On-chain là gì? Dữ liệu On-Chain là một công cụ quan trọng giúp phân tích blockchain.Dựa vào dữ liệu On-chain cung cấp, các bạn có thể đánh giá nhanh và chính xác những gì đang xảy ra trên thị trường. Vậy bạn đã biết xem dữ liệu On-chain ở đâu và cách phân tích On-chain chưa? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Binancevi.com tìm hiểu mọi thứ liên quan đến dữ liệu On-chain, các trang web hỗ trợ phân tích On-chain và cách phân tích bạn nhé.
Thuật ngữ On-chain là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần nắm được On chain là gì. Đây là một dữ liệu thuộc mạng lưới blockchain, gồm thông tin của toàn bộ các giao dịch đã xảy ra ở một mạng blockchain cụ thể. Dựa vào dữ liệu on-chain, nhà đầu tư sẽ biết được thông tin thị trường một cách chính xác và minh bạch nhất. Bên cạnh đó là toàn bộ các giao dịch của tất cả mọi người trên thị trường.
Dữ liệu On-chain cung cấp những gì? Vì blockchain là nơi ghi lại các giao dịch đã xảy ra, do đó, thông qua phân tích On-chain, bạn có thể nắm được:
- Dữ liệu về các Block (thời gian, phí gas, miner,…).
- Khối lượng giao dịch của các ví, các sàn giao dịch.
- Lượng nắm giữ của các ví cá mập, ví đơn lẻ.
- Dữ liệu về lượng tiền, số lượng token được đẩy hoặc rút ra các sàn.
- Thông tin về dòng tiền chi tiết.
- Thông tin về hành vi của các thợ đào.
- Các dữ liệu về TVL, về các Smart Contracts.
- …
Hầu hết các hành động của nhà giao dịch trên blockchain được các node xác minh và cập nhật trên mạng blockchain tổng. Phân tích dữ liệu On-chain vẫn là một điều gì đó khá mới mẻ và nó không giống với phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, thông qua phân tích Onchain, bạn có thể quan sát được hiện tại và cả tương lai của mạng lưới blockchain cụ thể. Qua đó, có thể đưa ra những quyết định giao dịch đúng đắn mà không cần đến phân tích kỹ thuật.
Thông qua minh họa trên, các bạn có thể đã biết về ngày đen tối của Bitcoin (29/5) khi nó đã giảm từ 37.000 đô la xuống 29.000 đô la. Tuy nhiên, khi nhìn vào dữ liệu On-chain, 253.729 BTC đã được gửi lên các sàn giao dịch tập trung (Exchange Inflow – dòng tiền mà các nhà đầu tư chuyển từ ví của mình sang các ví Spot sàn giao dịch). Có nghĩa là nhiều nhà giao dịch muốn bán token/ coin của mình đang nắm giữ, vì vậy họ cần phải gửi lên sàn và bán chúng. Do đó, giá Bitcoin giảm mạnh.
Dữ liệu On-chain được đánh giá là dữ liệu minh bạch và có sự trung thực. Vì biểu đồ có thể tự vẽ, thông tin có thể dùng tiền để mua nhưng dữ liệu Onchain thì không thể làm giả.
Điểm mạnh và điểm yếu của việc phân tích On-chain là gì?
Điểm mạnh của dữ liệu On Chain là gì?
Vậy điểm mạnh của phân tích On-chain là gì? Nó mang lại giá trị gì cho nhà đầu tư? Cùng tìm hiểu tiếp bạn nhé.
- Đầu tiên, dữ liệu On-chain mang lại cho chúng ta rất chính xác, bạn có thể đánh giá một cách tổng quan nhất về tình hình thị trường. Vì mạng lưới blockchain được xây dựng với tiêu chí minh bạch, không thể xâm nhập và chỉnh sửa, nên dữ liệu này được đánh giá là đáng tin tưởng nhất.
- Thứ hai, dữ liệu On-chain hỗ trợ quan sát các hành động của nhà giao dịch trên thị trường. Điều này rất quan trọng vì bạn có thể theo sát hành động của các cá mập (Whale) – Những người nắm giữ rất nhiều tài sản và tin tức, có thể thao túng thị trường bất cứ khi nào.
- Thứ ba, dữ liệu On-chain giúp việc dự đoán tương lai trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và điều này sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt nhất. Vì các hoạt động trên blockchain luôn nhanh nhất, tin tức luôn đi trước các phương tiện truyền thông. Do đó, nếu thường xuyên phân tích On-chain, đồng nghĩa với việc bạn đang đi trước so với những người khác.
Điểm yếu của dữ liệu On Chain là gì?
Bên cạnh những điểm mạnh của việc phân tích dữ liệu Onchain, hành động này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:
- Để phân tích On-chain một cách chính xác, yêu cầu nhà giao dịch có đủ kiến thức và kĩ năng. Bởi đây là một khía cạnh phân tích chuyên sâu, phải có góc nhìn đa chiều, khả năng đánh giá và dự đoán mới có thể tận dụng dữ liệu On-chain một cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định.
- Tiếp theo, bạn bắt buộc phải kiểm tra dữ liệu với nhiều nguồn khác nhau. Vì mạng internet hiện nay có rất nhiều nơi hỗ trợ dữ liệu Onchain, nếu bạn lựa chọn một nguồn không uy tín, nó sẽ ảnh hưởng đến việc giao dịch của bạn.
- Cuối cùng, nếu bạn lấy dữ liệu từ trang web của dự án, hãy cẩn thận, vì có nhiều dự án đưa thông tin không chính xác lắm (một lý do thường gặp đó là vì mục đích Marketing). Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ con số đó trên trình Explorer thuộc Blockchain nền tảng của DApp.
Những chỉ số phân tích dữ liệu On-chain thông dụng
Dữ liệu On-chain rất đa dạng do có những blockchain ghi lại thông tin rất nhiều, và không có một tiêu chuẩn cụ thể nào về việc phân tích dữ liệu Onchain. Thế nhưng, sau đây là một vài thông tin, các chỉ số được nhận xét là quan trọng và đơn giản để tìm kiếm nhất.
- Total Value Locked (TVL): Giải thích dễ hiểu nhất thì đây là số tài sản đang được staking ở một giao thức DeFi. Căn cứ vào lượng TVL tại mạng lưới, TVL càng cao thể hiện dự án này đang phát triển, được yêu thích bởi các nhà đầu tư và nó sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
- Dữ liệu ví team Dev, Investor, Miner: Đa số các dữ liệu này sẽ được tiết lộ. Căn cứ vào nguồn thông này, bạn có thể biết về đội ngũ phát triển, nhà đầu tư có đang hold hay xả token không. Từ đó, có thể đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư. Hay ví dụ Bitcoin, cần quan sát đến ví của các miner (thợ đảo), vì hành động giao dịch của họ cũng có tác động đến thị trường.
- Lượng token đẩy lên sàn: Thông qua dữ liệu phân tích On-chain, nếu một token được đẩy lên sàn giao dịch tập trung điển hình như Binance, Coinbase,.. một cách liên tục, rất có thể tương lai sẽ có một đợt điều chỉnh hay thậm chí là bán tháo. Tuy nhiên, nếu thấy token bị rút ra khỏi sàn, lại là một dấu hiệu tốt.
- Lượng stablecoin được đẩy lên sàn: Ngược lại với token, nếu stablecoin được đẩy lên sàn, cho thấy nhà đầu tư đang có niềm tin rằng thị trường sẽ tích cực. Nhiều người sẵn sàng bắt đáy hoặc mua vào. Còn nếu stable bị rút ra khỏi sàn, thể hiện tâm lý nhà giao dịch đang tiêu cực.
- Số lượng ví hoạt động: Nếu địa chỉ ví trên các sàn ngày càng tăng lên, thể hiện số lượng nhà giao dịch tham gia vào thị trường đang ngày một nhiều hơn. Qua đó, cho thấy lĩnh vực tiền điện tử đang được yêu thích và giá trị của các đồng coin sẽ tăng lên. (Lưu ý rằng chỉ tính các ví còn hoạt động, tức là số dư tài khoản trên 0). Còn nếu số lượng ví hoạt động giảm dần, cho thấy nhiều người đang từ bỏ thị trường, có thể xảy ra khả năng giá biên động theo hướng tiêu cực.
- Số lượng coin đang được nắm giữ: Thông qua phân tích On-chain, có thể biết được khoảng thời gian mà một địa chỉ chưa chuyển tiền mã hóa và số lượng nhà giao dịch đang nắm giữ tiền điện tử. Khi lượng coin đang được hold tăng lên, tức là nguồn cung của loại tiền này trên thị trường đang giảm, nó sẽ đẩy giá trị tăng nếu nhu cầu giữ nguyên.
- Mức phân bổ token: Nội dung này sẽ giúp bạn nắm được hầu hết các coin/token đang được hold bởi ai. Cá mập hay một nhà đầu tư đơn lẻ. Giả sử một tài sản có một số địa chỉ đang nắm giữ phần trăm lớn tổng số token, thể hiện nó dễ bị thao túng về giá trị. Do đó, việc phân bổ mức nắm giữ token của các holder lớn rất quan trọng.
- Quan sát ví của các cá mập: Thông qua dữ liệu Onchain, bạn có thể biết được những ví cá mập nắm giữ một lượng tài sản lớn. Hãy quan sát hành động của họ, liệu họ có đang bán tháo hay đang tích trữ đồng coin nào. Từ đó có thể đưa ra quyết định giao dịch chính xác cho riêng mình.
- Tỷ lệ Long/Short trên các sàn: Với các bạn tham gia Futures thì việc sử dụng dữ liệu này thật sự cần thiết. Đây sẽ là tiền đề để bạn biết được các nhà giao dịch đang nghiêng về Long hay Short. Tuy rằng đây không phải là một thông tin chi tiết để phân tích hay dự đoán, nhưng cũng hỗ trợ phần nào nhận biết xu hướng và tâm lý thị trường trong thời gian ngắn. Và nó cũng giúp bạn đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn.
Trên đây chỉ là một số chỉ số trong số rất nhiều chỉ số/dữ liệu phân tích On-chain khác. Căn cứ vào nhu cầu của bạn mà hãy chọn các chỉ số thích hợp. Và bên trên là các chỉ số đơn giản và rất được ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn là một nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường, nó sẽ thích hợp đối với bạn. Sau khi đã sử dụng thông thạo các công cụ bên trên, bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chỉ số phân tích dữ liệu On-chain chuyên môn khác.
Những trang web hỗ trợ phân tích dữ liệu On-chain
Chúng ta đã tìm hiểu xong On-chain là gì và những lợi ích, hạn chế của việc phân tích On-chain ở nội dung bên trên. Vậy, có thể xem dữ liệu On-chain ở đâu? Hiện nay, có rất nhiều trang web hỗ trợ phân tích Onchain và bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Một số trang web không tính phí nhưng cũng có một số trang tính phí nếu bạn muốn sử dụng. Phụ thuộc vào nhu cầu của bạn để có thể lựa chọn nơi để phân tích dữ liệu On-chain.
Sau đây là các trang web bạn có thể truy cập và theo dõi dữ liệu On-chain. Và đây cũng là những website uy tín được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất.
Coinmarketcap.com
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với Coinmarketcap.com rồi đúng không nào. Hoặc có thể bạn không biết rằng hệ thống có hỗ trợ tra cứu dữ liệu On-chain rất chính xác. Quan trọng hơn hết là nó không tính phí.
Thông qua phân tích dữ liệu On-chain trên Coinmarketcap, bạn có thể nắm được:
- Cụ thể các ví địa chỉ đang nắm giữ.
- Số lượng coin các cá mập và holder đang nắm giữ.
- Mức phân bổ token.
Defillama.com
Nếu bạn đang cân nhắc về các dự án DeFi, Defillama.com sẽ là một lựa chọn thích hợp để bạn phân tích dữ liệu Onchain. Có thể đánh giá đây là một trang tổng quan, rõ ràng về các hoạt động DeFi, dữ liệu chính xác và rất minh bạch. Nó cho bạn thông tin về các dự án DeFi trên mọi mạng lưới blockchain.
Nhiều nhà đầu tư truy cập Defillama để tìm kiếm giá trị TVL, TVL điều chỉnh theo thời gian và xếp hạng TVL của mọi dự án DeFi trên thị trường.
Cryptoquant.com
Cryptoquant là một website nổi tiếng từ lâu và vô cùng chất lượng trong việc phân tích On-chain. Bạn có thể truy cập website này và tra cứu được rất nhiều dữ liệu On-chain cơ bản. Cryptoquant thực chất là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dữ liệu phân tích On-chain, thành lập vào ngày 27/9/2018, trụ sở tại Hàn Quốc. Hiện tại, trang web này rất được thông dụng với các nhà giao dịch trên toàn thế giới.
Với trang web này, bạn có thể tra cứu và nắm được các thông tin sau:
- Lượng token được đẩy lên sàn.
- Dữ liệu dòng tiền giao dịch một đồng coin.
- Ví của các thợ đào phần lớn đang được hold hay bán ra.
- Dự trữ stablecoin trên các sàn.
- …
Glassnode.com
Glassnode là một doanh nghiệp phân tích blockchain, mang đến thông tin, dữ liệu cho các tổ chức đầu tư tiền mã hóa. Nếu so với Cryproquant thì trang web này cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hơn. Thế nhưng có một hạn chế là một vài chỉ số có độ trễ khi bạn dùng bản miễn phí. Đồng thời, nếu muốn tra cứu các chỉ số nâng cao và dữ liệu thời gian thực thì cần trả phí.
Thông qua website này, nó cho phép bạn truy cập 200 chỉ số và 15 loại dữ liệu khác nhau. Bên cách đó, TradingView cũng đã có trên Glassnode, bạn có thể truy cập mọi công cụ phân tích có sẵn trên TradingView.
Theblock.co
Tiếp theo, bạn có thể truy cập Theblock.co để xem các dữ liệu Onchain vô cùng đơn giản, đặc biệt là không tính phí. Trang web này hầu hết cho phép người dùng tra cứu tất cả chỉ số mà chúng ta đã đề cập ở trên. Những dữ liệu về khối lượng giao dịch Spot, Future hay stablecoin trên bất kỳ một blockchain nào.
Thực chất, Theblock.co không phải chuyên về phân tích, họ mua thông tin từ Coinmetrics hoặc Glasnode. Tuy nhiên, họ cũng mang đến cho người dùng một nguồn dữ liệu On-chain rất hiệu quả, và hầu như không thiếu thứ gì.
Messari.io
Nếu bạn là một nhà giao dịch lâu năm, có kinh nghiệm và kỹ năng, bạn cần nhiều thông tin về thị trường hơn. Messari.io sẽ mang đến những tính năng, cơ sở phân tích chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Bên cạnh đó, đưa bạn một cái nhìn sâu sắc về thị trường.
Dựa vào biểu đồ Messari, bạn có thể tìm được nguồn tin chuẩn xác và cụ thể nhất về từng loại tài sản, gồm thông tin trên chuỗi đa dạng như vốn hóa thị trường đã hoàn thành, số lượng địa chỉ hoạt động, phí khai thác và rất nhiều thứ nữa.
Sharkscan.io
Như chúng ta đã đề cập bên trên, một vài chỉ số rất hữu ích khi phân tích dữ liệu On-chain là gì? Đó chính là theo dõi ví cá mập. Và Sharkscan.io chính là trang web làm điều này tốt nhất. Đây chính là một ứng dụng hỗ trợ người dùng quan sát các mục đầu tư của các cá mập, những địa chỉ với số tài sản từ 50000 đô trở lên.
Coinglass.com
Và Coinglass là một cái tên không thể thiếu trong chuyên mục xem dữ liệu On-chain ở đâu ngày hôm nay. Nó được xem là một người bạn đồng hành rất cần thiết của các nhà giao dịch Long/Short. Ở đây bạn có thể tra cứu các mức chênh lệch Long/Short trên các sàn, Liquidation, Funding Rates, những khoản đầu tư rất cụ thể từ Grayscale,… Nhìn chung, có rất nhiều dữ liệu để bạn phân tích và bắt kịp thị trường.
Trình Explorer của blockchain
Bên cạnh các công cụ, trang web hỗ trợ phân tích dữ liệu On chain bên trên, bạn cũng có thể vào từng trang web theo dõi blockchain để quan sát. Vì các token được tạo bởi blockchain có tính chất minh bạch, do đó hoàn toàn có thể tìm kiếm các thông tin về giao dịch, ví,…rất đơn giản. Một vài website theo dõi các blockchain hàng đầu hiện nay:
- Ethereum (ETH) Blockchain: https://etherscan.io
- Binance Smart chain: https://bscscan.com
- Solana (SOL) Blockchain: https://explorer.solana.com
- Near (NEAR) Blockchain: https://explorer.near.org
Tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu On-chain là gì?
Chúng ta đã biết On chain là gì và có thể đánh giá được việc sử dụng dữ liệu này rất quan trọng vì nó hỗ trợ rất nhiều trong quá trình đầu tư. Dữ liệu On-chain cho ta cái nhìn rõ nét nhất về tình hình hiện tại của mạng lưới blockchain. Sau đây Binancevi.com sẽ liệt kê một số điều quan trọng từ việc khai thác dữ liệu On chain.
Dữ liệu On-chain chính xác và có sự minh bạch
Dữ liệu On chain về blockchain và tiền điện tử là minh bạch. Do đó, thông qua dữ liệu này, các nhà phân tích/nhà giao dịch có thể đưa ra đánh giá về xu hướng thị trường và blockchain chi tiết và khách quan nhất. Ngoài ra, các nhà đầu tư căn cứ vào phân tích On chain sẽ vào và thoát lệnh một cách hợp lý hơn thay vì chỉ theo dõi biểu đồ giá và tin tức thị trường.
Dữ liệu On-chain theo thời gian thực
Mọi hoạt động của người dùng trên blockchain được lưu trữ và cập nhật theo thời gian thực (realtime). Đặc biệt, thông tin về các trạng thái của cá voi hay cá mập (những người nắm giữ số lượng lớn tài sản tiền mã hóa).
Ví dụ: tài khoản Twitter có tên Whale Alert là một trong những tài khoản đã thông báo và cập nhật hoạt động của các địa chỉ ví có giá trị cao theo thời gian thực. Hoạt động được cập nhật có thể là mua và bán , chuyển khối lượng lớn BTC, ETH, SOL,… từ ví này sang ví khác.
Cung cấp sự đánh giá về biến động thị trường
Thời điểm ngày 12 tháng 3 năm 2020, Bitcoin đột ngột giảm mạnh đến 52%, được đánh giá là một sự kiện gây ra biến động lớn đối với thị trường. Lúc này, ngay cả những chuyên gia phân tích cũng không thể dự đoán được điều này sẽ xảy ra. Thế nhưng, căn cứ vào dữ liệu On-chain, bạn có thể biết BTC sẽ có sự biến động trong tương lai gần.
Trước đó, vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, dữ liệu On-chain cũng đã phản ánh khả năng giá Bitcoin sẽ giảm mạnh trong sắp tới. Bởi đã có một lượng lớn BTC đẩy lên sàn tăng đột ngột. Ở góc độ của một nhà phân tích dữ liệu Onchain, điều này không mấy lạc quan. Và cách đó 3 ngày sau, kết quả là gì thì chúng ta cũng đã biết.
Phân tích xu hướng của các nhà đầu tư
Căn cứ vào dữ liệu On-chain, bạn có thể nhận định được hành động của các nhà đầu tư. Từ đó có hướng đi tốt trong quá trình giao dịch, xây dựng kế hoạch trading hiệu quả hơn.
Giả sử, thông qua tính số lượng địa chỉ ví đang hoạt động và số lượng mua và bán một loại tiền mã hóa, nhà đầu tư crypto có thể dự đoán được sức hút của tiền điện tử trong tương lai liệu có giảm hay không. Khi số lượng ví và giao dịch tăng nhanh, điều này thường đồng nghĩa với việc giá của tiền mã hóa sẽ tăng.
Những chỉ số On-chain cũng cho chúng ta tin tức cụ thể và các hành động của nhà đầu tư. Ví dụ: Các nhà phân tích Onchain có thể biết được khoảng thời gian mà một địa chỉ chưa chuyển tiền mã hóa và số lượng nhà đầu tư nắm giữ tiền mã hóa.
Khi số lượng nhà đầu tư nắm giữ tiền điện tử tăng, điều này tức là nguồn cung lưu thông tiền điện tử thấp. Trường hợp này trong phân tích On-chain có nghĩa là giá của tiền điện tử này sẽ tăng nếu nhu cầu giữ nguyên. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đối với đồng tiền mã hóa này trong tương lai.
Một vài lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain
Có thể nhận định rằng, việc phân tích dữ liệu Onchain rất quan trọng nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà dữ liệu On-chain mang lại, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Yêu cầu trader cần có nền tảng kiến thức và đủ kinh nghiệm: Dữ liệu On-chain là một công cụ tương đối nâng cao nên yêu cầu người dùng phải có kiến thức liên quan và góc nhìn để đưa ra những đánh giá, dự đoán chính xác dựa trên những thông tin có được.
- So sánh thông tin nhiều bên: Hiện nay trên Internet có đa dạng các công cụ cung cấp dữ liệu On-chain, và có thể có những công cụ không chính xác. Vì vậy, bạn cần so sánh, kiểm tra tin tức từ nhiều nguồn để có cái nhìn chính xác nhất.
- Hãy cẩn thận với số liệu trên trang web của dự án: Đôi khi con số do các dự án cung cấp không hoàn toàn chính xác (vì nhiều nguyên nhân ví dụ như Marketing) nên bạn cũng nên đối chiếu lại con số đó trên trình Explorer của blockchain (hay được gọi là Blockchain Explorer) của DApp tương ứng.
- Thường xuyên theo dõi: Vì xu hướng trên thị trường không cố định nên dữ liệu cũng cần được cập nhật thường xuyên để có thể thực hiện hoặc ứng biến các trường hợp một cách nhanh nhất.
Các ví dụ minh hoạ về phân tích dữ liệu On-chain
Chúng ta đã hoàn tất tìm hiểu về tổng quan dữ liệu On-chain là gì. Để đầy đủ và anh em có thể hiểu tường tận về nguồn dữ liệu tiềm năng này, chúng ta sẽ cùng đi qua một số minh họa điển hình nhé.
Phân tích dữ liệu On-chain Sushi
Minh họa đầu tiên liên quan đến AMM ShuShiSwap và token SUSHI (thời điểm 26/5). Một vài kết quả được ghi lại sau khi phân tích dữ liệu On-chain:
- Sản phẩm: AMM của Sushi đang phát triển tốt, doanh thu vượt trội gấp 5 lần trong giai đoạn thị trường đang biến động mạnh mẽ.
- Sản phẩm của Sushi do Multi-chain phát triển sang các nền tảng khác điển hình là Polygon và Fantom.
- Số lượng bán token SUSHI vẫn tăng cao cùng việc token được chuyển lên sàn giao dịch tập trung Coinbase tăng nhanh.
Căn cứ vào các kết quả thu được, nhà giao dịch có thể đưa ra các quyết định như sau:
- Lúc thị trường biến động mạnh nhưng doanh thu của hệ thống vẫn tăng cao cho thấy các Liquidity Provider sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Đây cũng là thời điểm các nhà giao dịch cung cấp thanh khoản và nhận một phần lợi nhuận đang tăng mạnh mẽ này.
- Với lực bán tăng nhanh, có thể nghĩ đến việc cơ cấu lại vốn cho token này và không nên bắt đáy token giai đoạn này.
Phân tích dữ liệu On-chain ALICE
Minh họa thứ hai để các bạn nắm rõ hơn về dữ liệu On-chain đó là token ALICE để dự đoán dòng tiền như thế nào trong tương lai. (Thời điểm 10/5).
Thông qua dữ liệu này, chúng ta có thể đưa ra các đánh giá sau:
- Dự án bán đất NFT đã giúp ALICE và Chromia hấp dẫn thêm các nhà đầu tư, minh chứng ở số lượng TVL ở các Pool Staking ALICE tăng rất nhanh, tạo Demand Side lớn ở giai đoạn thị trường ổn định.
- Tuy nhiên, dữ liệu On-chain thể hiện đa phần khối lượng giao dịch của ALICE nằm trên sàn Binance. Điều này tạo ra áp lực bán lớn dành cho ALICE trong lúc thị trường biến động mạnh mẽ.
- Những nhà đầu tư nắm giữ hàng đầu tăng thêm 34% tổng số lượng token ALICE của họ so với tháng trước.
Thông qua các số liệu trên, bạn có thể đưa ra sự dự đoán về các dòng tiền, cụ thể:
- Dự án bán đất đã hỗ trợ hấp dẫn nhà đầu tư về nhu cầu đối token ALICE. Thế nhưng, điều này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn vì đa số khối lượng giao dịch vẫn nằm ở Binance. Và có thể áp lực bán có sự điều chỉnh sau khi dự án kết thúc hoặc thị trường có sự biến đổi mạnh mẽ.
- Các holer hàng đầu liên tục tích lũy nhưng tổng số token tích lũy mới lại tương đối ít so với Circulating supply khoảng 17.4 triệu token của ALICE.
- Điều kiện thị trường lúc này không mấy tốt đẹp nên bạn có thể đợi điểm vào lệnh hiệu quả hơn để mua vào khi trong tháng 6 có thể diễn ra trend NFT khi CZ phát hành NFT Market Place.
Phân tích dữ liệu On-chain KP3R
Minh họa cuối cùng là dữ liệu On-chain với KP3R (Thời điểm 18/04). Dựa vào dữ liệu này, bạn có thể đưa ra quyết định tái cơ cấu lại vốn với KP3R.
- Chương trình lúc đó không nhận được sự quan tâm từ nhiều Developer mới tham gia vào nền tảng.
- Token Use Case và Model hiện tại không dễ làm cho giá cả bùng nổ mà chỉ giữ giá ở mức ổn định.
- Token KP3R đang được phân bổ rất nhiều trên các sàn giao dịch, điều này không mấy tích cực vì nó sẽ ảnh hưởng đến giá nếu thị trường biến động mạnh mẽ.
Qua đó, bạn có thể đưa ra các quyết định về việc tái cơ cấu một phần vốn đầu tư dành cho KP3R. Kết quả là mặc dù thị trường tương đối tốt nhưng giá token lại không mấy tích cực.
Thông qua bài viết về dữ liệu On-chain là gì, những lợi ích và hạn chế của việc phân tích On-chain, chúng ta đã có cái nhìn khách quan về công cụ này. Có thể nhận thấy rằng, việc sử dụng dữ liệu On-chain mang đến cho chúng ta nhiều tiện ích, giúp chúng ta đưa ra các quyết định chính xác hơn trong quá trình đầu tư. Hãy theo dõi Binancevi.com để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.