1. Kiến thức
  2. Th10 16, 2023

Layer 0 là gì? Toàn bộ thông tin về Layer 0 trong Blockchain


Layer 0 là gì? Trong thị trường tiền điện tử ngày nay, Layer 0 được xem là một khía cạnh không thể thiếu trong cơ cấu blockchain. Chính vì vậy mà khái niệm này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các chuyên gia tài chính. Nhưng thực sự thì Layer 0 là gì và tại sao nó lại trở thành một trong những yếu tố cần phải tìm hiểu khi tham gia thị trường tiền điện tử. Nếu muốn giải đáp điều này thì đừng bỏ qua nội dung sau đây của Binancevi.com nhé.

Tổng quan về Layer 0

Layer 0 trong Blockchain là gì?

Layer 0 trong Blockchain là gì?

Cấu trúc blockchain và khái niệm về các Layer: 0,1,2

Cấu trúc đa tầng của blockchain tương đối đơn giản, người dùng chỉ cần nắm rõ những thông tin sau:

  • Layer 0: Layer 0 được hiểu là cơ sở hạ tầng cơ bản hay được xem là nền tảng chung để phát triển và xây dựng nhiều blockchain Layer 1.
  • Layer 1: Tại Layer 1, những nhà phát triển dựa vào các blockchain cơ sở để để phát triển và triển khai các ứng dụng. Điển hình như là Dapp – những ứng dụng phi tập trung.
  • Layer 2: Layer 2 là nơi để phát triển các giải pháp mở rộng bên ngoài blockchain layer 1. Nhờ vào các hoạt động xử lý giao dịch tại Layer 2 mà Layer 1 giảm tải được một lượng lớn khối lượng giao dịch cần phải xử lý, đẩy cao hiệu suất hơn.

Tìm hiểu cấu trúc blockchain

Để dễ hiểu hơn về cấu trúc của blockchain, các Traders hãy tưởng tượng rằng blockchain là một ngôi nhà đang được xây dựng. Trong quá trình này, việc đầu tiên cần phải hoàn thành đó là đặt nền móng cho ngôi nhà. Quá trình thi công tiếp theo là xây dựng dần dần từ các tầng lên từ dưới đi lên. Sau khi đã đạt được hiệu quả gần 70%, cần phải hoàn thiện phần thô và sắm sửa nội thất cho ngôi nhà để trở nên hoạt hảo và đưa vào hoạt động.

Từ cấu trúc của một ngôi nhà đang xây, người dùng có thể suy ra cấu trúc của blockchain, bởi vì nó tương tự nhau. Cụ thể, blockchain được xây dựng với nhiều lớp Layer đại diện cho nhiều chức năng khác nhau. Thông tin chi tiết về 6 Layer trong cấu trúc blockchain như sau:

  • Layer dữ liệu (Data Layer)
  • Layer mạng lưới (Network Layer)
  • Layer đồng thuận (Consensus Layer)
  • Layer kích hoạt (Incentive layer)
  • Layer hợp đồng (Contract Layer)
  • Layer ứng dụng (DApp Layer).
Có tổng cộng 6 layer trong cấu trúc blockchain

Có tổng cộng 6 layer trong cấu trúc blockchain

Tất cả sáu Layer vừa nhắc đến ở nội dung trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nó phối hợp với nhau dựa trên một hệ thống cố định nên không thể tách rời hoặc loại bỏ. Điều này giúp cho hệ thống blockchain đảm bảo được sự ổn định và hiệu quả trong quá trình vận hành blockchain. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ hội tụ đầy đủ 6 Layer này. Tùy thuộc vào định hướng phát triển riêng của mỗi dự án mà hệ thống blockchain có thể sử dụng toàn bộ 6 layer hoặc ít hơn.

Bitcoin hay Ethereum được xem là blockchain layer 1 hay được biết đến là loại hình blockchain độc lập nguyên khối. Sở dĩ nó sở hữu tên gọi này là vì nó đã có nền tảng trước đó và có sự phát triển tương đối hoàn chỉnh, không cần sự hỗ trợ của bất kỳ bên thứ 3 nào khác. Điều này có thể là một lợi thế lớn nhưng cũng mang lại những yếu điểm không thể tránh. Ưu điểm có thể nhận thấy rõ rệt nhất đó là nó được tối ưu ngay khoảng thời gian đầu.

Chính vì vậy mà nó sẽ tiếp cận với mục tiêu dự án một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là phải tự mình hoàn thành tất cả các công việc, giảm hiệu suất mở rộng của dự án. Đồng thời, nó cũng sẽ bị giới hạn mức độ tương tác đối với những blockchain khác, ngăn cản phần nào sự phát triển của dự án.

Từ những điều trên mà Layer 0 (Layer truyền dữ liệu) đã ra đời nhằm mục đích khắc phục tất cả những vấn đề của layer 1. Những giải pháp nâng cao quy mô Layer sẽ không ảnh hưởng cấu trúc blockchain mà sẽ giữ nguyên tất cả các quy tắc ban đầu, chỉ gia tăng hiệu suất hơn so với trước đây. Giải pháp Layer 0 được xem là giải pháp sở hữu tính linh hoạt cao nhất khi nó không tác động đến cấu trúc của blockchain cũng như có độ phù hợp cao đối với các phương pháp mở rộng Layer 1 & 2.

Thông tin tổng quát về Layer 0 và cách thức vận hành của nó

Thông tin chi tiết về Layer 0

Thông tin chi tiết về Layer 0

Khái niệm của Layer 0 là gì? Layer 0, còn được gọi là “Layer cơ sở,” là lớp cơ sở hạ tầng quan trọng, nắm giữ vai trò hỗ trợ quá trình xây dựng Blockchain Layer 1. Những Blockchain Layer 1 có thể có nhiều mục tiêu phát triển khác nhau, ví dụ như: DeFi, AMM, NFT, Social, Trading,…. Trong khoảng thời gian trước khi Layer 0 xuất hiện, đã có một bài toán được đưa ra. Nội dung của bài toán như sau:

“Mỗi Blockchain Layer 1 là cơ sở hạ tầng đại diện cho nhiều khía cạnh khác nhau và sẽ không được tối ưu cho bất kỳ khía cạnh cụ thể nào.”

Đối với khái niệm Layer Zero là gì, người dùng chỉ cần hiểu đơn thuần nó là một tầng cơ sở hạ tầng làm nền móng cho sự phát triển của Layer 1. Sự phát triển của Layer 1 sẽ phụ thuộc vào mục tiêu riêng của nó, giúp Layer 1 phát triển trong lĩnh vực này một cách chuyên sâu nhất. 

Trong quá trình làm việc, nếu như người dùng muốn giải quyết vấn đề liên quan đến khả năng tương tác và sự kết nối. Người dùng cần một cây cầu xuyên chuỗi để có thể nâng cao tỷ lệ tương tác trong dự án. Thường thì mô hình này được sử dụng phổ biến hơn tại Layer 2 – Layer 3, với các công nghệ nổi tiếng như: Validium, AnyTrust, Volidium, Rollup,… Nhờ vào khả năng tùy chỉnh thông số mà người dùng có thể nâng cao khả năng tiếp cận giữa dự án với mục tiêu phát triển của một Blockchain bất kỳ.

Thường thì các Layer 0 có những khía cạnh đặc biệt như:

  • Software Development Kit (SDK): Thông qua Layer 0, các nhà phát triển có thể phát triển nền tảng Blockchain một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Cây cầu xuyên chuỗi (Cross-Chain Bridge: Đây được xem là cầu nối liên kết tất cả các blockchain với nhau. Nó hỗ trợ hoàn toàn trong việc truyền phát thông tin và các yếu tố khác như: tài sản liền mạch, khả năng bảo mật, tính phi tập trung. Minh họa chính xác nhất chính là IBC của Cosmos, XCMP thuộc Polkadot và Avalanche (vẫn chưa đưa ra văn bản công bố chính thức).

So sánh ưu điểm và nhược điểm của Layer Zero

Lợi ích và hạn chế của Layer Zero trong Blockchain là gì?

Lợi ích và hạn chế của Layer Zero trong Blockchain là gì?

Ưu điểm của Layer 0 là gì?

Layer 0 nổi tiếng là một trong những giải pháp mở rộng phổ biến cho Ethereum. Sở dĩ Layer 0 được tin tưởng và sử dụng nhiều như vậy là vì nó sở hữu nhiều lợi ích quan trọng, hỗ trợ người chơi trong quá trình đầu tư. Những ưu điểm của Layer 0 gồm có:

  • Mức độ mở rộng cao hơn: Các dự án Layer 0 đem lại khả năng mở rộng tốt hơn cho hệ thống, giúp các giao dịch thực hiện hiệu quả hơn trước khi có tốc độ xử lý nhanh chóng và chi phí giao dịch vừa phải, thấp hơn khá nhiều so với những nền tảng Layer 2 hiện tại.
  • Tối ưu hóa cho từng mục tiêu: Mỗi blockchain Layer 1 có mục tiêu nhất định cũng như có một tầm nhìn phát triển riêng. Vì vậy, khi tối ưu hóa hoạt động của chúng cùng đồng nghĩa với việc hệ thống đang mang đến trải nghiệm tuyệt vời hơn dành cho người dùng. 
  • Những Blockchain Layer 1 hiện nay đều sẽ có các chain gốc bảo hộ, giúp các blockchain này có thể tập trung hoàn toàn vào quá trình phát triển và lan tỏa sản phẩm của mình. Để ví dụ minh họa cho khái niệm này, bài viết đưa ra một vài cái tên sau: Polkadot có Relaychain, Cosmos có Interchain Security,…
  • Bộ Software Development Kit (SDK) có thể dễ dàng điều chỉnh, tùy thuộc vào nhu cầu của các nhà phát triển. Chính vì vậy mà họ có thể dễ dàng thiết lập các kênh blockchain dành riêng cho mình.
  • Giao thức xuyên chuỗi (Cross-Chain) trong Layer 0 có mức độ bảo mật mạnh mẽ, vượt trội hơn hẳn những giao thức xuyên chuỗi khác đang có mặt trên thị trường.

Nhược điểm của Layer 0 là gì?

Bên cạnh những ưu điểm đã được nêu trên, Layer 0 cũng mang trong mình những tồn tại mà bạn cần phải biết. Dưới đây là một vài yếu điểm của Layer:

  • Bị giới hạn về khả năng tương tác: Mặc dù sự xuất hiện của những cây cầu xuyên chuỗi đã giải quyết được phần nào vấn đề này. Tuy nhiên, sự tương tác qua cross chain vẫn chưa thật sự tối ưu khi nó không đem lại cho người dùng trải nghiệm mượt mà và liền mạch như khi thực hiện trực tiếp trên nền tảng Layer 1.
  • Vấn đề phân mảnh thanh khoản: Mức độ phân khoản thanh khoản cũng trở nên lớn hơn khi mà các tài sản phải di chuyển qua nhiều hệ thống blockchain. Trong một vài trường hợp hy hữu, sẽ có những tài sản không có tính thanh khoản trong các chain đối diện.
  • Nguy cơ rủi ro tương đối lớn khi phụ thuộc vào một cây cầu duy nhất. Toàn bộ mạng lưới tương tác xuyên chuỗi có thể gặp nhiều vấn đề và rủi ro lớn trong quá trình giao dịch. Trường hợp này đã thật sự xảy ra trong quá khứ với XCMP của Polkadot. cụ thể, XCMP đã từng bị hacker xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp một khoản tiền tương đối. Mặc dù số tiền không quá lớn nhưng nó cũng đã cho thấy sự lỏng lẻo trong vấn đề bảo mật của hệ thống. Nếu như không kịp giải quyết, tính an toàn và bền vững của hệ thống sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Bởi vì trong thời điểm hiện tại, các blockchain Layer 1 đang có sự lệ thuộc bảo mật với Layer 0.

Những dự án Layer 0 được cộng đồng Traders yêu thích khi tham gia thị trường Crypto

Cosmos – Dự án nổi bật đầu trong lĩnh vực Layer 0

Cosmos vượt qua tất cả các dự án khác trong xu hướng Internet of Blockchain và trở thành dự án đứng đầu một cách xuất sắc

Cosmos vượt qua tất cả các dự án khác trong xu hướng Internet of Blockchain và trở thành dự án đứng đầu một cách xuất sắc

Cosmos đang dần chứng tỏ cho mọi người thấy mình là dự án đứng đầu trong lĩnh vực Layer 0 nói riêng và Internet of Blockchain nói chung ở thời điểm hiện tại. Dự án này đang đứng đầu với hàng loạt các Blockchain Layer 1 được tạo dựng trên Cosmos SDK. Việc tăng trưởng của chúng vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, ngay khi thị trường tiền điện tử đang trong giai đoạn khó khăn. Được biết, để đạt được một vị thế vững vàng như thế này, Cosmos đã phát triển và xây dựng dựa trên nhiều mảnh ghép khác nhau. Cụ thể:

  • Cosmos SDK: Cosmos SDK là một công cụ mạnh mẽ, giúp các nhà phát triển có thể xây dựng Blockchain Layer 1 trên Cosmos một cách dễ dàng. Cosmos SDK cho phép người dùng tùy chỉnh các tính năng một cách tự do sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân nhất có thể.
  • IBC: IBC là cầu nối xuyên chuỗi, gắn kết các Blockchain Layer 1 trên Cosmos với nhau thông qua giao thức IBC. Nhờ vào IBC mà việc chuyển đổi tài sản và thông tin giữa các Blockchain được diễn ra một cách trôi chảy, liền mạch.
  • Zone: Zone được hiểu là một bộ phận quan trọng thuộc cơ chế điều hành của là một phần Cosmos Network. Nó cho phép việc tạo Blockchain mới cũng như cho phép quản lý các Blockchain độc lập thông qua Cosmos Hub. Mỗi Blockchain của Zone sẽ có sở hữu những ứng dụng riêng với những chính sách khác biệt.
  • Hub: Hub được hiểu là một mảnh ghép quan trọng trong kiến trúc Cosmos Network. Đây là nơi mà các Blockchain có thể kết nối được với nhau nhờ vào Cosmos Hub – một lớp trung gian. Khả năng của Cosmos Hub được đánh giá rất cao khi có khả năng kết nối dApp cùng với các Blockchain khác, tạo điều kiện cho quá trình giao tiếp và trao đổi thông tin trong mạng lưới Cosmos.

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng Cosmos đang ngày càng hoàn thiện qua từng ngày. Chắc chắn rằng trong thời gian tới, Cosmos sẽ tiếp tục giữ vững vị trí đầu trong xu hướng Internet of Blockchain. Tuy nhiên, người dùng cũng phải cẩn thận với những vấn đề còn tồn đọng của Cosmos. Nhất là vấn đề về tokenomics, khi mà giá trị của ATOM không quá thu hút người dùng như AVAX hoặc DOT.

Polkadot – Một trong những nền tảng Blockchain Layer 0 hot nhất hiện tại

Polkadot cũng là một trong những dự án nổi bật cần phải nhắc đến trong xu hướng Internet of Blockchain

Polkadot cũng là một trong những dự án nổi bật cần phải nhắc đến trong xu hướng Internet of Blockchain

Polkadot là một nền tảng Blockchain Layer 0 nổi bật, hội tụ những yếu tố cấu thành nên Polkadot, gồm có: 

  • Relaychain – trái tim của Polkadot
  • Parachain – cánh tay mạnh mẽ
  • Parathread – mạng lưới phụ nối dài, và XCM. 

Chi tiết về các thành phần cấu thành Polkadot như sau:

  • Relaychain: Yếu tố này được coi là tâm điểm, đại diện cho trái tim của Polkadot. Đây là tập hợp của tất cả các Validator, chú trọng vào việc đảm bảo tính trọn vẹn cho tất cả các Parachain.
  • Parachain: Đây là những Blockchain cơ bản được xây dựng với khả năng tùy chỉnh cao, kết nối trực tiếp với Relaychain và có khả năng bảo mật tối đa.
  • Parathread: Một loạt các Parathread hợp nhất thành Parapool để hình thành một Parachain trên Polkadot. Chúng thừa kế khả năng bảo mật của Relaychain như một Parachain thông thường.
  • XCM: Yếu tố XCM được hiểu là cầu nối xuyên chuyển, giúp liên kết tất cả các khía cạnh đang tồn tại trong hệ sinh thái Polkadot. Gồm có hơn 100 Parachain và nhiều Parapool khác nhau. Sợi dây liên kết này đã xây dựng nên một khối mạnh mẽ, đảm bảo tương tác xuyên suốt và có sự đồng bộ với nhau.\

Có thể nhận thấy rõ một điều rằng, Polkadot không phải là người đứng đầu trong cuộc cách mạng Internet of Blockchain. Tuy nhiên, Polkadot chính là những dự án tiên phong khi nêu lên khái niệm của Web3. Tương lai của Polkadot chắc chắn cũng sẽ rất hứa hẹn khi hệ thống này được tạo ra bởi chính tay Garvin Wood, một trong những người sáng lập của Ethereum cùng với Vitalik Buterin, nhất định sẽ mang Polkadot lên một tầm cao mới trong Internet of Blockchain.

Avalanche – Dự án được đánh giá tương đối cao trong tương lai

Toàn bộ thông tin về Avalanche

Toàn bộ thông tin về Avalanche

Avalanche C Chain (EVM Blockchain) đã đạt được những thành tựu cực kỳ xuất sắc trong khoảng thời gian gần đây. Mực dù khi so sánh với sự tăng trưởng của Avalanche với các mô hình khác trong Internet of Blockchain thì mô hình này có sự thụt lùi hơn hẳn. Tuy nhiên, sau khi xem xét về tiến bộ trong lĩnh vực Internet of Blockchain của Avalanche, mô hình này được đánh giá rất cao trong tương lai khi kết hợp cùng với Subnet.

Hệ thống Avalanche được cấu thành bởi những thành phần cơ bản sau:

  • X Chain: Vị trí X Chain chính là nơi sản sinh ra các loại tài sản trên mạng Avalanche.
  • P Chain: P Chain quản lý toàn bộ Subnet trên hệ thống Avalanche. Đây cũng chính là nơi mô hình Internet of Blockchain của Avalanche được phát triển và khẳng định.
  • C Chain: C Chain chính là nền tảng Smart Contract phù hợp nhất với EVM ở thời điểm hiện tại, nó giúp các dự án từ Ethereum và các EVM Blockchain khác mở rộng sang Avalanche một cách dễ dàng, nhanh chóng. Hiện tại, C Chain đã trở thành một trong những Smart Contract Platform quan trọng.

Dù đã tung ra Subnet, tập trung toàn bộ về Internet of Blockchain và kèm theo các gói khuyến mãi có giá trị hàng trăm triệu đô la. Nhưng đáng tiếc rằng chương trình này của Avalanche không thu được kết quả như kỳ vọng. Bởi vì bối cảnh thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn suy thoái, tương đối khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng dự án mới trên Subnet vẫn còn khá ít, thậm chí DeFi Kingdom từ Harmony chuyển qua cũng chưa thật sự mang một sự đột phá nào trên thị trường giao dịch. Mặc dù được đánh giá khá tốt về sự phát triển trong tương lai, tuy nhiên, Avalanche vẫn cần phải cố gắng và có nhiều chính sách cải thiện trong tương lai.

Sau những nội dung trên, người dùng đã hiểu được phần nào khái niệm Layer 0 là gì cũng như vai trò mà nó đảm nhiệm trên thị trường. Có thể tóm gọn lại rằng Layer 0 blockchain chính là một nền móng mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống. Nếu như biết cách thiết lập Layer 0, nó sẽ tạo ra một hệ thống mạnh mẽ, toàn diện với lớp bảo mật tối ưu.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi