Thuật ngữ Binance Smart Chain là gì nổi lên nhanh chóng như nền tảng blockchain có triển vọng cho các nhà phát triển và người dùng để thực hiện các giao dịch tiền kỹ thuật số một cách dễ dàng. Với những ưu điểm vượt trội của mình, Binance Smart Chain đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phát triển và nhà đầu tư trên toàn thế giới. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về một trong những hình thức đầu tư mới này dưới cái nhìn toàn cảnh nhất.
Tổng quan về BSC – Binance Smart Chain là gì?
Binance Smart Chain (BSC) là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng khám phá Binance Smart Chain là gì. Được ra đời dựa trên phiên bản Binance Chain gốc trước đó, Binance Smart Chain (BSC) được định nghĩa là một blockchain đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều đổi mới tiến bộ. Ở thời điểm hiện tại, BSC và nền tảng gốc của nó vẫn đang hoạt động riêng lẻ và song song với nhau.
Binance Smart Chain đã thu hút một lượng lớn người dùng bởi khả năng tương thích với Ethereum dựa trên cơ chế máy ảo EVM, đồng thời nó còn có thể cung cấp đến khách hàng của mình những hợp đồng thông minh.
Các ý tưởng thiết lập Binance Smart Chain
Những yếu tố đặc biệt góp phần đảm bảo được sự an toàn cho người dùng khi sử dụng Binance Smart Chain:
- Đây là một blockchain riêng lẻ, độc lập, chính vì thế nó có khả năng mang lại tính bảo mật các thông tin các nhân cũng như đảm bảo sự an toàn cho tất cả người dùng và các nhà phát triển.
- Đồng thời, dựa khả năng tương thích với hệ thống máy ảo EVM nên BSC có sẽ hỗ trợ được gần như hầu hết tất cả công cụ hiện có sẵn của Ethereum, đặc biệt thời gian giao dịch nhanh chóng và chi phí rẻ hơn.
- Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tính năng nổi bật khác cho phép 2 blockchain có thể tương tác qua lại lẫn nhau, cũng như cho phép liên lạc liên Chain. Ngoài ra, Binance Chain cho phép mở rộng quy mô cho các dApp có năng suất cao hơn với mong muốn sử dụng mượt và nhanh chóng.
- Đặc biệt, dựa vào cơ chế đồng thuận PoS và sự kết hợp với 21 nhà xác thực các giao dịch, khả năng quản trị on chain của Smart Chain sẽ tạo ra môi trường phi tập trung, cũng như góp phần làm gia tăng khả năng tham gia quyết định của cộng đồng người sử dụng
Binance Smart Chain dành cho những đối tượng nào?
Trước hết, việc thêm Binance Smart Chain như một nền tảng mới của Binance đã góp phần phục vụ cho các lập trình viên, đặc biệt là những dApp có nhu cầu xây dựng các phần mềm với tính năng hợp đồng thông minh. Trong đó, chú trọng vào các tài sản kỹ thuật số có thể giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, dựa trên cả hai chuỗi, BSC còn cho phép phát hành các token kỹ thuật số và giao dịch.
Do đó, đối với những người đang đang nắm giữ đồng BNB, BSC sẽ tạo cơ hội hấp dẫn nếu họ cảm thấy thích thú đến staking BNB để giúp cho quá trình phát triển hệ thống Binance Smart Chain và nhận được các phần thưởng.
Phân biệt Binance Smart Chain (BSC) và Binance Chain (BC)
Binance Smart Chain (BSC) và Binance Chain (BC) là hai blockchain được thành lập bởi sàn giao dịch tiền điện tử lớn hàng đầu thế giới – Binance. Binance Smart Chain (BSC) và Binance Chain (BC) là hai blockchain hoạt động độc lập với nhau và có chung token gốc là Binance Coin (BNB). Tuy nhiên, hai blockchain này vẫn thường bị nhầm lẫn là một dù cho chúng có những điểm khác biệt sau:
- Blockchain Binance Chain (BEP-2) được Binance giới thiệu vào tháng 4 năm 2019 với mục đích chính là tạo ra một hệ thống giao dịch phi tập trung, nhanh chóng và không phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian thứ ba nào để giám sát. Trong đó, Binance DEX là ứng dụng phi tập trung lớn nhất trên Binance Chain và hiện là một trong những sàn giao dịch phi tập trung thân thiện nhất dành cho người dùng. Token Binance Coin (BNB) trên Binance Chain cũng được gọi là BEP-2.
- Binance Smart Chain (BEP-20) là một blockchain được cải tiến đáng kể so với phiên bản gốc Binance Chain và được hoạt động độc lập. Khác với Binance Chain, BSC có khả năng tạo ra các hợp đồng thông minh và có thể tương thích với máy ảo Ethereum (EVM). Mục tiêu hoạt động của BSC là giữ nguyên thông lượng cao trong quá trình giao dịch diễn ra trên Binance Chain, đồng thời tích hợp các hợp đồng thông minh vào hệ sinh thái của blockchain này.
Ưu điểm của BNB Chain – Binance Smart Chain là gì?
Binance Smart Chain (BSC) có những đặc điểm nổi bật đáng chú ý dù ra đời sau nhiều blockchain khác. Điều này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà phát triển nói chung và người dùng trên toàn thế giới từ khi được thiết lập cho đến thời điểm hiện tại. Các tính năng đặc biệt của BSC bao gồm:
Bảo mật và an toàn
Hệ sinh thái Binance Smart Chain được vận hành độc lập, cung cấp tính bảo mật cao và sự an toàn trong quá trình giao dịch và chuyển đổi tài sản của người dùng cũng như các nhà phát triển.
Nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Với hiệu suất mạng lưới cao, các block trên Binance Smart Chain được tạo ra nhanh chóng chỉ trong khoảng 3 giây. Điều này cho phép BSC đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tương thích với EVM
Ngoài ra, BSC được tích hợp khả năng tương thích với EVM, giúp cho nó có thể hỗ trợ tất cả các công cụ hiện có trên nền tảng Ethereum, với thời gian giao dịch nhanh hơn và mức phí thấp hơn.
Đồng bộ với Binance Chain
Binance Smart Chain và Binance Chain hoạt động độc lập nhưng vẫn được tích hợp chặt chẽ với nhau, cho phép người dùng chuyển đổi tài sản giữa hai blockchain và tăng tính khả dụng của các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên cả hai mạng. Sự liên kết giữa hai blockchain cũng giúp tăng khả năng mở rộng quy mô của hệ sinh thái và cải thiện hiệu suất hoạt động.
Cung cấp tính quản trị on-chain
Nhờ cơ chế đồng thuận PoS và sự hiện diện của 21 nhà xác thực khác nhau, Binance Smart Chain cho phép các giao dịch phi tập trung diễn ra hiệu quả trên nền tảng và mở ra cơ hội tiếp cận hệ sinh thái dễ dàng cho các nhà phát triển.
Hỗ trợ phần lớn lập trình viên
BSC có thể hỗ trợ hầu hết các lập trình viên, đặc biệt là những người muốn phát triển các ứng dụng tích hợp hợp đồng thông minh vào các tài sản kỹ thuật số.
Binance Smart Chain có cơ chế hoạt động ra sao?
Cơ chế đồng thuận
Binance Smart Chain vận hành trên cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake, giúp cho thời gian tạo khối chỉ mất khoảng 3 giây. Mạng lưới Binance Smart Chain sử dụng hệ thống 21 nhà xác thực đồng thuận bằng Proof of Staked Authority (PoSA), cho phép giảm thiểu thời gian tạo khối và giảm mức phí cho người dùng.
Khi tham gia Staking trên Binance Smart Chain, người dùng sẽ trở thành các nhà xác thực và tạo ra các khối mới trên mạng. Những người tham gia này sẽ được thưởng bằng phí giao dịch từ các giao dịch được xác thực và đóng góp vào khối đó.
Khả năng kết nối giữa các chuỗi khác nhau
Binance Chain và Binance Smart Chain được thiết kế để tương thích với nhau và cung cấp tính năng kết nối chuỗi khác nhau, gọi là cross – chain (chuỗi chéo). Với tính năng này, tài sản có thể được chuyển đổi nhanh chóng giữa các blockchain. Bằng cách kết hợp tính năng giao dịch nhanh chóng của chuỗi gốc và khả năng của hợp đồng thông minh trong phiên bản cải tiến, Binance Smart Chain mở rộng hệ sinh thái và cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn.
Binance Chain có sẵn hai loại token là BEP-2 và BEP-8. Cả hai loại token này đều có khả năng hoán đổi với token BEP-20 trên Smart Chain. Đồng thời, với khả năng tương thích chuỗi chéo, Binance Smart Chain cho phép những người phát triển dApp trên các blockchain khác chuyển đổi EVM sang Binance Smart Chain một cách dễ dàng hơn. Điều này làm tăng sự thu hút đối với Binance Smart Chain, đặc biệt trong bối cảnh Ethereum đang phát triển mạnh mẽ và phí GAS ngày càng tăng cao.
Tổng quan về quá trình phát triển và tầm nhìn của Binance Smart Chain
Binance Smart Chain đã được giới thiệu vào năm 2020 và đội ngũ phát triển blockchain này cũng đã đưa ra lộ trình phát triển và tầm nhìn dài hạn của mình một cách rõ ràng. Tính đến thời điểm hiện tại, Binance Smart Chain đã đạt được một số cột mốc quan trọng trong lộ trình của mình. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những kế hoạch và thành tựu của Binance Smart Chain từ khi ra mắt đến nay!
Hành trình phát triển từ năm 2020 đến năm 2021
Trước hết, bài viết sẽ trình bày các cột mốc phát triển của Binance Smart Chain là gì trong năm 2020 và 2021.
Giai đoạn từ tháng 04/2020 đến 09/2020
Trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020, Binance công bố whitepaper cho Binance Smart Chain, đồng thời nghiên cứu và cải tiến Testnet. Sau đó, BSC đã chính thức ra mắt Mainnet và kết hợp với ứng dụng của BNB.
Giai đoạn từ tháng 09/2020 đến 03/2021
Trong giai đoạn này, Binance Smart Chain vẫn chưa được phổ biến trong lĩnh vực DeFi khi dòng tiền chủ yếu tập trung vào Ethereum. Tuy nhiên, BSC đã thu hút được nhiều nhà phát triển tiềm năng bằng các chương trình khuyến khích phát triển với giải thưởng lớn. Vào tháng 2/2021, khi phí giao dịch trên Ethereum tăng đáng kể, BSC đã trở thành sự lựa chọn thay thế với việc tạo ra Defi Stack rõ ràng, cụ thể và giá trị bị khóa trên nền tảng này, gọi là TVL đã tăng lên 40 tỷ đô – một con số vô cùng ấn tượng.
Giai đoạn từ tháng 03/2021 đến 06/2021
Trong tháng 3/2021, các ứng dụng DeFi trên Binance Smart Chain phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là PancakeSwap đã trở thành nơi tạo ra các khoản thanh khoản chính cho cả hệ sinh thái. Tuy nhiên, đến tháng 6/2021, DeFi đã bão hòa và sự chú ý của thị trường dịch chuyển sang NFT. Trong thời điểm này, Binance cũng thông báo về kế hoạch ra mắt Binance NFT Marketplace và vào ngày 24/6, nền tảng đã chính thức ra mắt và thu hút được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng người dùng.
Giai đoạn từ tháng 06/2021 đến 09/2021
Sau tháng 7, BNB Smart Chain đang trong trạng thái ổn định cho đến khi GameFi bùng nổ với mô hình Play-to-earn hấp dẫn cho người dùng. Đây là sự kết hợp giữa trend NFT và DeFi để giúp người chơi giải trí và kiếm lợi nhuận. Tựa game Axie Infinity là sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này và BSC nhanh chóng trở thành trung tâm của GameFi chỉ trong vòng 1 tuần.
Đến cuối tháng 8, xu hướng mới là Metaverse đã làm rung chuyển thị trường. CEO của Binance – Changpeng Zhao (CZ) cũng ủng hộ nhiệt tình cho lĩnh vực này. Từ đó, các dự án tập trung vào GameFi dần xuất hiện và cùng tạo ra một thế giới Metaverse cho riêng mình. Tuy nhiên, BSC vẫn còn chững lại so với mục tiêu và kỳ vọng của cộng đồng cho đến cuối tháng 9.
Giai đoạn từ tháng 09/2021 đến 12/2021
Binance liên tục tung ra nhiều chương trình để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Binance Smart Chain (BSC) nhưng không đạt được nhiều thành công. Binance tiếp tục phát triển blockchain BSC và tung ra chương trình DeFi Incentive Program có giá trị là 1 tỷ đô, trong đó có 500 triệu đô dành cho đầu tư, 300 triệu đô cho chương trình Incubator, 100 triệu đô phục vụ cho Liquidity Mining Incentive và cuối cùng là 100 triệu đô cho chương trình Phát triển tài năng.
Trong thời gian này, Binance cũng tập trung vào các trend mới như Initial Game Offering và Fan token platform. Không những thế, Binance còn thành công trong việc triển khai cơ chế đốt coin BEP95, giúp giảm nguồn cung lưu thông của BNB và thúc đẩy mức giá tăng lên.
Các cột mốc đạt được từ năm 2020 – 2021
- Tháng 12/2020, Trust Wallet phát hành token TWT trên Binance Smart Chain và thực hiện chương trình Airdrop, với hơn 470.000 giao dịch liên quan đến TWT.
- Tháng 1/2021, Binance Launchpool ra mắt token BEP20 – BTCST và là đại diện cho thu nhập từ máy đào Bitcoin, với khoảng 1,255 tỷ đô tiền gửi. Trong đó có 10.43 triệu BNB, cùng với 18.600 Bitcoin và hơn 186 triệu BUSD được dùng với mục đích staking và thu về BTCST.
- Đến tháng 1/2021, Binance Smart Chain đã triển khai thành công cross-chain cho rất nhiều dự án khác nhau trong hệ sinh thái, cụ thể là 42 dự án với tổng giá trị tài sản là 1.37 tỷ đô.
- Đa phần các dự án trên Binance Smart Chain đã hình thành một hệ sinh thái sở hữu chu trình hoạt động khép kín, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng như ví, Oracles, bảo hiểm, hay thanh toán, cũng như các công cụ phát triển và cung cấp dữ liệu, hoặc NFT và thị trường giao dịch. Hơn 100 dự án đã được triển khai trên nền tảng này, với gần 60 dự án đã thu hút được số lượng người dùng đông đảo và khối lượng giao dịch lớn.
- Hiện Binance Smart Chain đã có khoảng 850.975 địa chỉ hoạt động và thực hiện khoảng 473.000 giao dịch mỗi ngày. Mức phí gas giao dịch của Binance Smart Chain chỉ khoảng $0.07, tương ứng với tỷ lệ từ 2 đến 3% so với Ethereum. Tuy nhiên, số lượng giao dịch trên Binance Smart Chain gần bằng 40% số lượng trên Ethereum.
Tầm nhìn trong dài hạn
Sau khi khám phá các cột mốc thú vị của BNB Chain là gì, các nhà đầu tư và phát triển cần nắm được tầm nhìn của hệ sinh thái này trong dài hạn để có được cái nhìn toàn cảnh nhất. Hiện nay, đội ngũ phát triển Binance Smart Chain (BSC) không ngừng cố gắng để nền tảng này phát triển hơn nữa sau những thành tựu đáng kinh ngạc đã đạt được.
Tầm nhìn dài hạn cho BSC bao gồm các nhóm ngành tiềm năng như Algorithms, Aggregation và Integration, Cross-chain và Multichain, Game, Community và Social Tokens, Synthetics, Institutional DeFi và Infrastructure và Tools. Nền tảng này đang chú ý đến ý tưởng về Web 3.0 và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra sự kết nối của không gian kỹ thuật số và thế giới thực. Hy vọng BSC rằng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai.
Các dự án nổi bật trong BNB Chain
Nền tảng này được thiết kế với tính năng tích hợp cross-chain và tương thích với EVM, giúp tiết kiệm thời gian giao dịch và giảm chi phí. Binance Smart Chain cũng kế thừa và mở rộng quy mô các dApp hiện có trên Ethereum và kết hợp các tính năng của Dex với chức năng hợp đồng thông minh.
Hiện tại, các dự án nổi bật trên Binance Smart Chain được ước tính là 450 dự án và chưa có số liệu cụ thể vì luôn có sự án mới xuất hiện mỗi ngày. Trong đó có thể kể đến như DeFi (DEX & Liquidity) với gần 150 dự án, NFT gần 80 dự án, hay Lending với xấp xỉ 25 dự án và IDO Platform có gần 15 dự án, cùng nhiều loại dự án khác. Cụ thể:
Dự án Oracle
Oracle được biết đến là một trong những hệ thống hỗ trợ tính năng cung cấp dữ liệu hàng đầu cho các blockchain và smart contract, đồng thời quản trị hệ thống dữ liệu dựa trên thời gian thực và cho phép tương tác với dữ liệu bên ngoài (off-chain). Trên Binance Smart Chain, có 3 dự án Oracle nổi bật là Chainlink, Band Protocol và Gravity. Cụ thể:
- Chainlink là dự án Oracle hàng đầu và đã tích hợp với Binance Smart Chain.
- Band Protocol là đối thủ của Chainlink về khía cạnh vốn hóa thị trường và cũng đã tích hợp với Binance Smart Chain trong thời gian gần đây.
- Gravity là một Oracle Network cross-chain và cũng đã tích hợp thành công trên Binance Smart Chain.
Dự án AMM
Nhắc đến AMM (Automated market maker) là nhắc đến một giao thức tạo lập thị trường hoạt động một cách tự động thông qua các thuật toán giúp người dùng nhanh chóng tính toán giá token ngay khi mua. Sẽ không xuất hiện khái niệm người bán trong AMM vì smart contract sẽ giữ vai trò là trung gian. Sau khi gửi tài sản vào bể thanh khoản, người mua sẽ được phép đổi tài sản của mình với tài sản trong Binance pool thông qua smart contract.
Các dự án AMM nổi bật trên Binance Smart Chain gồm:
- Bounce: Đây là nền tảng Swap Token tương tự như Balancer.
- PancakeSwap: AMM với cách hoạt động giống Uniswap với cơ chế thúc đẩy các khách hàng của họ thông qua bằng Liquidity Mining.
- DODO: Kết hợp hoàn hảo giữa AMM và Oracle để giải quyết các rủi ro trong quá trình giao dịch, cũng đã tích hợp với Binance Smart Chain.
Dự án Derivative
Phái sinh (Derivative) là sản phẩm dựa trên giá trị của tài sản cơ sở, cho phép giao dịch số lượng lớn mà không cần nắm giữ trực tiếp tài sản đó. Lợi nhuận đến từ những biến động giá của tài sản cơ sở. Hai dự án phái sinh tiêu biểu trên Binance Smart Chain là:
- MCDEX – sàn giao dịch phi tập trung hoạt động trên Ethereum và đang thực hiện kế hoạch hỗ trợ cho Binance Smart Chain
- Hedget – giao thức cho phép tạo quyền chọn từ các tài sản cơ bản và đã tích hợp BSC sau khi bỏ phiếu thành công.
Dự án Synthetic Asset
Tài sản tổng hợp (Synthetic Asset) là một loại phái sinh mới, được đại diện bằng các token kỹ thuật số hoặc hợp đồng tài chính, giúp người dùng tiếp cận với các tài sản cơ bản hoặc vị thế tài chính một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là 2 dự án tiêu biểu của Synthetic Asset trên Binance Smart Chain:
- Spartan Protocol: Đây là một phiên bản của Synthetic trên nền tảng Binance Smart Chain.
- Linear Finance: Cho phép tạo, quản lý và thực hiện các giao dịch mua bán Synthetic Asset và hiện đang tích hợp thêm vào Binance Smart Chain.
Dự án Lending
Lending là hình thức cho vay tài sản hoặc tiền của người dùng cho các bên vay với tỷ lệ lãi suất nhất định được thỏa thuận trước giữa hai bên. Sau thời gian cho vay, người cho vay sẽ nhận lại cả vốn gốc và lãi suất. Người vay có thể là người dùng nhỏ lẻ trên thị trường hoặc tổ chức, chẳng hạn như các sàn giao dịch.
Trên Binance Smart Chain có 2 dự án nổi bật trong lĩnh vực Binance Lending là Fortube và Hard Protocol, được phát triển bởi The Force Protocol và Kava labs. Trong đó, Fortube là Lending Platform có TVL (giá trị tổng số tài sản được cho vay) cao nhất, trong khi Hard Protocol là một dApp chuyên về Lending.
Dự án DeFi Ecosystem
DeFi Ecosystem (Hệ sinh thái DeFi) là sự kết hợp của nhiều dự án nhỏ thành một hệ thống lớn. Trong Binance Smart Chain, những dự án nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm Venus Protocol, Alpha Finance Lab và Kava.
Cách sử dụng Binance Smart Chain như thế nào?
Bước chuẩn bị trước khi tham gia giao dịch BNB Chain
Trước khi giao dịch với mạng Binance Smart Chain, bạn cần nắm giữ một lượng đồng Binance, gọi là Binance Coin (BNB). Cụ thể, các bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Trước tiên, các bạn đăng ký tài khoản bằng cách truy cập vào trang chủ của Binance.
Bước 2: Trong bước tiếp theo, hãy mua BNB bằng tài khoản ngân hàng thông qua tính năng Binance P2P. Cụ thể:
- Lần lượt chọn Spot từ trang chủ, kế đến là P2P.
- Khi truy cập vào trang P2P của Binance, bạn sẽ thấy danh sách các đồng tiền được bán. Hãy chọn đồng mà bạn muốn mua, ví dụ như USDT và chọn nút “Buy USDT”.
- Sau khi chọn Coin muốn mua, hãy nhập số tiền mà bạn muốn mua trong phần “I want to buy”. Hệ thống sẽ tự động tính toán và hiển thị số lượng Coin tương ứng. Cuối cùng, chọn “ Buy now”.
- Kế đến, hãy đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến và điền thông tin số tài khoản, số tiền cần chuyển và nội dung thanh toán rồi nhấp chuột chọn “Chuyển khoản” > “Transferred, Next”.
Sau khi hoàn tất các bước mua Coin BNB, bạn có thể tham gia giao dịch trên Binance Smart Chain thông qua các ví điện tử đáng tin cậy như Trust Wallet, Meta Mask.
Hướng dẫn các bước giao dịch Binance Smart Chain thông qua Meta Mask
Để thực hiện giao dịch trên ví Binance Smart Chain bằng Meta Mask, bạn cần tích hợp mạng lưới Binance Smart Chain vào ví này. Do đó trước hết, bạn cần cài đặt ví Meta Mask.
Bước 1: Cài đặt ví
Meta Mask là một ví điện tử được tích hợp trên trình duyệt Chrome, Firefox, Opera, Brave và được hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau như Android và iOS.
Bạn cũng phải truy cập vào trang chủ của Meta Mask để tiến hành cài đặt ví về thiết bị của mình. Cụ thể, để cài đặt ví MetaMask trên trình duyệt Chrome, các bạn chọn mục “Download” trên trang chủ của ví > “Install MetaMask for Chrome” > “Thêm vào Chrome”. Để cài đặt trên các trình duyệt khác, bạn thực hiện các thao tác tương tự như trên. Sau khi cài đặt, bạn sẽ thấy biểu tượng MetaMask xuất hiện trên thanh công cụ của trình duyệt.
Bước 2: Liên kết Meta Mask và Binance Smart Chain
Khi đã hoàn tất bước cài đặt, bạn cần kết nối ví BNB Smart Chain của mình với Meta Mask để có thể giao dịch. Cụ thể:
- Để thực hiện việc này, bạn bấm vào biểu tượng cáo ở góc phải trên của trình duyệt web và chọn biểu tượng tài khoản của mình. Tiếp theo, bạn chọn Cài đặt, sau đó chọn Các mạng lưới > Add Network.
- Tại đây, bạn sẽ thấy một biểu mẫu và cần điền thông tin cần thiết về mạng lưới Binance Smart Chain. Khi đã điền đầy đủ, bạn nhấn Save để hoàn tất bước kết nối này.
Binance Smart Chain có thực sự là cơ hội đầu tư và kiếm tiền không?
Đầu tư Token
Từ những công bố của CoinMarketCap có thể thấy, hệ sinh thái BNB Chain đã có đến hơn 200 token từ rất nhiều lĩnh vực trên thị trường, cho phép người dùng chọn lựa và đầu tư vào các dự án phù hợp với sở thích và mục đích đầu tư của mình. So với đầu năm 2021, điểm vào lúc này không lý tưởng bằng nhưng mức giá của các token BSC hiện tại vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với trước khi thị trường sụp đổ vào các ngày 19/5/2021 và 4/12/2021, tạo ra một vị thế tốt cho những nhà đầu tư dài hạn.
Theo quan điểm của Binancevi, các bạn nên tìm đến những dự án có tiềm lực tài chính, được hỗ trợ bởi các tên tuổi lớn và có đội ngũ phát triển giỏi, có khả năng thu hút nhiều người dùng, cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư khi đầu tư vào các token DeFi hoặc NFT trên hệ sinh thái này.
Một số dự án tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo là PancakeSwap (CAKE), 1Inch Exchange (1INCH), Venus (XVS), Alpha Finance (ALPHA), BakerySwap (BAKE), và Dego Finance (DEGO).
Tham gia Farming, Staking và Lending trên Binance Smart Chain
Bạn có thể sử dụng hầu hết các token thuộc hệ sinh thái này để tham gia Farm, Stake hoặc Lend và nhận được phần thưởng giá trị. Các nền tảng này có cơ chế tương tự nhau và để tham gia, bạn chỉ cần sử dụng ví non-custodial để gửi tài sản vào các Vault hoặc Pool của dự án. Lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ được xác định bởi dự án mà bạn tham gia. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến trên Binance Smart Chain để tham gia Farming, Lending và Yield Aggregator:
- Farming: PancakeSwap, hoặc BakerySwap…
- Lending: Các bạn có thể tham khảo Venus, Cream Finance, hay ForTube, Alpha Finance…
- Yield Aggregator: Beefy Finance, hoặc AutoFarm, hay Value DeFi, và dự án Acryptos…
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi tham gia BNB Chain
BNB Chain do ai tạo ra?
Binance Smart Chain (BNB Chain) được ra đời vào năm 2020 như một phiên bản nâng cấp của Binance Chain, với mục đích mang lại sự linh hoạt hơn cho người dùng Dapp, cũng như các nhà phát triển. Binance Smart Chain được sáng lập và điều hành bởi Changpeng Zhao (hay CZ).
Binance Smart Chain có hợp pháp không?
Về tính hợp pháp và uy tín của BNB Chain, cần lưu ý rằng cũng như bất kỳ nền tảng hợp đồng thông minh nào khác trong lĩnh vực DeFi, BNB Chain cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về rug pull và gian lận. Vì vậy, nhà đầu tư nên cẩn trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tham gia vào bất kỳ dự án DeFi nào trên Binance Smart Chain hoặc bất kỳ nền tảng nào khác.
Điều gì khiến Binance Smart Chain tự hào?
BNB Chain được xem là độc đáo bởi vì nó có thời gian giao dịch nhanh hơn và phí gas rẻ hơn so với Ethereum.
Cách theo dõi các chỉ số trên Binance Smart Chain?
Bạn có thể sử dụng BscScan để xem thông tin về các giao dịch trên mạng Binance Smart Chain và tra cứu các thông tin liên quan khác về mạng này.
Token của Binance Smart Chain là gì?
Tính đến thời điểm này, Binance Smart Chain không có chính sách phát hành Token riêng, thay vào đó là sử dụng chung với Binance Chain.
Kết luận
Những khái niệm cơ bản về Binance Smart Chain là gì, một trong những nền tảng Blockchain phát triển nhanh nhất hiện nay đã được trình bày cụ thể trong bài viết. Với tính năng tốc độ nhanh và phí gas thấp, Binance Smart Chain đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng người dùng và nhà phát triển DeFi. Tuy nhiên, như với bất kỳ nền tảng DeFi nào khác, người dùng cần phải luôn cẩn trọng và thận trọng trong quá trình giao dịch và đầu tư. Việc tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng các dự án trước khi tham gia sẽ giúp bạn tránh được rủi ro và đạt được lợi nhuận tốt nhất trên Binance Smart Chain.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.