Để có thể giao dịch tốt trên thị trường, các nhà đầu tư cần phải biết đến các lệnh trên Binance. Hiện tại, Binance đang có rất nhiều loại lệnh khác nhau, gồm có: Lệnh Market, lệnh Limit, lệnh Stop Limit,… Cụ thể về các lệnh này như thế nào, cách sử dụng chúng ra làm sao và những trường hợp nào thì nên sử dụng chúng? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp ngay qua bài viết dưới đây của Binancevi.com!
Tìm hiểu về các lệnh trên Binance
Lệnh Market
Lệnh Market còn được gọi một cái tên gọi khác là lệnh thị trường, là loại lệnh cho phép các nhà đầu tư tham gia vị thế mua/bán Coin ngay lập tức. Có thể hiểu là, mức giá khi Traders đặt chốt sẽ khớp hoàn toàn với mức giá ở thời điểm hiện tại của thị trường.
Trong tất cả các lệnh trên Binance, lệnh Market là loại lệnh phù hợp nhất đối với các Traders muốn thực hiện mua/ bán Coin nhanh chóng. Bởi vì giá của lệnh sẽ được khớp ngay sau khi Traders bắt đầu xác nhận tham gia vị thế. Đây là điểm mạnh của lệnh Market, tuy nhiên, điều này cũng chính là nhược điểm của lệnh đặt Market. Bởi vì giá thị trường luôn thay đổi nhanh chóng, cho dù chỉ là một giây, một phút. Chính vì vậy mà đôi khi giá khớp của bạn sẽ cao hơn/ thấp hơn mức giá kỳ vọng ban đầu.
Ví dụ như hình minh họa phía trên, giá hiện tại đang ở mức 2400. Nếu như các nhà đầu tư vào lệnh ngay bây giờ, lệnh sẽ khớp tại mức giá 2400. Tuy nhiên, đôi khi thị trường biến động và có sự thay đổi giá nhanh chóng. Giá khớp lệnh có thể thấp hơn 2400 hoặc cao hơn 2400 một chút.
Lệnh Limit
Lệnh Limit – Lệnh giới hạn là lệnh giao dịch được các nhà đầu tư sử dụng thường xuyên nhất khi Trading trên thị trường. Ưu điểm của lệnh giới hạn đó là giúp các Traders vào/ ra lệnh với mức giá như kỳ vọng của bản thân. Đặc điểm của lệnh Limit đó là cho phép các nhà giao dịch đặt lệnh ở một mức giá mà mình đã xác định từ trước. Khi Traders đặt lệnh giới hạn Mua, lệnh đặt chỉ thật sự khớp khi mức giá thị trường khớp hoặc thấp hơn với giá Limit đã đặt. Ngược lại, khi Traders đặt lệnh giới hạn Bán, lệnh đặt sẽ khớp khi giá thị trường bằng hoặc cao hơn mức giá Limit. Cần phải lưu ý rằng, lệnh Limit không chắc chắn 100% là sẽ được thực hiện.
Nếu chỉ giới thiệu sơ qua về khái niệm như vậy, các nhà đầu tư sẽ chưa thật sự hiểu được lệnh Limit là gì. Chính vì vậy mà bài viết muốn bạn tìm hiểu hai loại lệnh: Sell Limit (Bán) và Buy Limit (Mua) thông qua những ví dụ sau:
Buy Limit
Ví dụ như giá hiện tại của thị trường đang nằm tại điểm A. Khi mà mức giá di chuyển xuống vị trí thấp hơn hoặc bằng mức giá C (mức giá kỳ vọng của Traders) thì lệnh đặt của các nhà giao dịch sẽ được khớp. Phần khớp này có thể khớp một phần hoặc là khớp toàn bộ.
Nếu như các nhà giao dịch đặt mức giá kỳ vọng (giá Limit) tại điểm B. Điểm B đang có mức giá cao hơn giá A, tức là giá kỳ vọng đang cao hơn giá hiện tại. Thì lúc này, lệnh sẽ khớp ngay lập tức theo mức giá A.
Ví dụ, ở hình minh họa phía trên, giá hiện tại của thị trường là 2000. Lúc này, nếu như các nhà giao dịch thực hiện lệnh mua giới hạn tại mức giá 1500. Thì khi giá thị trường quay đầu giảm xuống bằng mức 1500 hoặc thấp hơn 1500 thì lệnh của bạn sẽ được tự động khớp. Ngược lại, Traders đặt lệnh bán là 2500 thì lệnh của các Traders sẽ được khớp ngay lập tức theo giá A – giá thị trường hiện tại.
Sell Limit
Ví dụ giá hiện tại đang ở mức A là 2000, bạn có thể đặt lệnh bán Sell Limit ở mức giá B ≥ 3000. Vậy thì khi giá tăng cao hơn hoặc bằng B, lệnh của bạn sẽ được khớp (một phần hoặc toàn bộ).
Giả sử như giá hiện tại của thị trường đang nằm tại mức 2000$. Các nhà đầu tư có thể thực hiện một lệnh bán Sell Limit tại mức giá B với giá trị ≥ 3000. Vậy thì khi mà mức giá thị trường tăng cao hơn hoặc bằng mức giá kỳ vọng thì lệnh của các nhà đầu tư sẽ được khớp lệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, lệnh đặt của các Traders có thể được khớp toàn bộ. Nhưng đôi khi, nó chỉ khớp được 1 phần mà thôi.
Tương tự như trên, khi Traders đặt mức giá bán giới hạn thấp hơn mức giá 2000$, điển hình như là 1500$. Lệnh đặt của các nhà giao dịch sẽ được khớp ngay theo mức giá thị trường hiện tại – 2000$.
Lệnh Stop Limit
Nhìn chung, lệnh Stop Limit không có quá nhiều điểm khác biệt với lệnh giới hạn (Lệnh Limit) ở phía trên. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại lệnh này chính là Stop Limit cần phải có điều kiện kích hoạt thì mới có thể hoạt động.
Vậy thì “điều kiện” ở đây là gì? Mức giá “điều kiện” được hiểu là mức giá STOP. Đây thường là các ngưỡng giá kháng cự/ hỗ trợ. Bởi vì sau khi mức giá vượt kháng cự, giá thường tăng mạnh. Và sau khi giá vượt ngưỡng hỗ trợ, giá sẽ đi theo xu hướng suy giảm mạnh mẽ. Lúc này, các lệnh Stop Limit sẽ là một trợ thủ đắc lực của các nhà giao dịch thị trường Binance. Giúp cho các Traders cắt lỗ nhanh chóng, hoặc là hỗ trợ Traders thực hiện quá trình mua thêm tài sản để chuẩn bị cho một xu hướng tăng mới.
Lệnh Stop Market
Lệnh Binance tiếp theo mà Binancevi.com muốn chia sẻ và giới thiệu đến bạn đó là lệnh Stop Market. Nhìn chung, lệnh Stop Limit và Stop Market tương đối giống nhau.
Điểm khác biệt duy nhất giữa hai lệnh Binance này đó là giá điều kiện kích hoạt của Stop Market là giá thị trường. Trong khi đó, lệnh Stop Limit lại sử dụng mức giá giới hạn.
Ví dụ như ở hình minh họa trên, giá thị trường hiện tại – giá A đang chạm mốc 2000$. Các Traders đặt lệnh Stop Market tại thời điểm này để mua hoặc bán. Mức giá STOP có thể cao hơn/ thấp hơn mức giá hiện tại. Khi mà thị trường đạt tới vị trí của mức giá B và mức giá C thì lệnh đặt của Traders sẽ được kích hoạt ngay lập tức.
Lưu ý: Mức giá STOP có thể là mức giá đã được đánh dấu trước đó hoặc cũng có thể là mức giá gần nhất.
Lệnh OCO
Lệnh OCO là lệnh kết hợp giữa 2 lệnh một lúc, một lệnh LIMIT và một lệnh STOP LIMIT. Tuy nhiên nó sẽ chỉ thực hiện được duy nhất một lệnh. Lệnh nào đạt điều kiện trước thì sẽ được thực hiện, và lệnh còn lại sẽ bị hủy.
Lệnh OCO được xem là loại lệnh kết hợp giữa lệnh giới hạn – Limit và lệnh Stop Limit. Mặc dù được gọi là lệnh kết hợp nhưng thực tế, lệnh chỉ có thể thực hiện được 1 trong hai loại lệnh trên. Có nghĩa là lệnh nào đáp ứng được điều kiện nhanh hơn thì sẽ được thực hiện. Lệnh còn lại lập tức bị hủy bỏ.
Như ví dụ trong ảnh trên, Bitcoin đang có ngưỡng hỗ trợ là 38.000 USDT và ngưỡng kháng cự là 45.000 USDT. Dựa trên tâm lý của các nhà giao dịch thị trường, mọi người thường có xu hướng mua nhiều hơn trong trường hợp giá chạm 38.000 USDT hoặc là khi giá vượt qua ngưỡng 45.000 USDT. Lúc này, OCO sẽ hỗ trợ Traders trong trường hợp này.
Lệnh OCO được đánh giá là một lệnh cực kỳ phức tạp, tuy nhiên, nó lại cực kỳ hữu dụng trong giao dịch thị trường. Cụ thể, nó giúp cho các Traders có được thời điểm mua/ bán tốt nhất. Thực hiện mua khi giá chạm tới ngưỡng hỗ trợ & phá kháng cự. Ngược lại, bán ra tốt nhất là khi giá chạm kháng cự và phá vỡ hỗ trợ.
Ví dụ lệnh mua OCO trên Binance
Gọi giá hiện tại của thị trường là A. Ví dụ như A đang có mức giá là 2000$ thì bắt buộc giá Stop (B) phải cao hơn giá A. Bên cạnh đó, mức giá Limit (gọi là giá C), phải thấp hơn giá A.
Khi mà giá A tăng lên 3000$ cũng là lúc mà lệnh Stop Limit được kích hoạt. Tiếp đó, lệnh Limit sẽ bị hủy bỏ. Ngược lại với trường hợp giá tăng, khi giá giảm xuống còn 1500, lệnh Limit sẽ được kích hoạt và lệnh Stop Limit bị hủy bỏ.
Ví dụ lệnh bán OCO trên Binance
Giữ nguyên mức giá thị trường 2000$ như ví dụ trên. Giá Stop được gọi là giá C và giá Limit được gọi là giá B. Lúc này, nếu như các Traders muốn đặt lệnh OCO, cần phải đảm bảo điều kiện là giá Stop (C) thấp hơn mức giá hiện tại. Ngược lại, giá B (giá Limit) phải cao hơn giá hiện tại.
- Khi mức giá giảm xuống 1500$, lệnh Stop Limit sẽ được kích hoạt. Cùng lúc đó, lệnh Limit cũng chính thức bị hủy bỏ.
- Khi mức giá có mức giá lớn hơn 3000$, lệnh Stop Limit bị hủy bỏ và lệnh Limit được kích hoạt song song.
Lệnh Trailing Stop
Trong tất cả các lệnh trên Binance, Trailing Stop được đánh giá là lệnh thị trường phức tạp, thường chỉ xuất hiện tại Binance Future. Mặc dù là lệnh thị trường khó sử dụng nhất, tuy nhiên, nó lại sở hữu trong mình rất nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm của nó chính là giúp các Traders thực hiện việc chốt lời/ cắt lỗ theo mức phần trăm nhất định. Nó giúp các nhà đầu tư giữ được nguồn lợi nhuận hiện tại của mình an toàn. Đồng thời giúp các Traders ngăn chặn được việc cháy tài khoản.
Cụ thể hơn về lệnh Trailing Stop Binance. Được biết, đây là lệnh đặt cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh thiết lập dựa trên một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức giá hiện tại của thị trường. Khi mà giá thị trường chạm tới mức cao nhất hoặc là thấp nhất sau khi gửi 1 lệnh thì lệnh sẽ bắt đầu được kích hoạt và thực hiện như một lệnh thị trường.
Khi đó:
Nếu như giá biến động theo hướng theo hướng tích cực, những lệnh đặt này sẽ được chốt lời một phần. Phần giao dịch còn lại sẽ được giữ lại để các nhà giao dịch tiếp tục theo dõi.
Cần phải nói thêm rằng, lệnh Trailing Stop sẽ không điều chỉnh đi theo hướng ngược lại. Khi mà mức giá biến động theo chiều hướng ngược lại với một tỷ lệ phần trăm nhất định, lệnh Trailing Stop sẽ được tự động đóng lệnh dựa trên mức giá thị trường.
Luôn luôn phải nhớ rằng, tỷ lệ Callback là một nhân tố đặc biệt quan trọng để kích hoạt lệnh Trailing Stop. Chỉ cần đảm bảo được một điều kiện duy nhất, đó là, tỷ lệ bật lại giá của thị trường cao nhất hoặc thấp nhất lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ callback. Lúc này, Trailing Stop sẽ được kích hoạt ngay lập tức. Các Traders có thể chọn mức tỷ lệ Callback trong khoảng 0,1 – 5%.
Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu kỹ hơn về lệnh Binance phức tạp này qua những ví dụ minh họa sau:
Ví dụ với lệnh Trailing Stop – BUY
Ví dụ như giá hiện tại là 2400 (A), các nhà đầu tư hãy đặt lệnh Trailing Stop để thực hiện vị thế mua vào. Điều kiện bắt buộc là giá kích hoạt (B) phải luôn luôn nhỏ hơn mức giá hiện tại của thị trường. Nếu như giá thị trường thấp nhất đã đạt đến điểm B hoặc là đã vượt qua ngưỡng B, thì sẽ có tỷ lệ callback (C) được hồi lại. Lệnh mua của bạn ở thời điểm hiện tại sẽ được kích hoạt dựa trên lệnh thị trường (Market).
Ví dụ với lệnh Trailing Stop – BÁN
Ví dụ mức giá thị trường hiện tại đang là 2400 (A) thì các nhà đầu tư hãy đặt lệnh Trailing Stop để Sell. Mức giá kích hoạt (B) luôn luôn phải cao hơn hoặc bằng giá hiện tại (A). Nếu như giá thị trường cao nhất đã chạm tới mức giá B hoặc là cao hơn thì sẽ hồi lại một tỷ lệ Callback (C ). Lệnh mua của bạn lúc này sẽ được kích hoạt dựa theo lệnh Market (lệnh thị trường).
Lệnh Take Profit/Stop Loss
Take Profit (chốt lời) hay là Stop Loss (cắt lỗ) là một trong hai lệnh trên Binance thường gặp trên giao dịch thị trường. Nhìn chung, lệnh này có cách thức giao dịch khá tương đồng với lệnh Market hoặc lệnh Limit.
Tuy nhiên, nó đơn giản hơn rất nhiều so với 2 lệnh trên. Cụ thể, các nhà giao dịch đặt lệnh Bán ở một mức giá cụ thể để thu về lợi nhuận. Hoặc là thực hiện lệnh Sell tại một mức giá thua lỗ nằm trong khoảng có thể chấp nhận được. Đây chính là Stop Loss – Cắt lỗ.
Đối với lệnh cắt lỗ, chốt lời, các nhà giao dịch chỉ cần quan tâm đến hai nội dung sau:
- Giá gần nhất: Hoạt động tương tự như giá thị trường. Khi mà giá Market đạt tới mức TK/ SL thì lệnh đặt của các nhà giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên giá hiện tại của thị trường. Giá sẽ nhanh chóng khớp lệnh. Mức giá có thể bị chênh lệch nhưng khoảng chênh lệch này không quá nhiều.
- Giá đánh dấu: Đây là mức giá đã được cố định hoặc là mức giá tốt hơn so với mức giá bạn kỳ vọng. Cách thức hoạt động của nó tương tự như giá giới hạn – Limit.
Thời gian hiệu lực?
Sau khi tìm hiểu xong các lệnh trên Binance, tiếp theo, Binancevi.com sẽ tiếp tục nói đến thời gian hiệu lực. Được biết, đây là một tham số và các nhà đầu tư chỉ định khi thực hiện mở một vị thế giao dịch, quy định những điều kiện hết hạn của giao dịch này.
Có giá trị đến khi hủy bỏ (GTC)
Có giá trị đến khi hủy bỏ hay còn được gọi là GTC, là một chỉ dẫn quy định rằng một giao dịch phải luôn luôn ở trạng thái mở cho đến khi nó được thực hiện hoặc bị hủy. Lưu ý rằng cần phải hủy bằng hình thức thủ công. Nhìn khái quát thì có thể thấy, các nền tảng giao dịch tiền crypto đều đã mặc định đặc điểm này.
Trong thị trường giao dịch chứng khoán, có một giải pháp thay thế thường được các Traders sử dụng đó là đóng lệnh vào cuối ngày giao dịch. Tuy nhiên, bởi vì đây là thị trường tiền điện tử nên nó hoạt động 24/7.
Ngay bây giờ hoặc hủy bỏ (IOC)
IOC – Tính chất ngay lập tức hoặc hủy bỏ yêu cầu tất cả các phần trong lệnh đặt phải bị hủy nếu như không được thực hiện ngay lập tức. Ví dụ như, các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua 10 BTC với giá trị là 10.000 USD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chỉ có thể nhận được 5 BTC với mức giá thực hiện này. Trường hợp này có thể giải thích rằng, Traders mua được 5 BTC và còn lại 5 BTC. 5 BTC còn lại đó sẽ bị đóng.
Lấp đầy hoặc bị tiêu diệt (FOK)
Tính chất lấp đầy hoặc bị tiêu diệt có nghĩa là gì trong thị trường giao dịch? Đối với tính chất này, các nhà giao dịch cần phải thực hiện lệnh ngay lập tức. Nếu không, chúng sẽ bị hủy. Ví dụ như, lệnh của các nhà giao dịch yêu cầu sàn giao dịch mua 10 BTC với mức giá là 10,000$ thì nó sẽ không thể lấp đầy được một phần. Nếu như tất cả các đơn đặt hàng 10 BTC đều không có sẵn ở ngay mức giá đó, lệnh sẽ bị hủy ngay sau đó.
Chi tiết cách sử dụng “Hedge Mode”
Trong “Hedge Mode”, các nhà đầu tư có thể giữ cùng lúc hai vị thế trong giao dịch thị trường: vị thế mua và vị thế bán. Đây được gọi là vị thế hai chiều.
Phân tích một chút về điều này như sau: Khi mà các nhà đầu tư phân tích và dự đoán rằng Bitcoin sẽ có xu hướng tăng giá trong tương lai gần. Hành vi của các nhà đầu tư là sẽ nhanh chóng mở một vị thế mua. Tuy nhiên, đối với “Hedge Mode”, các nhà đầu tư có thực hiện được các vị thế bán khống nhanh trong các Time Frame thấp. Đối với trường hợp này, những vị thế bán nhanh của Traders sẽ không gây ra bất kỳ tác động nào đối với vị thế mua ban đầu của bạn.
Chế độ mặc định “One-way Mode” trong giao dịch thị trường có nghĩa là các nhà đầu tư không được tham gia đồng thời 2 vị thế mua và bán trong 1 hợp đồng. Nếu như cứ cố gắng để thực hiện điều này, hai vị thế này sẽ bắt đầu triệt tiêu lẫn nhau.
Để kích hoạt “Hedge Mode” trên Binance, các nhà đầu tư thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập thành công tài khoản và vào mục trang chính Binance Futures. Tiếp đến, nhấp chuột vào biểu tượng được khoanh đỏ trong hình minh họa dưới đây >> chọn “ Tùy chọn”.
Bước 2: Di chuyển đến tab “Chế độ vị thế”. Tiếp theo, chọn “Hedge Mode” – “Chế độ phòng hộ”.
Post-Only, Time in Force và Reduce-Only là gì? Tác dụng của chúng trong thị trường
Khi mà các nhà đầu tư sử dụng lệnh Limit, bạn hoàn toàn có thể đặt các hướng dẫn bổ sung đi kèm với lệnh đặt của mình. Trên Binance Futures, sẽ gồm có những lệnh như:
- Post-Only
- Time in Force (TIF).
Nhiệm vụ của chúng là xác định những đặc điểm bổ sung của lệnh Limit. Các nhà đầu tư có thể truy cập vào chúng tại điểm cuối vị trí đặt lệnh.
Post-Only là gì? Post – Only nghĩa là lệnh đầu tiên được thêm vào sổ lệnh trước. Và nó tuyệt đối không làm ngược lại với những lệnh đã có sẵn trong sổ lệnh. Điều này cực kỳ hữu dụng đối với các nhà giao dịch nếu như Traders chỉ muốn trả phí cho phía người bán.
Khái niệm tiếp theo mà Binancevi.com muốn làm rõ đó là TIF. Được biết, TIF cho phép các nhà đầu tư chỉ định khoảng thời gian cụ thể mà những lệnh đặt của Traders vẫn hoạt động trước khi chúng đến hạn hoặc là trước khi chúng được thực hiện. Sau đây là một vài tùy chọn mà các Traders có thể tham khảo để chọn cho TIF: GTC, IOC, FOK.
Khi mà các Traders đang ở One-way mode, hành động đánh dấu vào Reduce-Only sẽ giúp các Traders đảm bảo được rằng các lệnh mới mà bản thân đặt chỉ sẽ giảm xuống. Và các vị thế hiện đang mở sẽ không bao giờ tăng lên.
Ở trên là toàn bộ thông tin của Binancevi.com muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng qua nội dung bài viết này, các nhà đầu tư đã hoàn toàn hiểu rõ về các lệnh trên Binance. Đồng thời biết cách sử dụng thành thạo để giao dịch thị trường luôn đạt hiệu suất cao, thu về những khoản lợi nhuận lớn.
Tham khảo thêm:
Chỉ dẫn các thao tác xem lịch sử mua bán trên Binance
Có bao nhiêu loại phí giao dịch trên sàn Binance hiện nay?
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.