Byzantine Fault Tolerance là gì? Đối với các vấn đề ở trong bài toán các vị tướng quân Byzantine, đây được xem là một giải pháp để giải quyết các vấn đề này. Thuận toán đồng thuận này hiện nay tương đối phổ biến và được sử dụng trong thị trường Crypto khá rộng rãi. Chính vì vậy mà bài viết sau của Binancevi sẽ chia sẻ đến trader chi tiết nhất về Byzantine Fault Tolerance – BFT là gì nhé.
Khái niệm về Byzantine Fault Tolerance (BFT)
Byzantine Fault Tolerance – BFT là gì? Byzantine Fault Tolerance, viết tắt BFT được biết đến là một trong các đặc tính cơ bản của những quy tắc cũng như giao thức Blockchain đáng tin cậy. Hệ thống này có khả năng sẽ giải quyết được những vấn đề còn đang tồn tại ở bài toán Byzantine. Đồng thời, đảm bảo cho một mạng của máy tính phân tán hoạt động như là sự mong muốn và đạt được đồng thuận một cách chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi một vài node bị lỗi hoặc là thực hiện các hành động gây hại đến mạng chung thì chúng vẫn sẽ tiếp tục hoạt động được.
Về các vấn đề dành cho bài toán các vị tướng Byzantine, sẽ có rất nhiều giải pháp khả thi được đưa ra cho nên sẽ có rất nhiều cách để có thể xây dựng nên một hệ thống BFT hay chính là Hệ thống chịu lỗi Byzantine. Tương tự như thế thì các để một Blockchain đạt được hệ thống chịu lỗi Byzantine cũng sẽ có rất nhiều cách và điều mà trader có ở hiện tại đó chính là những thuật toán đồng thuận (Consensus).
Chi tiết về bài toán những vị tướng quân Byzantine
Bài toán Byzantine do Robert Shotak, Leslie Lamport và Marshall Pease định nghĩa ở trong một bài báo được xuất bản vào năm 1982. Bài báo này có tên gọi là “Bài toán các vị tướng Byzantine”. Nếu như một câu chuyện ngụ ngôn về những vấn đề liên quan đến sự đạt được “sự động thuận” ở trong một hệ thống phi tập trung.
Bài toán này giả định rằng mỗi một người tướng sẽ có quân đội riêng và mỗi tướng sẽ đóng quân ở những địa điểm khác nhau ở xung quanh thành phố mà họ có ý định tấn công. Các tướng phải cùng nhau đồng thuận rằng sẽ rút lui hoặc là tấn công. Vấn đề rút lui hay tấn công cũng không quá quan trọng mà hơn hết đó chính là sự đồng thuận của tất cả các vị tướng. Nghĩa là cùng nhau đồng thuận về một quyết định chung để nhằm thực hiện và phối hợp ăn ý với nhau.
Vì vậy, trader có thể xem xét về những mục tiêu như sau:
- Mỗi một tướng sẽ phải quyết định rằng rút lui hoặc tấn công (có hoặc không).
- Không thể nào thay đổi được quyết định sau khi đã được đưa ra.
- Toàn bộ các tướng cần phải có sự nhất trí về một quyết định giống như nhau cũng như đồng bộ với nhau.
Những vấn đề liên lạc như đã đề cập ở bên trên có sự liên quan đến thực tế là một tướng chỉ có khả năng giao tiếp đến những tướng khác dựa vào những thông điệp được di chuyển thông qua lính đưa tin. Bài toán các vị tướng Byzantine ở đây đề cập đến các vấn đề trọng tâm đó chính là các thông điệp có thể bị chậm, mất hoặc hủy.
Không những thế, ngay cả khi xét đến các thông điệp sẽ được gửi đi thành công thì vẫn sẽ còn xảy ra khả năng đó là một hoặc nhiều tướng chọn thực hiện hành động gây hại bởi vì một lý do nào đó và gửi đi một thông điệp sai để nhằm khiến các tướng khác bị nhiễu và hoàn toàn dẫn đến thất bại.
Nếu như trader áp dụng bài toán song đề vào trường hợp Blockchain xuất hiện thì mỗi tướng sẽ được đại diện cho mỗi nút mạng và các nút sẽ cần phải đạt được một sự đồng thuận về trạng thái hiện tại ở hệ thống đó. Hiểu theo cách khác thì phần lớn các trader tham gia vào trong một mạng lưới phân tán phải đưa ra quyết định đồng ý và cùng nhau tiến hành cùng một hành động để việc thất bại hoàn toàn không xảy ra.
Như vậy, để đạt được sự đồng thuận ở trong các loại hệ thống phân tán này thì cách thức duy nhất đó chính là phải có được sự đồng thuận của tối thiểu là 2/3 hoặc là nhiều hơn các nút mạng đáng tin cậy và trung thực. Điều này mang ý nghĩa đó là phần lớn nút ở trong mạng sẽ quyết định thực hiện hành động được gây hại và hệ thống cũng sẽ bị lỗi hoặc bị tấn công một cách dễ dàng. Chẳng hạn như tấn công 51%.
Cách vấn đề chung của lỗi Byzantine sẽ được Bitcoin giải quyết bằng cách nào?
Các vấn đề chung của Byzantine Fault Tolerance sẽ được Bitcoin giải quyết bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận PoW (Proof of Work) để nhằm thiết lập lên một bộ quy tắc khách quan và rõ ràng dành cho nền tảng Blockchain.
Để thêm thông tin có tên gọi là khối hay Block vào Blockchain thì một thành viên của mạng cần phải xuất bản ra các bằng chứng về việc họ đã bỏ công sức của mình ra đầu tư đáng kể vào quá trình tạo ra khối. Công việc này sẽ đặt ra một khoản chi phí lớn dành cho người sáng tạo, tức là Creator và vì vậy, nó khuyến khích người tham gia hay các trader xuất bản thông tin một cách trung thực nhất.
Bởi vì những quy tắc là khách quan, không được có sự can thiệp hay bất đồng về các thông tin ở trên mạng Bitcoin. Không những thế, khối một khi đã được thêm vào chuỗi khối thì việc loại bỏ nó sẽ rất là khó khăn và khiến cho quá khứ của đồng Bitcoin trở nên không biến động.
Chính vì vậy mà ở tại thời điểm này, những thành việc thuộc mạng Bitcoin sẽ có thể cùng nhau đồng ý về trạng thái của nền tảng Blockchain và toàn bộ những giao dịch ở trong đó. Mỗi node sẽ tự xác minh xem những khối đó có hợp lý không dựa vào các yêu cầu của PoW. Và đồng thời xem rằng liệu những giao dịch có thật sự hợp lệ hay không dựa vào những yêu cầu khác.
Nếu như bất cứ thành viên nào của mạng cố gắng phát đi những thông tin không chính xác, có sự sai lệch thì ngay lập tức toàn bộ các node ở trên mạng sẽ nhận ra nó là không hợp lệ một cách khách quan và đồng thời bỏ qua nó. Vì mỗi node có thể xác minh được toàn bộ các thông tin ở trên chính mạng Bitcoin cho nên không cần phải quá tin tưởng vào những thành viên khác của mạng. Từ đó đã khiến cho Bitcoin từng bước trở thành một hệ thống không đáng để các trader tin cậy vào, hay còn được gọi là trustless.
Trader cũng cần lưu ý rằng thuật toán Proof of Work không thật sự đảm bảo 100% khả năng chịu lỗi Byzantine. Tuy nhiên nhờ vào quá trình đào khá tốn kém cũng như những kỹ thuật mã hóa ở đằng sau đó mà PoW cũng đã chứng tỏ được mình chính là một trong các thuật toán đồng thuận đáng tin cậy và an toàn nhất dành cho các mạng Blockchain.
Bên cạnh PoW thì các thuật toán phổ biến nhất hiện tại mà trader có thể tham khảo đó là Proof of Stake (PoS) và những biến thể của nó như PoA (Proof of authority), dPoS (Delegated Proof of Stake),…
Những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của Byzantine Fault Tolerance là gì?
Như vậy với những chia sẻ vừa rồi thì các ưu và nhược điểm của Byzantine Fault Tolerance là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu đôi chút qua nội dung sau đây nhé.
Ưu điểm của Byzantine Fault Tolerance (BFT) là gì?
- Nó sẽ không có yêu cầu về mức sử dụng năng lượng hay sức mạnh giải thuật toán bởi vì sẽ không có một thợ đào nào có thể giải được các thuật toán phức tạp dành cho mọi khối giao dịch. Điều này từ đó khiến cho nó trở nên thân thiện hơn với môi trường so với PoW.
- Không yêu cầu xác nhận nhiều khi giao dịch. Nếu như có sự đồng ý của các node về một khối giao dịch thì nó sẽ ngay lập tức được xác nhận.
- Bởi vì tất cả mọi node sẽ đều có thể tham gia hành động, cho nên toàn bộ những người tham gia đều có cơ hội chia sẻ phần thưởng. Sẽ không có một sự khác biệt nào diễn ra giữa phần thưởng các node như trong Proof of Stake và Proof of Work.
Nhược điểm của Byzantine Fault Tolerance (BFT) là gì?
- Nó bị tấn công dễ dàng bởi những cuộc tấn công của Sybil. Đây chính là hình thức một bên có thể giành được quyền kiểm soát các node một cách đáng kể.
- Byzantine Fault Tolerance (BFT) yêu cầu sự giao tiếp diễn ra giữa các node ở các bước của quy trình. Điều này có thể sẽ mất thời gian và đồng thời khả năng mở rộng cũng sẽ bị hạn chế.
Đặc điểm của Byzantine Fault Tolerance (BFT) là gì?
Một giao thức đồng thuận được hiểu là Byzantine Fault Tolerance (BFT) vẫn có khả năng phối hợp và đi đến đồng thuận dù cho giữa các nút có một vài sự bất đồng. Đối với các Blockchain phi tập trung như Bitcoin hoặc Ethereum thì điều này vô cùng quan trọng.
Một trong số các sự đổi mới quan trọng của Satoshi Nakamoto khi Bitcoin được họ tạo ra chính là giải quyết các vấn đề của tướng Byzantine thông qua việc áp dụng bằng chứng công việc dành cho mạng Bitcoin. Nhờ vào việc có thuộc tính của BFT, mạng Bitcoin sẽ được bảo vệ khỏi đến 1/3 số nút được cho là độc hại.
Tương lai của Byzantine Fault Tolerance (BFT) ra sao?
Nguyên tắc của Byzantine Fault Tolerance (BFT) vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng chính ở trong mạng lưới Blockchain. Khi người tổ chức và nhiều người cùng nhau khám phá ra các hệ thống phi tập trung và hệ thống phân tán, những cách thức đổi mới hơn sẽ được phát hiện cũng như là thực hiện để nhằm thiết kế nên hệ thống BFT.
Vừa rồi là những chia sẻ về Byzantine Fault Tolerance là gì mà Binancevi muốn các trader có thể nắm và hiểu được khi tham gia đầu tư vào thị trường. Với những thông tin này, chúng tôi hy vọng rằng các trader sẽ cập nhật và tích lũy thêm có mình thật nhiều thông tin thú vị cũng như là mới nhất về thị trường tiền điện tử và tài chính nhé.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.