1. Kiến thức
  2. Th9 14, 2023

All Time High – ATH là gì? Các quy tắc khi giao dịch hiệu quả


ATH là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất ở trên thị trường cổ phiếu và thị trường tiền điện tử. All Time High sẽ đề cập đến việc một tài sản nào đó đạt được mức giá cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Như vậy, động lực để ATH xuất hiện là gì? Các trader nên phản ứng ra sao khi ATH xảy ra cũng như các quy tắc khi giao dịch cùng All Time High là gì? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết sau của Binancevi.com nhé.

ATH là gì?

Chi tiết về All Time High (ATH)

Chi tiết về All Time High (ATH)

ATH có tên gọi đầy đủ là All Time High. Thuật ngữ này nhằm chỉ đến mức giá cao nhất mà một loại tài sản bất kỳ có thể đạt được kể từ trước cho đến nay.

Dựa vào định nghĩa All Time High là gì, trader có thể thấy được ATH có những đặc điểm như sau:

  • Toàn bộ các loại tài sản tài chính sẽ đều có All Time High.
  • Trader sẽ chỉ xác định được duy nhất một ATH tại mỗi thời điểm nhất định. Đó sẽ là mức giá cao nhất tính từ quá khứ cho đến thời điểm hiện tại hoặc một thời điểm nào đó đang được xét.
  • Bất kỳ lúc nào mà một tài sản vẫn đang còn được diễn ra giao dịch ở trên thị trường thì một All Time High đều có thể xuất hiện để thay thế cho một All Time High cũ. Khi xuất hiện một ATH mới thì mức giá cao nhất ở trước đó sẽ không được xem là ATH của tài sản nữa.

Và như đã đề cập đến, ATH là một thuật ngữ có thể sử dụng ở trên nhiều thị trường khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn nó sẽ được sử dụng phổ biến ở thị trường cổ phiếu và thị trường tiền điện tử.

Tìm hiểu về ví dụ All Time High của một vài loại tiền điện tử

Các loại tiền điện tử và All Time High của chúng

Các loại tiền điện tử và All Time High của chúng

Quan sát vào hình ảnh trên, trader có thể nhận thấy được rằng vào ngày 10/11/2021 thì cả ETH và BTC đều đạt ATH cùng một ngày. Cho đến thời điểm hiện tại đã cách nhau hơn gần 2 năm. Trong đó, ETH có ATH là 4,878.26$ và BTC có ATH là 69,045$.

Sau ATH, mức sụt giảm của mỗi đồng coin sẽ có sự khác nhau. Trong khi sau 1 năm từ ATH, ETH hay BTC chưa sụt giảm đến 70% (mức sụt giảm 70% trên thị trường coin được xem là bình thường) thì DOGE và ADA lại sụt giảm lên đến gần 90%.

All Time High của đồng BTC

All Time High của đồng BTC

Động lực để ATH mới xuất hiện là gì?

Đầu tiên, trader cần phải quan sát và xem xét về diễn biến sự hình thành All Time High mới của tài sản. Giá của tài sản sau khi trải qua hai giai đoạn như sau sẽ được xem là đã hình thành ATH mới:

  • Đầu tiên, thị trường đang ở trong một xu hướng tăng và giá vẫn tiếp tục tăng mạnh, nó vượt qua cả mức All Time High ở hiện tại.
  • Sau đó, thị trường sẽ bắt đầu có sự điều chỉnh giảm, và đồng thời nó cũng hình thành nên đỉnh của xu hướng tăng này. Mức giá cao nhất sẽ tương ứng với đỉnh của xu hướng gia tăng đó sẽ là ATH mới mà trader cần phải biết đến.

Sau diễn biến tăng giá thì động lực đằng sau đó là gì?

Sau khi tài sản của giá trị tăng giá, nhiều người sau đó sẽ nhảy vào và khiến cho áp lực mua lớn xuất hiện, từ đó đẩy giá đi lên cao hơn và vượt qua cả ATH cũ. Điều này sẽ diễn ra cho đến khi nào thị trường nhận thấy tài sản đang bị định giá ở mức quá cao thì việc tăng giá này mới có xu hướng dừng lại.

Một bộ phận các trader sẽ thu được lợi nhuận nhờ vào đợt tăng giá này sẽ bắt đầu việc ra tài sản để có thể chốt lời.

Sau các đợt bán tháo nhỏ này, thông thường tài sản sẽ gia tăng giá trở lại cho đến khi thị trường tập trung ở xung quanh mức giá mới (hay mức hỗ trợ mới) của chính nó. Và tương tự như thế, khi một tài sản bắt đầu có sự tăng giá trở lại, sẽ có nhiều người tiếp tục nhảy vào khiến cho áp lực mua gia tăng lên. Khi giá phá vỡ được kháng cự thì nó cũng sẽ gia tăng lên tiếp tục, vượt qua ATH cũ rồi sau đó lại bị điều chỉnh giảm bởi thị trường và đồng thời hình thành nên một ATH mới. Đây chính là chu kỳ tăng giá và chu kỳ của những ATH mới.

Nguyên nhân khiến nào tạo nên động lực của một All Time High?

Đối với một cổ phiếu, nguyên nhân có thể là bởi vì các báo cáo lợi nhuận vượt trội hơn so với báo cáo ở kỳ trước hoặc công ty ở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó tạo ra một niềm tin lớn đối với các trader. Hoặc đôi khi cũng do cổ phiếu được hưởng lợi nhờ vào sự tăng trưởng chung của tổng thể nền kinh tế.

Còn đối với một loại tiền điện tử, nguyên nhân tạo nên động lực của một All Time High là gì? Nguyên nhân có thể được xem là một dự án coin mới, có rất nhiều triển vọng nhờ việc áp dụng công nghệ mới, vượt bậc hơn cả so với các đồng coin hiện tại. Hoặc cũng có khả năng dự án coin từ các đối tác lớn, nhận được tài trợ, uy tín ở trên thế giới. Điều này đã khiến cho cộng đồng các trader đặt trọn niềm tin đầy dễ dàng vào tiềm năng phát triển của những dự án coin như thế này.

Động lực của một All Time High là gì?

Động lực của một All Time High – ATH là gì?

Hoặc bất cứ một nguyên nhân nào có sự ảnh hưởng theo hướng tích cực đến giá trị nội tại của tài sản. Tuy nhiên, chắc chắn rằng sẽ không có một All Time High mới nào có thể xảy ra ở trên một tài sản mà không có sự tác động cũng như nguyên nhân sâu xa nào đó. Khi đó, các trader có nhiệm vụ đó chính là tìm ra các nguyên nhân đó để xác định xem đây có chính là ATH cuối cùng của một chu kỳ hay giá vẫn sẽ sớm được hình thành ATH tiếp tục ở trong một khoảng thời gian mới.

Làm thế nào để phân tích All Time High?

Mỗi một nhà đầu tư sẽ có một cách tiếp cận cũng như thái độ nhìn nhận khác nhau khi xuất hiện ATH mới. Có trader sẽ cảm thấy dửng dưng đứng ở ngoài thị trường bởi vì họ không muốn mình là “người mua cuối cùng”. Nhưng cũng sẽ có trader quyết liệt gia nhập thị trường bởi vì không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để nắm giữ tài sản đang ở trên đà tăng trưởng vô cùng tốt.

Điều khiến cho các trader gặp khó khăn khi một ATH mới được hình thành có lẽ là bởi vì chúng ta không thể nào biết chắc được rằng giá ở tiếp tục gia tăng thêm nữa hay sẽ dừng lại ở mức này.

  • Đầu tiên, bởi vì cơ sở dự đoán giá sẽ dừng lại hay tăng tiếp tục ở AHT mới không có. Cho nên các trader thông thường sẽ có tâm lý chần chừ khi đưa ra các quyết định. Từ đó, trong khi các trader vẫn còn phân vân thì thị trường đã có được câu trả lời.
  • Thứ hai, nhiều trader cho rằng đây chưa phải là ATH cuối cùng ở trong một chu kỳ tăng giá. Cho nên họ đưa ra các quyết định mua vào. Từ đó, kết quả nhận về là đu đỉnh, thị trường ngay sau đó lập tức đảo chiều.
  • Thứ ba, trader lo sợ rằng đây sẽ là ATH cuối cùng của một chu kỳ cho nên quyết định bán đi tất cả tài sản. Tuy nhiên, giá sau đó vẫn tiếp tục gia tăng và trader thì tiếc hùi hụt.

Nên phân tích ATH như thế nào để các trader đưa ra được những quyết định chính xác

Cách phân tích ATH là gì để trader có thể đưa ra được các quyết định chính xác nhất dành cho mình. ATH trên thực tế không có mặt ở trong bất cứ một chiến lược hay là một kỹ thuật giao dịch nào cả. Lý do là bởi vì giao dịch được thực hiện dựa vào ATH sẽ vô cùng rủi ro. Tuy nhiên, các trader cũng hoàn toàn có thể dựa vào All Time High để đánh giá về sự tăng trưởng tiềm năng của tài sản. 

Các trader nên phân tích ATH ở khía cạnh nào?

Đầu tiên, trader hãy tiến hành so sánh ATH cùng với mức giá của tài sản ở hiện tại. Các trader cần phải xem xét về giá cả của tài sản ở hiện tại cũng đã giảm được bao nhiêu phần trăm so với ATH. Mỗi một đợt điều chỉnh giảm sẽ có khả năng sẽ khiến cho giá cả tài sản mất đi khoảng 20% so với mức giá cao trước đó.

Nếu như thị trường điều chỉnh đang nằm ở trong phạm vi này (nghĩa là dưới 20%) cũng như các yếu tố kỹ thuật đồng thuận (giá đang tiến đến vùng hỗ trợ) thì có thể là thị trường sẽ gia tăng trở lại ngay sau đó và thiết lập nên ATH mới. Ngược lại, nếu như giá cả đã có sự điều chỉnh giảm khá sâu hoặc hơn 20%, có nghĩa là tài sản đang nằm ở thị trường gấu cũng như trader cần phải tìm hiểu về lý do vì sao giá lại giảm sâu như thế?

ATH nên được phân tích ở khía cạnh nào?

ATH nên được phân tích ở khía cạnh nào?

Thứ hai, xem xét về mặt thời gian từ khi ATH mới vừa được hình thành cho đến thời điểm ở hiện tại. Nếu như All Time High gần đây mới được hình thành và nguyên nhân giá giảm bắt nguồn từ xu hướng chung của thị trường thì khả năng hồi phục cũng như ATH sẽ đạt ở mức cao hơn. Ngược lại, nếu như ATH đã quá cách xa so với thời điểm hiện tại thì có lẽ là bởi vì tài sản đã bị suy giảm giá trị nội tại và rất khó để khôi phục lại được.

Thứ ba, khả năng hình thành All Time High mới. Nếu như tài sản đã có nhiều lần thiết lập nên ATH mới thì điều này cho thấy khả năng phục hồi của tài sản vô cùng cao. Niềm tin của các trader đối với tài sản này khá là vững chắc.

Ngược lại, một tài sản nếu như chưa từng phá vỡ All Time High đầu tiên và vẫn chưa thể phục hồi cho đến hiện nay. Nhưng nguyên bắt lại bắt nguồn không phải bởi vì xu hướng chung của thị trường mà là vì các tài sản khác vẫn đang có sự tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy tài sản đang gặp vấn đến lớn về giá trị nội tại của mình. Nó rất khó để khôi phục trở lại và hiển nhiên, khả năng thiết lập nên một ATH mới sẽ là điều vô cùng xa vời.

Ngoài việc phân tích cũng như tìm hiểu về All Time High là gì thì trader cũng nên phân tích đến những yếu tố cơ bản khác của tài sản để xác định được giá trị ở hiện tại cũng như nhận định về giá trị mà nó có khả năng đạt được trong tương lai. Và khi thiết lập nên một ATH mới, họ sẽ xem xét xem tài sản đó có thật sự đang bị định giá cao hơn mức giá trị thực ở hiện tại của nó không. Từ đó, đưa ra các quyết định về việc thoát ra khỏi vị thế hiện tại của tài sản này hoặc là ATH vẫn chưa chạm được đến giá trị mà nó đạt đến được ở trong tương lai, từ đó các quyết định gia nhập vào thị trường mới được đưa ra,…

Khi ATH xuất hiện thì trader nên làm gì?

Đo lường động lực giá

Đo lường động lực giá chính là việc xác định thời điểm đặt lệnh sao cho thích hợp dựa vào quan sát thực tế ở trên thị trường. Động lực giá sẽ có phương pháp đo lường đó là tưởng tượng thị trường tương tự như là một lò xo. Nếu như lò xo muốn bật nhanh thì chỉ cần nén lại lấy đà thật mạnh. Vì vậy, khi xuất hiện ATH ở trên thị trường thì nó sẽ phải trải qua một đợt giảm giá hoặc điều chỉnh giá để tạo đà cũng như đạt được mức giá cao nhất ở trong tương lai.

Đo lường động lực giá khi xuất hiện All Time High

Đo lường động lực giá khi xuất hiện All Time High

Áp dụng Fibonacci

Fibonacci chính là một chỉ báo ở trong phân tích kỹ thuật gồm có một chuỗi những chữ số bắt đầu từ 0 và 1 với các số đứng ở phía sau sẽ là tổng của hai số đứng ở trước đó cộng lại. Các trader có thể sử dụng Fibonacci để tiến hành đo ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Dựa vào dãy số này, các tỷ lệ thường được sử dụng nhất đó là: 100%, 78,6%, 61,8%, 50%, 38,2% và 23,6%. Những điểm này thông thường sẽ được nằm ngang để giúp trader nhận biết được các điểm kháng cự và hỗ trợ.

Khi ATH xuất hiện có thể áp dụng Fibonacci

Khi ATH xuất hiện có thể áp dụng Fibonacci

Với biểu đồ trên, trader sẽ nhận thấy rằng các giá trị tương ứng cùng với từng tỷ lệ Fibonacci sẽ lần lượt là: 42.505, 49.233, 53.395, 56.759, 60.122, 64.912, 71.012. Trong đó, 42.505, 49.233, 53.395, 56.759, 60.122, 64.912 và 71.012.  61,8% và 23,6% sẽ tương ứng với mức giá 60.112 và 49.233 với vai trò là kháng cự và hỗ trợ.

Ở trường hợp này, nếu như ATH sau điểm 64.912 vượt được qua ngưỡng kháng cự ở mức tỷ lệ 78,6% thì khả năng cao giá sẽ vẫn còn tăng trưởng hơn nữa. Ngược lại, nếu như ATH chỉ dừng lại ở ngưỡng kháng cự và sau đó bật lại thì giá sẽ có sự đảo chiều từ tăng chuyển sang giảm.

Tham khảo đường Moving Average – MA (Đường trung bình động)

Đường MA chính là đường trung bình động được các trader sử dụng thường xuyên trong việc dự đoán về các biến động diễn ra ở thị trường Crypto tiền kỹ thuật số ở tương lai. Với trường hợp giá của một tài sản bất kỳ nào đó nằm ở bên dưới đường MA thì khả năng cao giá đang bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, nếu như giá của một đồng tiền mã hóa nào đó nằm ở bên trên đường MA thì vẫn sẽ tiếp tục diễn ra xu hướng tăng trên thị trường.

Đặc biệt, khi sử dụng đường MA này, các trader cần phải xác định khung thời gian một cách chính xác để thể hiện đúng nhất về xu hướng giá.

Sử dụng đường trung bình động khi All Time High xuất hiện

Sử dụng đường trung bình động khi All Time High xuất hiện

Khi đang ở vị thế All Time High thì trader làm gì?

Có rất nhiều trader thắc mắc rằng việc cần làm khi đang ở vị thế All Time High là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây:

Giữa lại toàn bộ các tài sản

Khi tư duy của trader là đầu tư dài hạn thì trader không nên quá quan tâm đến các biến động nhỏ và cần phải có niềm tin vào sản phẩm mà mình đang nắm giữ cũng như hệ sinh thái đi kèm.

Chẳng hạn như vào ngày 22/08/2021, đồng DA đã vượt qua ATH của mình. Sau một quãng thời gian giảm sâu thì ADA đã đưa ra công bố về những lộ trình chuẩn bị hoàn thiện của mình. Điều này đã giúp cho giá của ADA có sự tăng trưởng trở lại và dự đoán rằng sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, nếu như quan sát kỹ vào hình minh họa thì trader sẽ thấy rằng nó chỉ mới đi đến phần giữa lộ trình 3 ở trong 6 lộ trình đã được xây dựng lên bởi nhà phát triển. Lúc này, trader có thể tin tưởng rằng đây chỉ là một ATH tạm thời của ADA mà thôi.

Đồng ADA và ví dụ của nó về việc giữ lại toàn bộ tài sản

Đồng ADA và ví dụ của nó về việc giữ lại toàn bộ tài sản

Bán một phần tài sản – Cash out

Thông thường, trader sẽ thoát lệnh khi mà giá chạm đến vùng kháng cự ở gần đó hoặc cũng có thể là vùng cản mạnh ở khung lớn hơn. Tuy nhiên, khi giá đang nằm ở ATH, sẽ không có mức cản nào đối chiếu để có thể thoát lệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để đo cản về tâm lý để cash out bớt đó chính là sử dụng Fibo.

Khi vẽ Fibo, trader cần phải xác định được 3 điểm. Điểm đầu tiên sẽ là đáy tạo ra đỉnh ATH cũ. Điểm thứ hai cũng là điểm ATH cũ và điểm thứ ba sẽ là đáy tạo ra ATH mới nhất. Với ví dụ trên, trader có thể nhận thấy rằng vùng giá cash out của ADA gần nhất chính là vùng giá nằm ở mức 3.5.

Cash out bằng cách sử dụng Fibo

Cash out bằng cách sử dụng Fibo

Bán toàn bộ tài sản – Cash out hết

Đối với cặp tiền GU, khi sử dụng Fibo mở rộng như trên thì trader có thể thấy được rằng giá sau khi đạt được ATH và mức cản của Fibo mở rộng đã trùng với nhau. Điều này đã thể hiện được sự thất bại ở trong việc đi liên tiếp. Không những thế, giá cũng đã tạo ra được một cấu trúc giảm nhỏ. Khi đó, trader có thể nghĩ đến việc cash out hết và dập tắt ngay suy nghĩ trong nay mai giá sẽ tiếp tục gia tăng trở lại.

Sau khi chạm ATh đã hình thành một cấu trúc giảm

Sau khi chạm ATh đã hình thành một cấu trúc giảm

Với một trường hợp khác mà trader cũng cần nên quan tâm đến đó chính là cash out hết sẽ là kết quả khi đạt được mức ATH quá mạnh và nhanh trong khi giá trị nội tại và giá trị thực tế nó đem lại không thật sự xứng đáng. Trader có thể lật lại một sự kiện vào tháng 5/2021 khi mà hàng loại đồng coin animal gia tăng nhanh chóng đã nhân giá trị lên đến hàng trăm lần chỉ với vài ngày. Với những sản phẩm như thế, nếu như may mắn mắn thì trader mua được giá tốt thì nên cash out luôn bởi vì giá trị thực của nó sớm muộn gì cũng sẽ quan về mà thôi.

Khi giao dịch với ATH cần những quy tắc gì?

Tại điểm All Time High, ngưỡng kháng cự biến mất thế nhưng nó vẫn còn nhiều trở lực nhất định và có thể tạo ra cho các trader nhiều điều bất ngờ khi phân tích kỹ thuật. Trong quá trình giá gia tăng để đạt đến ATH, thị trường khi đó đã hấp thụ được phần lớn nguồn cung ở trên thị trường. Giá sau đó có thể sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn kiểm tra bổ sung kéo dài hàng tuần hoặc là hàng tháng. Nhờ vào quá trình kiểm tra này mà các trader có thể gặp phải tổn thất bởi vì thiếu kinh nghiệm. Thế nhưng nếu như thực hiện theo các quy tắc sau đây thì những điều này vẫn có thể né tránh được:

Quy tắc 1: Phân tích về quá trình đột phá của giá

Quá trình đột phá giúp giá được đẩy lên các đỉnh cao mới sẽ diễn ra theo ba giai đoạn khác nhau.

Đầu tiên, giá sẽ được đẩy lên ở trên ngưỡng kháng cự. Thu hút khối lượng giao dịch cao hơn so với mức trung bình. Điểm này sẽ đánh dấu một giai đoạn “thành công”.

Với giai đoạn thứ hai, động lực tăng trưởng bắt đầu mờ nhạt dần, lực mua sẽ có xu hướng suy yếu và yếu thế hơn khiến cho giá giảm xuống. Điểm này sẽ được đánh dấu về một giai đoạn có sự kiểm tra về độ vững chắc của đột phát và có tên gọi là giai đoạn “Phản ứng”. Giá có khả năng sẽ được kích hoạt để gia tăng lên cao hơn so với mức ở trước đó nhằm xác nhận về một xu hướng bứt phá. Hoặc ngược lại, giá sẽ rớt xuống và đợt tăng trưởng cũng sẽ chấm dứt.

Giai đoạn thứ ba sẽ chính là kết quả có được của hai đoạn trước. Đây được gọi là giai đoạn “Giải quyết” (hình minh họa bên dưới).

Tìm hiểu về ba giai đoạn trong quá trình phân tích tính đột phá của giá

Tìm hiểu về ba giai đoạn trong quá trình phân tích tính đột phá của giá

Đối với giai đoạn thứ 3 (giai đoạn giải quyết), trader sẽ cần phải xem xét về chỉ số OBV (On-Balance Volume), xác định đường đi của mức kháng cự thấp nhất xem thử nó có thật sự ủng sợ xu hướng tăng không. Điều này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì một cổ phiếu khi đạt đến mức ATH thì nó sẽ tạo ra một sự quan tâm vô cùng rộng lớn ở trên thị trường cũng như thu hút được khối lượng mua đầy mạnh mẽ. Nếu như điều này không xuất hiện thì buộc phải dừng lại xu hướng của cuộc đột phá.

Quy tắc 2: Xem xét về cấu trúc của mô hình giá

Thông thường, một xu hướng gia tăng giá sẽ được đánh dấu bởi các mẫu hình nến cơ sở (Basing Pattern) ngay ở dưới điểm đột phá (nhưng không cần quá sâu). Vì vậy, trader hãy đi tìm các cây nến và xem thử liệu chúng có đang tạo ra những mô hình đáy vuông hay đáy tròn để xác nhận xem liệu rằng có xuất hiện xu hướng đột phá lên hay không.

Quy tắc 3: Xác định vị trí của những mức kháng cự tiềm ẩn mới

Vị trí của những mức kháng cự tiềm ẩn mới

Vị trí của những mức kháng cự tiềm ẩn mới

Vào thời điểm này, trader hãy sử dụng Fibonacci đối với phạm vi giao dịch từ mức thấp nhất cho đến mức đột phá và đồng thời đánh dấu những phần được mở rộng tại điểm như 2.000, 1.270, 1.618 và 2.618 tương tự hình minh họa.

Đây chính là những ngưỡng kháng cự tiềm ẩn khi giá bắt đầu đột phá lên. Tại đây, ngưỡng cao nhất sẽ là mức 2.618 đánh dấu một mức kháng cự vô cùng mạnh mẽ và đồng thời có khả năng báo hiệu cho một đỉnh. Cho nên trader hãy xem lại mục tiêu lợi nhuận mà mình đã đặt ra khi giá đạt đến mốc đó.

Quy tắc 4: Đặt ra mức giá bảo vệ lợi nhuận của trader

Ví dụ rằng những tính hiệu đã có xác nhận rằng giá sẽ có sự đột phá lên. Tiếp theo, việc cần làm đó chính là đưa ra những quy tắc cần thiết để lợi nhuận được bảo vệ. Trader hãy bắt đầu từ việc xác định xem mức lợi nhuận tối thiểu mà mình muốn đạt được là bao nhiêu và đưa ra các điểm chốt lời phù hợp nếu như xu hướng giá có sự đổi chiều đi xuống. Trader có thể lựa chọn con số này bằng những mức % đơn giản như 50%, 20% hay 10% hoặc là sử dụng những giá trị tuyệt đối như 25.000$, 10.000$ hay 5.000$.

Quy tắc 5: Xem xét kỹ lượng nếu như muốn gia tăng vị thế

Nếu như trader mua thêm ở trong quá trình gia tăng giá thì trader sẽ có cơ hội thu về thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu như không mua vào thời điểm chính xác thì nó cũng sẽ phản tác dụng, phá hỏng mức lợi nhuận mà trader đã tạo ra. Theo như nguyên tắc chung, trader chỉ nên gia tăng vị thế khi mà nó đang nằm ở vùng tỷ lệ R:R thuận lợi giống như là khi giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ của được MA.

Như vậy, với những chia sẻ chi tiết về ATH là gì, chắc hẳn trader cũng sẽ nhận thấy rằng nó rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bắt gặp nó ở trong biểu đồ thì trader hãy cứ mạnh dạn áp dụng theo những kiến thức được chia sẻ ở trong bài viết này của Binancevi.com nhé. Không những thế, chúng tôi hy vọng rằng trader sẽ có được những vị thế giao dịch thành công với các khoản lợi nhuận thu về khổng lồ.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi