1. Kiến thức
  2. Th10 05, 2023

Monetary Policy – Chính sách tiền tệ là gì trong nền kinh tế?


Chính sách tiền tệ là gì mà lại đóng vai trò quyết định trong quá trình điều hành nguồn cung tiền, lãi suất và các yếu tố tài chính khác trong nền kinh tế? Nói một cách khái quát, chính sách tiền tệ là những kế hoạch hoạch định của bộ máy nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia. Nhằm ngăn chặn khả năng lạm phát và cân đối cán cân cung cầu trong nền tài chính, đảm bảo sự phát triển của đất nước. Để hiểu hơn về Monetary Policy là gì thì theo dõi bài viết sau.

Thuật ngữ chính sách tiền tệ (Monetary Policy) trong nền kinh tế là gì?

Chính sách tiền tệ là gì? Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là chính sách được sử dụng để điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ hoạt động tín dụng và ngoại hối. Nhờ vào các chính sách này mà nền kinh tế quốc gia luôn trong trạng thái ổn định và phát triển.

Được biết, cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ chính là ngân hàng trung ương với mục tiêu duy nhất là thúc đẩy nền kinh tế. Điển hình như: duy trì giá cả thị trường, tăng trưởng GDP, và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Hiện nay, chính sách tiền tệ là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong thị trường tài chính của một quốc gia. Bởi nó có khả năng can thiệp vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động đến tổng cầu và sản lượng sản xuất, làm cho nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế quan trọng của chính phủ.

Giải nghĩa chính sách tiền tệ là gì?

Giải nghĩa chính sách tiền tệ là gì?

Những hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có tác động lớn đến chi phí thị trường cũng như khả năng tín dụng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo việc sử dụng lao động toàn diện, duy trì ổn định giá cả và cân bằng cán cân thương mại những quốc gia khác.

Bằng cách đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ cố gắng cân bằng lãi suất và cung tiền quốc gia, ngăn chặn tình trạng lạm phát. Việc này được thực hiện dưới sự kiểm soát của hai đơn vị chính phủ lớn, đó là: Ủy ban Dự trữ Liên bang và Ủy ban thị trường mở Liên bang. Các ủy ban này đang được điều hành và hoạt động với 12 thành viên, bao gồm cả bảy thống đốc thuộc ủy ban Dự trữ Liên bang. Các ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm trong việc điều hành giao dịch mua bán chứng khoán chính phủ trên thị trường mở dành cho các ngân hàng Dự trữ liên bang (hiện đang có 12 ngân hàng thành viên).

Thường thì chủ tịch ủy ban Dự trữ Liên bang sẽ phải yêu cầu có mặt tại các phiên họp ủy ban Quốc hội hai lần/ năm. Lần đầu là vào tháng Hai, lần thứ 2 là vào tháng Bảy, để báo cáo các mục tiêu tương lai của chính sách tiền tệ dựa trên yêu cầu của Đạo luật Humphrey-Hawkins năm 1978. Các mục tiêu này được theo dõi cẩn thận và phân tích tính khả thi dựa trên các chỉ số chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) và những đặc điểm chính

Chính sách tiền tệ thường có hai đặc điểm chính: thắt chặt và mở rộng. 

Khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện phân tích thị trường và nhận thấy những dấu hiệu nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, giá thị trường bắt đầu vượt quá định mức cho phép ban đầu, FED sẽ áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt bằng cách bán chứng khoán chính phủ để ngăn chặn tình trạng này. Quá trình này được gọi là quá trình rút nguồn dự trữ.

Ngược lại, nếu như Fed nhận thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại hoặc đứng trước bờ vực suy thoái. FED sẽ áp dụng tín dụng nới lỏng bằng cách mua chứng khoán từ thị trường, tạo ra dự trữ mới trong hệ thống ngân hàng. Bằng cách mở rộng nguồn cung dự trữ qua việc mua chứng khoán thay vì bán, Fed giúp các ngân hàng dễ dàng đáp ứng yêu cầu dự trữ cũng như cung cấp các khoản vay mới.

Bên cạnh chính sách tiền tệ, FED cũng có những biện pháp khác để can thiệp vào chi phí tín dụng thị trường. Những biện pháp này gồm lệnh chứng minh chứng khoán được các Traders thu mua vào từ các nhà môi giới hoặc thương nhân có giá trị uy tín cao. Nhờ vào việc này, cục dự trữ liên bảng Mỹ cố gắng thuyết phục các ngân hàng thực hiện theo khuyến nghị chính sách của mình bằng những áp lực vô hình. 

Mặc dù chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của chính phủ liên bang có những phương pháp thực hiện khác nhau, điển hình như những chính sách chi tiêu và thuế. Nhưng cả hai đều hướng đến mục đích chung nhất là duy trì cân bằng giữa tổng cầu và tổng cung trong nền kinh tế. Cán cân cung cầu này sẽ được đo bằng GDP, việc làm và lãi suất, nhằm kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước.

Trách nhiệm và mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ là gì?

Monetary Policy giúp nền kinh tế hạn chế tình trạng lạm phát và bình ổn giá trị đồng tiền

Ngân hàng trung ương sẽ dựa vào các Chính sách tiền tệ để biết được sức mạnh của của đồng tiền quốc gia là tăng hay giảm.Giá trị của đồng tiền được đánh giá dựa trên hai khía cạnh quan trọng: 

  • Sức mua nội địa của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước).
  • Sức mua quốc tế (tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ).

Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm ổn định đồng tiền quốc gia không đồng nghĩa với việc lạm phát kinh tế được loại bỏ hoàn toàn. Vì điều này sẽ ngăn cản khả năng phát triển của nền kinh tế. Trong trường hợp nền kinh tế đang trong trạng thái bị bão hòa, việc đưa ra chính sách tiền tệ với tỷ lệ hợp lý sẽ có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế trở lại.

Chính sách tiền tệ giúp giảm bớt phần nào lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền trong khoảng giá nhất định

Chính sách tiền tệ giúp giảm bớt phần nào lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền trong khoảng giá nhất định

Mục tiêu tạo ra nhiều việc làm cho lao động, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp trong nước

Chính sách tiền tệ mở rộng cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt có tác động trực tiếp đến sự hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực xã hội. Quy mô sản xuất kinh doanh cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ các chính sách này. Những điều này có ảnh hưởng lớn đến cán cân thất nghiệp của quốc gia. Nếu chính phủ muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chấp nhận một mức lạm phát gia tăng từ thị trường.

Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài chính quốc gia

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu duy nhất của chính phủ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc này, chính phủ sẽ cố gắng duy trì ổn định sự tăng trưởng này, đặc biệt là ổn định giá trị của đồng tiền quốc gia. Việc đồng tiền quốc gia ổn định thể hiện lòng tin của người dân đối với hệ thống chính phủ. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu này, chính phủ cần phải đảm bảo đạt được hai mục tiêu trên một cách công bằng.

Chính sách tiền tệ đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế hưng thịnh của một quốc gia

Chính sách tiền tệ đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế hưng thịnh của một quốc gia

Mối quan hệ giữa các mục tiêu này rất chặt chẽ, nó hỗ trợ lẫn nhau và không thể tách rời. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn hạn, những mục tiêu này có thể xung đột với nhau, thậm chí là đối lập với nhau. Vì vậy, để cố gắng hài hòa giữa các mục tiêu trên, ngân hàng trung ương cần phải kết hợp chặt chẽ với các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Hầu hết các quốc gia thường coi việc ổn định giá trị tiền tệ là mục tiêu cần phải đạt được của Chính sách tiền tệ.

Những công cụ của chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là gì?

Cục dự trữ liên bang Mỹ sở hữu ba công cụ chuyên dụng trong việc thực hiện Chính sách tiền tệ, đó là:

  • Thực hiện mua và bán chứng khoán thông qua các hoạt động trên Thị trường mở
  • Cho phép thiết lập các yêu cầu dự trữ đối với các tổ chức tài chính
  • Thiết lập lãi suất chiết khấu mà các ngân hàng và tổ chức tài chính phải thanh toán khi vay vốn từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang.

Chính sách tiền tệ – Monetary Policy bao gồm sáu công cụ chính sau đây:

6 công cụ chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện tại

6 công cụ chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện tại

Công cụ tái cấp vốn

Công cụ tái cấp vốn là hoạt động cấp tín dụng của NHTW với các ngân hàng thương mại. Khi Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại, việc này giúp gia tăng lượng tiền cung trong hệ thống. Đồng thời, nó còn hỗ trợ Ngân hàng thương mại gia tăng khả năng thanh toán và tạo bút tệ.

Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Nói một cách chính xác nhất, công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa so với tổng số tiền gửi huy động. Mục tiêu của công cụ này là điều chỉnh khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại bằng cách kiểm soát lượng tiền cung cấp cho vay.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở thể hiện việc NHTW đang thực hiện hoạt động mua bán giấy tờ có giá trị ngắn. Thông qua việc ổn định cung cầu giấy tờ có giá, công cụ này còn có tác động lớn đến lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại. Toàn bộ quá trình này có ảnh hưởng đối với năng lực cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại, cho thấy sự tăng giá hoặc giảm giá của khối lượng tiền tệ.

Công cụ lãi suất tín dụng

Công cụ lãi suất tín dụng là một công cụ gián tiếp trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Thay vì làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông ( tăng thêm hoặc giảm bớt), nó tác động đến sự thay đổi lãi suất của thị trường. Điều này giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng hoặc bị hạn chế. 

Nhìn chung, có thể hiểu cơ chế điều hành lãi suất theo một cách đơn giản như sau, đó là những chủ trương và những chính sách cụ thể của NHTW. Chúng được tạo ra nhằm điều hòa lãi suất đang hiện hành trên thị trường trong những thời kỳ kinh tế nhạy cảm, có nhiều biến động.

Công cụ hạn mức tín dụng

Công cụ hạn mức tín dụng được hiểu như thế nào? Theo cách nói trực tiếp nhất, đây là công cụ của NHTW có tính can thiệp mạnh mẽ, nhằm kiểm soát lượng tín dụng của những tổ chức tín dụng tài chính. Hạn mức tín dụng chính là mức dư nợ tối đa mà các Ngân hàng thương mại được phép cấp tín dụng trong thị trường tiền tệ. Chính sách này có thể thay đổi, tùy thuộc vào quyết định của Ngân Hàng Trung Ương.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là mức giá trao đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó không chỉ phản ánh sức mua của đồng nội tệ mà còn cho biết sự ảnh hưởng của mình đến quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là một công cụ quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, có vai trò lớn trong hoạt động giao thương giữa các quốc gia cũng như việc sản xuất, gia công kinh doanh trong nội địa.

Chính sách tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thị trường, phạm vi ảnh hưởng của nó tương đối rộng với nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình như: sản xuất, xuất nhập khẩu, tài chính, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư và dự trữ. Mặc dù tỷ giá không có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự tăng giảm tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ giá đóng vai trò đặc biệt khi là công cụ hỗ trợ đặc biệt trong việc thực hiện và áp dụng các chính sách tiền tệ.

Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ

Sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ

Dựa trên dữ liệu mà Oxfam công bố vào năm 2017, trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2012 tại Việt Nam, tỷ lệ Palma đã tăng 17%, từ 1,48 lên 1,74 (từ năm 1992 đến năm 2012. Được biết, tỷ số Palma chính là tỷ lệ giữa 2 nhóm: nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất trong quốc gia. Với tỷ lệ 1,74 trong năm 2012, cho thấy sự gia tăng chênh lệch giữa hai nhóm đang ngày càng rõ rệt hơn.

Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, các hộ gia đình được chia thành năm tầng lớp kinh tế như sau:

  • Người nghèo cùng cực, sống với mức chi tiêu dưới 1,9 USD/ngày
  • Người nghèo vừa phải, sống với mức chi tiêu từ 1,9 – 3,2 USD/ngày
  • Người dễ bị tổn thương kinh tế, sống với mức chi tiêu 3,2 – 5,5 USD/ngày
  • An toàn về kinh tế, sống với mức chi tiêu 5,5 – 15 USD/ngày
  • Tầng lớp trung lưu, tiêu dùng trên 15 USD/ngày.

Sự không cân đối về thu nhập cũng được thể hiện thông qua khoảng cách giữa nhóm 1 và nhóm 5 ( nhóm nghèo cùng cực và nhóm trung lưu). 

Năm 2016, thu nhập trung bình đầu người của nhóm 1 là 791.000 đồng, tăng bình quân 5,7% trong 3 năm, từ 2016 đến 2019. Trong khi nhóm 5 đạt 7,8 triệu đồng, có tỷ lệ bình quân là 6,8% trong cùng giai đoạn 2016 – 2019. Dựa trên hai số liệu này để so sánh, có thể thấy thu nhập của nhóm 5 gấp 9,8 lần nhóm 1 trong năm 2016 và tăng gấp 10,2 lần ở thời điểm 2019.

Nền tài chính bắt đầu có sự biến đổi vào năm 2020 – thời điểm mà đại dịch Covid-19 kéo dài, mang đến nhiều ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam. Cụ thể, đại dịch đã mang lại những tác động tiêu cực về mặt kinh tế cho quốc gia. Khía cạnh an sinh xã hội được khai thác triệt để, chủ yếu hướng tới những đối tượng có gia cảnh đặc biệt như: người nghèo, thất nghiệp, gia đình chính sách. Nhóm thu nhập thấp thời gian này có sự gia tăng tỷ lệ thấy rõ khi tăng lên 7,6% trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, nhanh gấp mấy lần so với tỷ lệ tăng của nhóm 5. Điều này đã làm giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa hai nhóm xuống chỉ còn 8 lần thay vì 10 lần như trước đây.

Dựa trên dữ liệu từ World Bank (2018), có thể thấy tình hình bất bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp tại Việt nam đang ngày càng gia tăng. Sự bất bình đẳng này đặc biệt tập trung ở khu vực nông thôn, với chỉ số Gini tăng 0,8 điểm. Trong khi đó, lại không thể thấy sự thay đổi nào đáng kể nào về bất bình đẳng thu nhập ở khu vực thành thị. 

Được biết, trong 8 năm, từ 2002 đến 2010, mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm có cao nhất và thấp nhất tại nông thôn là 5,97 lần, mức độ này không quá đáng kể so với sự gia tăng của khu vực thành thị. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến 2016, hệ số chênh lệch ở nông thôn đã tăng lên mức 8,39 lần, vượt qua tỷ lệ được tính của khu vực thành thị. Sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm thấp nhất và nhóm cao nhất cũng đã gia tăng, từ 703,8 nghìn VNĐ lên 4,993 triệu VNĐ.

Hơn nữa, tốc độ tăng thu nhập bình quân mỗi năm của nhóm có thu nhập cao nhất đạt đến 40,7%. Trong khi đó, nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao nhất là 33.4%. 

Điều này thể hiện rõ rằng bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn không còn là một vấn đề đơn giản. Bởi vì đây sẽ là nhân tố chính yếu để gia tăng khoảng cách bất bình đẳng trong cả nước.

Theo như phân tích, có thể thấy rằng chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng đến việc duy trì giá trị đồng tiền. Mà bên cạnh đó, nó còn có khả năng tác động tới sự chênh lệch thu nhập giàu nghèo trong xã hội. Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa mới thực hiện một chính sách tiền tệ hoàn toàn mới khi tăng tốc độ cung tiền, giúp cho sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm được rút ngắn tạm thời.

Chính sách tiền tệ này được áp dụng bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5/2020. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của chính sách này gần như là biến mắt vào tháng 6/2020. Ngược lại, việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt còn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực khi làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập của các tầng lớp trong thời gian ngắn.

Những chính sách hỗ trợ người nghèo, người lao động thu nhập thấp mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng thực hiện đó là : 

  • Sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước (2010).
  • Làm rõ việc giảm bất bình đẳng thu nhập 
  • Điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo tình hình kinh tế

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung. Điều này có thể thực hiện thông qua việc triển khai các chương trình chuyên môn như:

  • Cho vay nông nghiệp công nghệ cao
  • Nông nghiệp sạch
  • Hỗ trợ vay tiền, giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp
  • Cho vay lúa gạo và các tài nguyên thủy sản.
  • Duy trì chính sách hỗ trợ nguồn vốn

Những chính sách này không chỉ thực hiện trên các tỉnh nông thôn mà còn phải đặc biệt chú trọng đến những khu vực chưa biết đến ngân hàng. Ngoài ra, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng cần hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập thông qua sự kết hợp cân đối giữa 3 chính sách: tài khóa, tiền lương và tiền tệ.

Điều này sẽ giúp duy trì sự ổn định trong quan hệ cung cầu về các hàng hóa quan trọng và thiết yếu trong nền kinh tế, từ đó tránh những tăng giá đột ngột, cải thiện hiệu quả phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện, nâng cao khả năng tăng trưởng thị trường tài chính.

Kết luận

Tóm lại, từ những nội dung trên, bạn đọc không chỉ đơn thuần hiểu rõ chính sách tiền tệ là gì mà còn nắm rõ tầm quan trọng của nó trong tài chính thị trường. Nhìn chung, chính sách tiền tệ được chính phủ ban hành nhằm duy trì sự ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát đồng thời tăng trưởng nền kinh tế phát triển vững mạnh. Để thực hiện được những mục tiêu này, hệ thống chính phủ cần phải dùng đến các công cụ đặc biệt, điển hình như: điều chỉnh lãi suất, quy mô tín dụng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi