường, sự phát triển của các quy định và tiến bộ công nghệ.

Những nhà đầu tư và người chơi Crypto cần nên biết về sự biến động này để có thể thận trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hay thực hiện giao dịch. Điều quan trọng bắt buộc nhà đầu tư hiểu rõ đó là khả năng chấp nhận rủi ro cũng như sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro sao cho phù hợp nhất.

Tính pháp lý của Crypto

Bối cảnh pháp lý xung quanh tiền điện tử vẫn đang khá phát triển ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhằm giải quyết các mối lo ngại liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư, chống rửa tiền (AML) cũng như chống tài trợ khủng bố (CFT) thì nhiều chính phù và các cơ quan quản lý đang làm việc để có thể thiết lập các khuôn khổ nhất định.

Việc thiếu các quy định nhất quán giữa những quốc gia hay những khu vực khác nhau có thể tạo ra sự không chuẩn xác và có tính rủi ro về pháp lý tiềm ẩn cho những doanh nghiệp cũng như cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử. Điều quan trọng là cần cập nhật liên tục các thông tin về các yêu cầu pháp lý và quy định trong phạm vi quyền hạn của người tham gia và tuân thủ đúng các luật hiện hành.

Tính rủi ro về bảo mật

Tuy Crypto cung cấp cho người tham gia các tính năng bảo mật nâng cao nhưng vẫn không thể tránh khỏi hoàn toàn vấn đề về các rủi ro bảo mật. Bản chất kỹ thuật của số tiền điện tử có thể tạo ra những lỗ hỏng rất dễ bị tấn công, lừa đảo và các hình thức đe dọa khác. Thêm vào đó, tính bảo mật của việc nắm giữ tiền điện tử phụ thuộc vào việc người tham gia có quản lý tốt các mã khóa riêng tư và giải pháp để lưu trữ an toàn hay không.

Điều quan trọng khi tham gia vào tiền điện tử đó là người dùng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết , ví dụ như cho phép xác thực hai yếu tố, sử dụng ví hay trao đổi tiền điện tử có uy tín, thường xuyên cập nhật những phần mềm cũng như các biện pháp bảo mật. Giáo dục và nhận thức các phương pháp bảo mật đang thịnh hành đó là điều cần thiết để có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như là để bảo vệ tài sản tiền điện tử của người dùng.

Tổng hợp các loại tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay

Trong số những loại tiền mã hóa, 4 loại tiền phổ biến và điển hình nhất hiện nay có thể kể đến như Bitcoin (BTC) và các Altcoin phổ biến như Ether (ETH), Binance Coin (BNB) và Tether (USDT).

Những loại tiền mã hóa phổ biến có trên thị trường

Những loại tiền mã hóa phổ biến có trên thị trường

Thông tin về tiền mã hóa Bitcoin (BTC)

BTC được xem là loại tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay. Loại tiền này sử dụng một cơ chế đồng thuận được gọi với cái tên là proof-of-work (PoW), để có thể xác nhận được các giao dịch và duy trì hoạt động của mạng thì sẽ có sự tham gia của những thợ đào cạnh tranh. Không những thế, nguồn cung cấp hạn chế là 21 triệu coin khiến cho BTC tương đối khan hiếm. Điều đó giúp duy trì được giá trị của loại tiền mã hóa này theo thời gian.

Loại tiền mã hóa Ether (ETH)

ETH là loại tiền mã hóa phổ biến thứ hai sau Bitcoin, được Vitalik Buterin và đội ngũ của anh ta cho ra mắt vào năm 2015. Bên cạnh việc chuyển giao giá trị, ETH còn cho phép lập trình thông qua các hợp đồng thông minh.

Tương tự như BTC, ETH lúc trước sử dụng cơ chế đồng thuận (PoW) nhưng hiện tại đã chuyển sang mô hình proof-of-stake (PoS) thân thiện với môi trường cũng như tiết kiệm được năng lượng. Với sự thay đổi này thì đã cho phép những người dùng có thể sử dụng yếu tố xác thực các giao dịch và bảo mật mạng bằng cách là tham gia stake ETH của họ thay vì thông qua việc ghi chú sử dụng sức mạnh của thuật toán.

Tiền mã hóa BNB

Trước đây BNB được gọi với cái tên là Binance Coin, BNB là tên viết tắt của Build and Build và đã được sàn giao dịch mã hóa Binance giới thiệu vào năm 2017 dưới dạng mã Token ERC-20 trên Blockchain Ethereum. Và nó đã chuyển sang Blockchain riêng đó là BNB Chain vào năm 2019 dưới dạng Token BEP-2.

Sau đó, Binance Smart Chain (BSC) hiện có tên là BNB Smart Chain đã được tạo ra và hiện nay tiền mã hóa BNB tồn tại trên cả BNB Chain dưới dạng đó là Token BEP-2 và BSC dưới dạng Token BEP-20. Một điều lưu ý đó là BNB Chain sẽ bao gồm hai chuỗi đó là: BSC tương thích với EVM, cũng như là BNB Beacon Chain – chuỗi được sử dụng để quản trị, stake và bỏ phiếu.

BNB Chain cung cấp ra ngoài một thị trường có thể tạo ra được các hợp đồng thông minh nhất và các DApp, bên cạnh đó phí giao dịch sẽ thấp hơn và thời gian để có thể xử lý được nhanh hơn so với những blockchain khác.

BNB hiện nay có rất nhiều trường hợp sử dụng khác nhau, một số trường hợp điển hình như thanh toán phí giao dịch trên BNB Chain và phí giao dịch trên Binance, không những thế còn tham gia vào các đợt mở bán Token và Stake để có thể xác thực mạng trên BNB Chain. Binance cũng sử dụng một số cơ chế đốt Token định kỳ, điều này giúp hạn chế được nguồn cung tổng thể của BNB.

Tether (USDT)

Đây là một loại tiền mã hóa thuộc loại stablecoin được neo bằng USD do Tether Limited Inc. cho ra mắt vào năm 2014. Stablecoin được biết đến là ccs loại tiền mã hóa được thiết kế để có thể duy trì được giá trị nhất quán so với tài sản dự trữ, ví dụ như tiền pháp định. Trong trường hợp USDT, mỗi mã Token sẽ được đảm bảo bởi một lượng tài sản tương đương, được giữ trong kho dự trữ của công ty. Chính vì thế, USDT được đánh giá là mang lại lợi ích như một đồng tiền mã hóa đồng thời có thể giảm thiểu sự biến động giá.

Liệu rằng tiền điện tử Crypto có an toàn không?

Thị trường Crypto thực chất là một thị trường tự do và không bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ. Do đó, thị trường này sẽ tồn tại những thực thể xấu. Song song đó thì đây cũng là nơi tồn tại của nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo thu hút được những dòng tiền và tạo ra được nhiều cơ hội.

Tính an toàn của thị trường Crypto

Tính an toàn của thị trường Crypto

Tính rủi ro cho người dùng

Một điểm khá quan trọng mà mỗi người dùng cần nên nắm đó là tiền điện tử so với tài chính truyền thống đó là không thể hoàn hoặc hủy bỏ một giao dịch nào đó khi đã được thực hiện. Điều này có nghĩa là nếu như mất passphrase/private key hay gửi tiền đến địa chỉ sai thì trường hợp tệ nhất sẽ là mất tài sản.

Tính rủi ro của quy định

Những rủi ro khi tham gia đầu tư Crypto

Những rủi ro khi tham gia đầu tư Crypto là gì?

Trong tiền điện tử có các quy định chưa rõ ràng chính vì thế một số chính phủ đang cố gắng để có thể quy định chúng giống như chứng khoán, tiền tệ hay cả hai. Có thể xảy ra một số khó khăn trong việc bán tiền điện tử hoặc gây sụt giảm giá trên thị trường nếu như sự kiểm soát quy định diễn ra một cách đột ngột.

Tính rủi ro quản lý

Vấn đề thiếu sự rõ ràng về quy định đã tạo ra một môi trường thiếu đi sự bảo vệ an toàn để có thể chống lại những hành vi lừa đảo hoặc không có đạo đức. Nhiều nhà đầu tư đã gặp một số mất mát đáng tiếc do các nhóm quản lý đã không thực hiện đúng như cam kết của mình. 

Tính rủi ro về bên thứ ba

Vấn đề của bên thứ ba ảnh hưởng đến nhà đầu tư

Vấn đề của bên thứ ba ảnh hưởng đến nhà đầu tư

Nhiều những nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Crypto phải dựa và các sàn giao dịch hoặc các bên giám sát khác để có thể lưu trữ tài sản của họ. Chính vì thế có thể xảy ra những tình trạng như mất cắp hay việc mất mát từ một bên thứ ba có thể dẫn đến việc mất toàn bộ tài sản.

Rủi ro về lập trình

Để có thể kiểm soát được việc chuyển đổi tiền gửi của người dùng thì nhiều nền tảng đã sử dụng các hợp đồng thông minh. Những nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro rằng sẽ có các sự cố lỗi hay lỗ hổng hệ thống có thể dẫn đến vấn đề mất tài sản.

Rủi ro về vấn đề thao túng tâm lý

Vấn đề lớn trong tiền điện tử đó là việc thao túng thị trường. Khi có những tổ chức, cá nhân hay các sàn giao dịch thực hiện một số hành vi thao túng giá.

Thao túng tâm lý xuất hiện trên thị trường

Thao túng tâm lý xuất hiện trên thị trường

Mặc dù vẫn xuất hiện những rủi ro này nhưng tiền điện tử cũng đã được ghi nhận một bước nhảy lớn về giá trị, với tổng số vốn hóa thị trường vượt qua mốc là 1 nghìn tỷ USD.

Cách để thực hiện mua bán và lưu trữ Crypto như thế nào?

Mua bán Crypto

Người dùng có thể thực hiện các giao dịch mua bán tiền điện tử ở các sàn giao dịch. Trong Crypto thường sẽ có hai loại sàn chính đó là:

Việc mua bán Crypto được thực hiện ra sao?

Việc mua bán Crypto được thực hiện ra sao?

  • Sàn tập trung (CEX): Các sàn đã được kiểm soát bởi công ty như Coinbase, Binance, OKX, Bybit, Huobi,…Để có thể giao dịch trên sàn tập trung thì người dùng cần phải giao dịch P2P hoặc có thể chuyển tài sản lên sàn.
  • Sàn phi tập trung (DEX): Có một số sàn điển hình như dYdX, Uniswap, Curve, Pancakeswap,…Để có thể giao dịch được sàn phi tập trung này thì người dùng cần phải sử dụng ví phi tập trung (Ví Non-custodial), và sàn sẽ không giữ tài sản của người dùng sau khi thực hiện xong giao dịch.

Cách lưu trữ Crypto

Để có thể lưu trữ tài sản Crypto thì người dùng cần phải sử dụng ví Crypto. Đây là loại ví có tính bảo mật cao nhờ vào việc sử dụng công nghệ mật mã học để có thể mã hóa thông tin an toàn và không định danh người sở hữu ví.

Cách lưu trữ phổ biến hiện nay

Cách lưu trữ phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều loại ví Crypto điển hình là:

  • Ví tập trung – Centralized Wallet. 
  • Ví phi tập trung – Decentralized Wallet: Ví nóng, ví lạnh.

Những lưu ý người dùng cần biết khi muốn tham gia Crypto

Các kênh thông tin cần biết

Cũng như những ngành nghề khác thì khối lượng thông tin có trong Crypto vô cùng nhiều. Chính vì thế người dùng cần theo dõi và tham khảo kiến thức từ những trang web lớn và uy tín để có được những thông tin hàng ngày được chính xác, phù hợp với mục đích ở trong thị trường tiền điện tử này.

Phương tiện thông tin giúp người dùng hiểu rõ hơn về Crypto

Phương tiện thông tin giúp người dùng hiểu rõ hơn về Crypto

  • Website cập nhật những thông tin nhanh nhất: CoinDesk, CoinGecKo, CoinMarketCap,…
  • Website nghiên cứu những thông tin chuyên sâu: Messari, Binance Research,…
  • Mạng xã hội cập nhật nhanh nhất: Telegram, Twitter,…
  • Website cung cấp dữ liệu DeFi: DeFi Pulse, DefiLlama, Dune Analytics,…

Biết quản lý danh mục đầu tư

Để có thể đầu tư vào thị trường Crypto thì người dùng có thể bắt đầu tham gia từ số vốn thấp từ khoảng 50 USD cho đến hàng triệu USD. Đã có rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường từ số vốn chỉ có 0 đồng sau đó từ từ xây dựng nên được khối tài sản đáng quan tâm nhờ vào việc tham gia một cách chuyên nghiệp nhất.

Nhưng mỗi trường vốn sẽ có những phương pháp tham gia đầu tư cũng như phân bổ vốn khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng to lớn đến kết quả cuối cùng của các nhà đầu tư. Chính vì thế, người dùng cần thật sự nắm rõ những sai lầm cần tránh trong quá trình đầu tư vào Crypto cũng như học cách để quản lý hiệu quả các danh mục đầu tư có thể năng cao được chất lượng mỗi khi sử dụng vốn.

Biết được cách bảo mật tài sản

Trong thị trường Crypto sẽ luôn tồn tại các hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng, một số hình thức phổ biến nhất có thể gặp phải đó là:

Bảo mật thông tin và tài sản Crypto tốt nhất

Bảo mật thông tin và tài sản Crypto tốt nhất

  • Giả mạo địa chỉ email (Tấn công Phishing).
  • Tặng token/coin miễn phí sau đó yêu cầu người dùng phải cung cấp sign wallet để chuyển tiền trong ví.
  • DNS hack, người dùng vô tình bị chuyển sang một trang lừa đảo khác vì nguyên do là máy chủ bị hack.
  • Giả danh đội ngũ dự án, trà trộn vào trong những hội nhóm chung, nhóm chat hỗ trợ.

Kiếm được tiền trong thị trường là điều rất khó, nhưng việc giữ tiền sao cho an toàn lại càng khó hơn. Do đó, người dùng cần hết sức cẩn thận trong việc bảo mật tài sản của mình tránh khỏi những hình thức lừa đảo tinh vi.

Một số hình thức kiếm được tiền trong thị trường tiền điện tử Crypto

Để có thể thu về tay một khoản lợi nhuận từ thị trường Crypto thì sẽ có nhiều cách khác nhau. Sau đây sẽ là một số hình thức phổ biến được Binancevi.com tổng hợp:

Kiếm tiền nhanh chóng từ thị trường Crypto

Kiếm tiền nhanh chóng từ thị trường Crypto

  • Airdrop và Retroactive
  • Đào coin
  • Giao dịch mua, bán và nắm giữ
  • Tham gia vào các hoạt động của DeFi chẳng hạn như lending, staking, farming, borrowing,…

Bên cạnh đó, để kiếm tiền từ thị trường Crypto thì người dùng không nhất thiết phải tham gia vào các hình thức như đã liệt kê trên. Đối với thị trường này thì cũng sẽ khá tượng tự với những thị trường khác, có rất nhiều công việc có thể làm như thiết kế, nghiên cứu thị trường, kỹ sư Blockchain,…

Tại Việt Nam thị trường Crypto có được công nhận và hợp pháp không?

Theo các quy định đang hiện hành của pháp luật Việt Nam thì Bitcoin và các loại tiền ảo không được công nhận là tiền tệ và đây không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì thế, việc sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện để có thể sử dụng trong việc thanh toán sẽ không được pháp luật Việt Nam thừa nhận và nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì sẽ không được bảo vệ. Các hoạt động mua bán hay sử dụng tiền mã hóa sẽ tiềm ẩn những rủi ro khác nhau do đó không được pháp luật bảo vệ và kiểm soát.

Không những thế, theo nghị định số 88/2019/NĐ-CP, các hoạt động cung ứng cũng như sử dụng tiền mã hóa nếu gây ra các thiệt hại cho người khác có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí tệ hơn là sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất những thông tin tổng quan trả lời cho câu hỏi Cryptocurrency là gì cũng như những kiến thức liên quan đến thị trường này dành cho những nhà đầu tư tương lai. Có thể nhận thấy được Crypto đang là thị trường thu hút được rất nhiều người tham gia cũng như dần trở nên lớn mạnh hơn. Hy vọng với những thông tin trên thì người dùng sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích cũng như tham gia đầu tư sao cho thông minh mang lại nhiều lợi ích cho bản thân nhất.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi