DefiLlama là gì? Nếu như muốn lấy được những thông tin tổng quan nhất về quá trình hoạt động của thị trường DeFi thì DefiLlama chính là một công cụ có thể hoàn thành xuất sắc điều đó. DefiLlama đã phát triển thêm một công cụ khá hữu ích và thuận tiện hơn cho những người dùng DeFi. Để có thể hiểu rõ về công cụ tìm kiếm này cũng như nghiên cứu làm cách nào để tiếp cận được thị trường tài chính phi tập trung thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
DefiLlama là gì?
Thuật ngữ DefiLlama là gì? Đây được biết đến là một công cụ hỗ trợ cho người dùng có thể thực hiện việc phân tích những thông tin liên quan đến DeFi. Người dùng có thể theo dõi được gần như toàn bộ những Blockchain phổ biến cũng như những DApps đang hoạt động trên nó thông qua DefiLlama.
Vai trò to lớn của DefiLlama đang ngày càng được công nhận khi DeFi đang phát triển khá tốt. Vì trên thực tế thì việc theo dõi các hoạt động đang diễn ra trên những ứng dụng DeFi là một điều khá khó khăn đối với người dùng.
Một trong số những yếu tố quan trọng của DeFi mà DefiLlama mang đến đó chính là “ Total Value Locked” hay còn được gọi tắt là “TVL”. Total Value Locked này có thể hỗ trợ cho người dùng đưa ra được những nhận định về dòng tiền cũng như là những quyết định đúng đắn nhất để tham gia đầu tư.
DefiLlama có ưu điểm và nhược điểm là gì?
Ưu điểm nổi bật của DefiLlama
Khác với những trang web khác là chỉ tổng hợp TVL của một vài Blockchain nhất định còn đối với DefiLlama thì sẽ tổng hợp TVL của nhiều hệ sinh thái khác nhau. Nếu như có thể sử dụng được tối ưu chức năng của DefiLlama thì người dùng có thể hoàn toàn thực hiện việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư một cách dễ dàng và nhanh chóng khi nắm được xu hướng của dòng tiền.
Nhược điểm còn tồn tại của DefiLlama
Tuy là một trang web thực hiện việc phân tích dữ liệu TVL nhưng DefiLlama vẫn còn tồn tại một số yếu điểm chẳng hạn như đôi lúc việc tổng hợp dữ liệu vẫn còn chậm và không hoàn toàn chính xác 100%.
Để sửa chữa điểm yếu này thì người dùng có thể sử dụng thêm một số công cụ chính của hệ sinh thái chẳng hạn như Defi Pulse (Ethereum), Defistation (BSC), Solana Project (Solana).
Nếu như muốn có cái nhìn tổng quan hơn để có thể so sánh được sự giống và khác nhau của các hệ thì DefiLlama được xem là một công cụ vô cùng hữu ích, giúp người dùng có thể theo dõi một cách trực quan nhất được dòng tiền có trong thị trường DeFi.
Cách sử dụng DefiLlama trong việc research dự án DeFi như thế nào?
Người dùng có thể sử dụng DefiLlama trong việc phân tích vĩ mô (hay còn gọi là dòng tiền trong những hệ sinh thái), vi mô (dòng tiền của những DApps có trong một hệ sinh thái nhất định). Để tìm hiểu rõ hơn tất cả những tính năng hữu ích của DefiLlama thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
Defi
Khi người dùng truy cập vào DefiLlama thì giao diện đầu tiên được gặp đó là Overview.
Overview
Người dùng có thể sử dụng tính năng Overview có trong DefiLlama để thực hiện việc theo dõi tổng quan về thị trường DeFi.
Với giao diện màn hình chính này thì người dùng có thể xem được những thông tin khá quan trọng như sau:
- Total Value Locked: Đây là từ thể hiện được trong thị trường DeFi có tổng giá trị tài sản đang được khóa.
- Change (24h): Ở mục này cho tác dụng là thay đổi tài sản khóa trong DeFi trong 24h qua.
- Dominance: Đây là thông tin mà trong thị trường DeFi có Protocol đang nắm giữ nhiều tài sản khóa trong giao thức nhất.
Chains
Có thể sử dụng tùy chọn Chains để có thể xem được những biến động TVL có trong từng hệ khác nhau.
Quan sát hình tham khảo trên thì có thể thấy bên phải có biểu đồ. Đây là biểu đồ thể hiện được sự gia tăng TVL có trong toàn bộ thị trường DeFi cũng như xem được sự tăng trưởng đó đang được phân chia như thế nào trong từng hệ khác nhau.
Với biểu đồ tròn bên trái thì có thể giúp cho người dùng biết được cơ cấu phân bổ TVL nếu như tính toàn bộ thị trường DeFi là 100%.
Cả hai biểu đồ này sẽ cho biết được hiện nay thị trường DeFi đang có sự phát triển như thế nào cũng như dòng tiền đang có xu hướng đổ vào hệ sinh thái nào. Từ những thông tin đó thì những người đầu tư sẽ tìm ra được những cơ hội hấp dẫn cho bản thân khi tham gia.
Ví dụ cụ thể như:
Vào thời điểm tháng 5 năm 2022, hệ sinh thái Terra đang phát triển khá mạnh và dòng tiền đổ vào hệ sinh thái Terra Classic xếp thứ hai trong toàn bộ thị trường DeFi với mức phần trăm lên đến 14,88%.
Nhưng khoảng thời gian sau đó thì Terra sụp đổ, với sự biến mất của Terra Classic cũng như sự tái khẳng định của BSC (Binance Smart Chain) thì cơ cấu phân bổ TVL đã có sự thay đổi hoàn toàn.
Nhìn theo cách tổng quan thì khi theo dõi được toàn bộ các hệ sinh thái thì lúc này người dùng có thể nắm được thông tin về sự biến động của TVL để biết được dòng tiền đó đang được đổ về đâu. Với những điều trên thì mới có được chiến lược luân chuyển vốn và tìm kiếm được cơ hội lớn đối với những hệ sinh thái mới xuất hiện hay đối với những hệ đang có xu hướng tăng trưởng khá tốt.
Kéo xuống thì người dùng có thể quan sát được TVL cụ thể của từng hệ sinh thái khác nhau, chúng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Người dùng có thể nhấn chọn vào “7d Change” để có thể biết được dòng tiền đang được đổ về hệ nào và hệ nào đang nắm giữ sự tăng trưởng mạnh nhất.
Tương tự như ví dụ vào tháng 11 năm 2022 thì hệ sinh thái Bittorrent đã có sự phát triển mạnh mẽ với khoảng +50.080%. Người dùng có thể hoàn toàn tìm kiếm những Chains đang có tiềm năng bứt phá về TVL, từ đó tìm kiếm được cho bản thân những cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn.
Airdrops
Hoạt động tặng thưởng Token cho người dùng được gọi là Airdrop. Thông thường thì sự kiện này sẽ được tổ chức và diễn ra trong trường hợp là có một dự án mới của thị trường DeFi sắp được ra mắt công chúng.
Đa số thì các dự án của DeFi đều sẽ phát hành một Token riêng. Những dự án chưa được phát hành Token có thể sẽ được phát hành trong tương lai không xa. Và lúc đó thì những ai đã ủng hộ dự án sẽ đủ điều kiện để có cơ hội nhận Airdrop. Với DefiLlama thì những dự án nào mang đến tiềm năng lớn sẽ có Airdrop thì sẽ được liệt kê trên nền tảng.
Oracles
Trong hệ sinh thái DeFi thì sẽ không thể thiếu thành phần Oracles. Toàn bộ những dự án làm về mảng Oracles sẽ được DefiLlama tổng hợp toàn bộ TVL.
Forks
Forks là gì? Đây là một phiên bản cải tiến của phần mềm gốc và đang được tái sử dụng. Chính vì thế, các Developers rất dễ thực hiện việc sao chép cho các ứng dụng hiện tại để từ đó có thể phát triển nên các bản Forks. Tùy vào nhiều trường hợp khác nhau mà Fork sẽ có nhiều TVL hơn cả đối với ứng dụng ban đầu.
Không những thế, thì DefiLlama cũng sẽ tiến hành việc tổng hợp TVL theo: Categories, Protocols.
Yields
Yields Farming được biết đến là một hoạt động có thể tạo ra được lợi nhuận dựa trên tài sản Crypto. Bằng cách là thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi. Đây được xem là một hoạt động khá phổ biến có trong thị trường DeFi.
Pools
Nơi mà các tài sản được khóa trong một hợp đồng thông minh được gọi là bể thanh khoản hay Liquidity Pool. Liquidity Pool được tạo nên với mục đích để cho người dùng có thể giao dịch các tài sản trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) với các giao thức điển hình như: Borrow, Lending.
Borrow
Một hoạt động cho vay tài sản Crypto thông qua những hình thức DeFi với một khoảng thời gian nhất định nào đó được gọi là Borrow. Tại DefiLlama, người dùng có thể biết được tổng số TVL của những dự án đang trong thời gian hoạt động trong mảng Borrow.
Projects
TVL sẽ được thống kê cùng với những nền tảng Yield Farming.
Bridges
Trong thị trường Crypto thì Bridge hay còn được gọi là cầu nối sẽ là những giao thức có thể hỗ trợ cho người dùng thực hiện việc chuyển tài sản từ giữa những mạng lưới Blockchain khác nhau. Chẳng hạn điển hình như Optimism Gateway, Avalanche Bridge, Polygon PoS Bridge, Multichain.
Từ hình ảnh danh sách kết quả trên có thể thấy được dự án nào đang được hoạt động tốt và dự án nào chưa tốt, đồng thời cũng thấy được chi tiết về TVL.
Chains
Đối với phần Chains này thì DefiLlama sẽ thống kê TVL của những hệ sinh thái đang nắm giữ những dự án hỗ trợ Bridge lớn nhất. Điều này cho biết được Ethereum vẫn xếp số 1 về TVL trong mảnh ghép trên.
Liquidations
Trong thị trường Defi thì Liquidations chính là những dự án bên trong đó.
Dexs
Các sàn phi tập trung (DEXs) chính là một trong số những mảnh ghép quan trọng nhất của DeFi.
Dựa vào bảng thống kê tại DefiLlama thì người dùng có thể sẽ thấy được những AMM DEXs nào đang được hoạt động hiệu quả nhất cũng như những sự tăng trưởng của cả mảnh ghép DEXs.
Chains
DefiLlama đều thống kê TVL cho từng hệ sinh thái. Nhìn vào đó thì người dùng có thể biết được những hệ sinh thái nào đang có được các DEXs hoạt động hiệu quả nhất có trong thị trường tiền điện tử. Ví dụ điển hình như Polygon, Ethereum, BSC,…chính là những cái tên đứng đầu hiện nay.
Sản phẩm mới của DefiLlama – DefiLlama DEX Meta-Aggregator
Thế nào là DEX Meta-Aggregator?
Công cụ tổng hợp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau ví dụ như từ những CEX truyền thống hay các AMM được gọi là DEX Meta-Aggregator.
Với công cụ DEX Meta-Aggregator này thì người dùng có thể sẽ thuận tiện hơn trong việc thực hiện giao dịch, vì đây là một cơ chế để tối ưu price slippage cũng như phí giao dịch.
DefiLlama DEX Meta-Aggregator có đặc điểm gì?
Tương tự như với các Aggregator khác thì DefiLlama DEX Meta-Aggregator sẽ cho phép tổng hợp từ 8 nguồn thanh khoản khác nhau ví dụ như Cowswap, 1inch, Paraswap, Matcha,…
DefiLlama DEX Meta-Aggregator mang đến cho người dùng nhiều đặc điểm khác nhau trong đó có một điểm khá đặc biệt đó là sẽ tổng hợp dữ liệu và thanh khoản từ những nền tảng aggregator nổi tiếng trên thị trường hiện nay. Với điểm đặc biệt này thì sẽ giúp làm tăng thêm khả năng chọn lọc cũng như là việc tìm kiếm trở nên nhanh chóng hơn.
Không những thế, để có thể tăng phí tập trung và tối ưu được những khoản chi phí thì nền tảng sẽ tiến hành biểu quyết và sau đó đưa ra quyết định phí giao dịch.
Ngoài ra thì DefiLlama DEX Meta-Aggregator sẽ phát triển ở chế độ Private Mode nhằm mục đích hỗ trợ cho người dùng bằng phương thức bảo mật địa chỉ IP khi quyết định sử dụng những tính năng của nền tảng. Bởi vì ConsenSys sẽ tiến hành thu thập dữ liệu IP và địa chỉ ví MetaMask của người dùng, song song đó trong tương lai các Ví blockchain cũng sẽ có xu hướng thu thập dữ liệu người dùng.
Chỉ dẫn cách dùng DefiLlama DEX Meta-Aggregator
Cách dùng Data dashboard
Trong bất kỳ thị trường nào thì Data cũng được xem là nguồn dữ kiện vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường tiền điện tử. Data dashboard của DefiLlama luôn cung cấp cho người dùng một cái nhìn mang tính tổng quan nhất.
Chỉ dẫn dùng DefiLlama DEX Meta-Aggregator
Đội ngũ phát triển chính của DefiLlama đã tạo nên một sản phẩm beta mang tên DefiLlama DEX Meta-Aggregator. Sản phẩm Dex Meta-Aggregator là một dự án được đánh giá có tiềm năng phát triển khá lớn vì mang lợi thế về nền tảng thu thập cũng như phân tích dữ liệu on-chain, không những thế còn có được cái nhìn tổng quan nhất đối với thị trường DeFi. Để có thể trải nghiệm được sản phẩm DefiLlama DEX Meta-Aggregator một cách tốt nhất thì hãy cùng theo dõi tiếp các bước thực hiện sau đây nhé.
Bước 1: Cần sở hữu được một ví MetaMask
Người dùng có thể tự tạo cho bản thân mình một ví lưu ký cá nhân.
Bước 2: Với bước này thì người dùng cần truy cập vào trang web chính thức của sản phẩm beta DefiLlama DEX Meta-Aggregator.
Bước 3: Tiếp đến là cần sự kết nối với ví MetaMask đã được tạo như ở phần trên.
Lúc này sẽ trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện DEX của DefiLlama.
Bước 4: Cuối cùng là người dùng chỉ cần trải nghiệm thử sản phẩm của DEX Meta-Aggregator đến từ DefiLlama.
Cách thức mà người dùng sử dụng sản phẩm DEX Meta-Aggregator của DefiLlama cũng giống với các DEX Aggregator khác.
Sẽ có 3 phần chính có tại giao diện chính của DefiLlama DEX Meta-Aggregator:
- Phần 1: Tiến hành chọn Blockchain cần sử dụng. Chẳng hạn như Ethereum.
- Phần 2: Chọn token cần thực hiện Swap. Ví dụ như ETH và USDT.
- Phần 3: Tiếp đến là chọn số lượng token muốn Swap. Ví dụ như 100$.
Giao diện khi người dùng nhập đủ thông số vào các mục:
Từ những thông tin trên có thể thấy được là DefiLlama đã tổng hợp được các mức giá tối ưu nhất để có thể lựa chọn được ở phần Routes.
Bên cạnh đó thì người dùng có thể lựa chọn chế độ Private Mode để tiến hành việc bảo mật địa chỉ IP máy tính nếu như trong trường hợp không muốn công khai địa điểm giao dịch này được thực hiện.
Một số câu hỏi thường gặp về DefiLlama
Ngoài việc giải đáp DefiLlama là gì thì nhằm giúp người dùng có thể hiểu hơn về công cụ DefiLlama thì Binancevi.com đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp nhất. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé.
Thực hiện đăng ký tài khoản DefiLlama có mất khoản phí nào không?
Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng DefiLlama sẽ hoàn toàn miễn phí, người dùng cũng không cần phải đăng ký tài khoản mà chỉ cần truy cập trực tiếp vào trang web chính thức của DefiLlama để có thể trải nghiệm nhanh nhất.
Doanh thu của nền tảng DefiLlama sẽ được lấy từ đâu?
DefiLlama không thu bất kỳ phí gì từ người dùng vậy DefiLlama lấy tiền từ đâu để có thể duy trì được hoạt động? Chắc hẳn câu hỏi này đã gây nên nhiều thắc mắc cho người dùng.
Thực tế thì nền tảng này hoạt động dưới hình thức là phi lợi nhuận và chỉ có thu thấp tiền từ những lần donate của những người dùng.
Bên cạnh đó thì DefiLlama cũng thu được về một khoản tiền từ việc làm Affiliate (tiếp thị liên kết) cho những dự án Crypto khác nhau:
- MakerDAO
- 1inch Network
- Mycelium Perpetual Swaps
- dYdX
- Perpetual Protocol
- NEX
- GMX
- Hubble Exchange
- Lido
Thế nào là TVL Defillama?
Total Value Locked là tên đầy đủ của TVL. Đây chính là số tiền được khóa ở trong mỗi dự án tiền điện tử tại những hợp đồng thông minh (Smart Contract), với mục đích là có thể kiếm lãi hoặc kiếm được những phần thưởng hấp dẫn.
Có bao nhiêu giao thức DeFi được DefiLlama theo dõi?
Theo như thống kê số liệu đến tháng 11 năm 2022 thì DefiLlama hiện đã và đang theo dõi gần 2000 giao thức và 145 hệ sinh thái có trong thị trường tiền điện tử.
DefiLlama có những tên cộng đồng trực tuyến nào?
Người dùng có thể tham gia hay có thể theo dõi những cộng đồng của DefiLlama với hai công đồng được sử dụng khá phổ biến hiện nay đó chính là Twitter và Discord.
DefiLlama là gì? Nếu như đã theo dõi xuyên suốt những nội dung mà Binancevi.com đã cung cấp trên đây thì chắc hẳn người dùng cũng đã có được câu trả lời chính xác cho mình. Đồng thời sau bài viết này thì cũng đã nắm được đây là một mảnh ghép rất quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng theo dõi được toàn bộ thị trường DeFi bằng những công cụ thống kê dữ liệu theo thời gian thực tế nhất. Mảnh ghép này có thể giúp ích rất nhiều trong việc tiếp cận DeFi một cách dễ dàng. Hy vọng với những thông tin đã được chia sẻ trên đây thì người dùng có thể trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích nhất, giúp nghiên cứu sâu hơn về thị trường DeFi sao cho hiệu suất nhất.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.