FED là gì? FED là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay được biết đến là một tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Các chính sách thay đổi sau mỗi cuộc họp FED đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và tài chính thế giới nói chung. Vậy thực sự FED là tổ chức gì và có vai trò trong hệ thống kinh tế tài chính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về Federal Reserve System thông qua nội dung sau của Binancevi.com
Tổ chức Federal Reserve System – FED là gì?
FED (Federal Reserve System) được biết là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. FED là đầu não kinh tế của nước Mỹ khi là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong việc quản lý chính sách tiền tệ và tài khóa. Với mức độ ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế toàn cầu, FED được xem là một trong những tổ chức tài chính quyền lực nhất hiện nay.
Sở dĩ FED được sáng lập là vì hướng tới một nền kinh tế bình ổn thông qua việc cung cấp những chính sách tiền tệ ổn định và an toàn. Nhiệm vụ của FED là kiểm soát việc sản xuất và phân phối nguồn tiền, nguồn tín dụng. Điều này hỗ trợ nền tài chính duy trì ở một mức ổn định. Đồng thời cung cấp cho ngân hàng nhiều dịch vụ tài chính khác. Trong hệ thống của FED, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đóng vai trò quan trọng. Đây là cơ quan quản lý chính sách tiền tệ của cục dữ trữ Liên Bang Mỹ cũng như kiểm soát các nguồn cung tiền quốc gia.
Một điểm đáng lưu ý về Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED) là nó không thuộc “sở hữu” của một cá thể cụ thể nào. FED được thành lập vào năm 1913 với 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, mỗi Ngân hàng sẽ có vai trò riêng biệt cho một khu vực địa lý cụ thể tại Hoa Kỳ.
Quyền lực của FED đối với nền kinh tế
FED là tổ chức quản lý các ngân hàng thành viên nằm trong hệ thống Dự trữ Liên bang. Tổ chức này cũng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu các ngân hàng thành viên không có tổ chức khác cho vay tiền. FED sẽ là tổ chức cho vay tiền với những điều kiện đi kèm tương đương.
Như đã nói ở trên, FED được tổ chức với 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực, bao gồm: Minneapolis, Kansas City, Dallas, Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, và San Francisco. Các ngân hàng này chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết các hoạt động tài chính trong khu vực địa lý cụ thể của họ.
Tổ chức FED tập trung vào bốn lĩnh vực quan trọng như sau:
- Điều tiết chính sách tiền tệ: FED đưa ra những chính sách tiền tệ và tín dụng nhằm nâng cao tỷ lệ việc làm, ổn định giá cả và duy trì lãi suất dài hạn ở mức vừa phải.
- Kiểm soát và điều tiết hoạt động của các ngân hàng: FED có nhiệm vụ theo dõi và giám sát sát sao hoạt động các ngân hàng nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như đảm bảo sự an toàn cho hệ thống nước Mỹ.
- Ổn định hệ thống tài chính quốc gia: FED đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và giám sát các rủi ro hệ thống. Điều này bảo vệ chống lại sự suy thoái và khủng hoảng trong hệ thống tài chính.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính: FED cung cấp các dịch vụ công quốc gia và đảm bảo vận hành hệ thống thanh toán quốc gia ổn định.
FED là một tổ chức hoàn tiền riêng biệt, không chịu sự tác động của bất kỳ tổ chức chính trị nào. Chính vì vậy mà FED có quyền hoạt động 100%, không cần thông qua sự phê duyệt của tổng thống, nhà trắng hoặc các tổ chức chính phủ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là FED không bị giám sát. Thực tế, FED đang phải chịu sự theo dõi và của Quốc Hội và cần hoạt động theo chuẩn mực kinh tế – chính trị của chính phủ Hoa Kỳ.
Sức mạnh và quyền lực của cục dự trữ Liên Bang Mỹ được thể hiện rõ ràng qua những quyền sau:
- Quyền thay đổi lãi suất: FED có toàn quyền quyết định trong việc thay đổi lãi suất. Điều này gây ra mang lại sự thay đổi lớn cho tỷ giá USD. Kéo theo việc điều chỉnh lãi suất là sự điều tiết, điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp tài chính, các nhà đầu tư quốc tế.
- Quyền mua và bán trái phiếu chính phủ: FED có quyền mua và bán trái phiếu chính phủ để điều chỉnh lượng tiền trong nền kinh tế. Việc mua trái phiếu sẽ làm tăng lượng tiền, giảm lãi suất và kích thích việc chi tiêu của người tiêu dùng cũng như ngân hàng. Ngược lại, nếu FED bán trái phiếu, lượng tiền sẽ giảm, lãi suất tăng và nền tài chính có xu hướng kìm hãm hơn.
- Quyết định số tiền mặt dự trữ: Như ở trên, bạn đã biết FED là gì, nó là tổ chức đứng đầu Hoa Kỳ và là giám sát trực tiếp của 12 ngân hàng dự trữ liên bang. Chính vì vậy mà khi FED đưa ra các yêu cầu thay đổi chính sách, những ngân hàng thuộc quyền quản lý của FED cũng bị đồng hóa và thay đổi theo. Ví dụ, FED đưa ra đề xuất tăng tiền mặt dự trữ quốc gia, lãi suất ngân hàng sẽ bị kéo cao hơn, các mức chi tiêu tín dụng cũng thắt chặt hơn.
Vì sao các quyết định thay đổi của FED luôn tác động đến nền tài chính thế giới?
Nếu bạn là một người thường xuyên theo dõi thông tin tài chính quốc tế, chắc chắn sẽ biết fed là tổ chức gì và tại sao quyết định của FED lại quan trọng đến vậy. Song song đó, cũng còn khá nhiều người vẫn còn mơ hồ với khái niệm FED là gì và sức ảnh hưởng của cục dự trữ liên bang Mỹ này. Để hiểu được bản chất của fed một cách cụ thể, tham khảo ngay ví dụ sau:
Để có một góc nhìn đầy đủ về tổ chức FED, hãy bắt đầu quay trở lại thời điểm khi thế chiến II vừa mới kết thúc. Ở thời điểm này, cho dù là phe Đồng Minh hay phe Phát Xít đều có những thương vong nặng nề. Lúc này, Mỹ với vai trò là quốc gia trung gian chính là người hưởng lợi nhiều nhất. Nguồn vàng Mỹ sở hữu bất giờ chiếm tới 3/4 tỷ lệ dự trữ vàng trên toàn thế giới.
Cũng chính vì khả năng phát triển vững mạnh của tài chính Hoa Kỳ đã khiến cho đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền quyền lực nhất thế giới. Đồng tiền USD trong khoảng thời gian này đã trở thành loại tiền phổ biến và có thể sử dụng rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã có tầm nhìn cao và rộng hơn khi thực hiện ký kết mua bán đồng tiền USD với dầu mỏ, tạo ra hệ thống Petrodollar. Điều này khiến cho đồng tiền USD trở nên vững mạnh và khó có một đồng tiền nào có thể thay thế. Bên cạnh đó, cũng bởi vì là một trong những đồng tiền mạnh nên các hoạt động nhập khẩu và xuất nhập đều có liên quan đến đồng tiền đô la Mỹ, cho dù là trực tiếp hay là gián tiếp.
Điều này đã làm cho đồng USD trở thành đồng tiền quyền lực nhất thế giới và được coi là tiền fiat được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. Tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đồng USD.
Mỗi khi FED thay đổi chính sách tiền tệ, thị trường tài chính toàn cầu đều có sự phản ứng mạnh. Ví dụ, khi FED tăng lãi suất, lạm phát bị kiềm chế, đồng thời giá trị đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế tăng, khiến cho nhiều thương vụ xuất khẩu và đầu tư vào Hoa Kỳ hơn. Và đương nhiên, khi điều chỉnh tỷ lệ lãi suất, những quốc gia có hoạt động kinh doanh liên quan đến đồng đô la Mỹ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Bên cạnh đó, những nhà đầu tư tiền tệ hoặc Traders quốc tế cũng sẽ bị cuốn vào dòng xoáy tài chính khi FED công bố tỷ suất USD thay đổi. Bởi vì đồng tiền đô la Mỹ là đồng tiền được giao dịch trực tiếp trên các sàn đầu tư quốc tế. Vậy nên khi thay đổi có thể sẽ mang đến lợi nhuận hoặc rủi ro trong các giao dịch và đầu tư quốc tế.
Lý do FED quyết định tăng lãi suất là gì?
Lãi suất của FED, còn được gọi là Fed Fund Rates, là mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại Mỹ sử dụng để thiết lập lãi suất cho những khoản vay ngắn hạn liên ngân hàng. Mặc dù đó không phải là lãi suất áp dụng trực tiếp cho người tiêu dùng trong đời sống hằng ngày nhưng nó có tác động lớn đối với lãi suất vay của người dân. Điển hình như những hoạt động vay như: mua nhà, mua xe,.. đều sẽ bị ảnh hưởng vì FED tăng lãi suất.
Nhiều người thường thắc mắc lý do FED quyết định tăng lãi suất thay vì để lãi suất bình ổn ở mức hiện tại. Để giải đáp cho điều này, bạn có thể hiểu đơn giản là FED chính là công cụ kiểm soát lãi suất của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự diễn ra của lạm phát. Theo như báo cáo kinh tế của Hoa Kỳ, lạm phát 1 năm ở quốc gia này đang chạm ngưỡng 6.6%. Đây là con số tỷ lệ cao nhất trong suốt 40 năm qua. Chính vì vậy mà FED phải can thiệp để hạn chế sự tăng cao của lạm phát. Theo như dự đoán, lãi suất mà FED tăng lên để kìm hãm sự lạm phát có thể tiếp tục tăng cho đến thời điểm cuối năm, nhằm kéo mức lạm phát về con số mục tiêu 2%/ năm.
Một chút thông tin về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát như sau:
- Khi FED quyết định tăng lãi suất, các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh lãi suất cho vay của họ lên mức cao hơn. Hành động này của ngân hàng khiến người tiêu dùng có xu hướng ít vay tiền lại và gửi tiền vào ngân hàng để nhận lãi suất lớn. Thông qua hành động này, người dân sẽ hạn chế các hạ động tiêu dùng → giá hàng hóa thấp → mức độ lạm phát thấp.
- Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, các khoản vay sẽ có lãi suất thấp hơn, khiến người dân có xu hướng muốn vay thêm tiền. Điều này khiến cho người dân tiêu dùng nhiều hơn, gây áp lực lên giá cả hàng hóa và tăng lạm phát.
Nếu muốn nói về nguyên nhân sâu xa xảy ra lạm phát ở Mỹ thì có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tắc nghẽn chuỗi cung ứng khiến hàng hóa trong nước và quốc tế bị đẩy giá lên cao.
- Giá năng lượng tăng vì xung đột chính trị. Điển hình như chiến tranh của Ukraine và Nga.
- Yếu tố không phù hợp cung cầu trong thị trường lao động dẫn đến tăng lương và giá cao hơn cũng có thể là nguyên nhân thứ yếu gây ra lạm phát và tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Ngoài việc điều chỉnh lãi suất để ổn định lạm phát, FED – Federal Reserve System cũng có thể quyết định tăng lãi suất dựa trên nhiều yếu tố khác nhằm đảm bảo sự cân bằng và ổn định trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Tài chính kinh tế tăng trưởng mạnh: Khi nền kinh tế đang trong trạng thái tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cán cân lãi suất vẫn chưa đủ sức kéo nền kinh tế ổn định trở lại. Quyết định tăng lãi suất ở thời điểm này là cần thiết. Điều này nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá nhanh và ngăn chặn sự gia tăng không kiểm soát của giá cả và tài sản. Đồng thời hành động này cũng nhằm chuẩn bị cho trường hợp điều chỉnh giảm lãi suất nếu nền kinh tế bất ngờ suy thoái.
- Lãi suất hiện tại vẫn tương đối thấp: Nếu lãi suất hiện tại đang ở ngưỡng thấp hơn so tình trạng thị trường hiện tại, FED có thể cân nhắc để nâng mức lãi suất này lên.
- FOMC muốn nâng lãi suất lên ngưỡng trung bình: Do lãi suất trong những năm gần đây có xu hướng giảm, FOMC (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang) mong muốn đưa lãi suất lên mức trung bình.
- Kìm hãm tình trạng cho vay quá mức: Việc tăng lãi suất có thể giảm sự tiêu thụ và hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng vượt quá khả năng thanh toán của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, việc tăng lãi suất cũng có thể hạn chế bong bóng bất động sản, giúp thị trường bất động sản duy trì ở trạng thái ổn định hơn.
Ảnh hưởng kinh tế nếu FED tăng lãi suất
FED tăng lãi suất chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với các khoản vay nợ của cá nhân và doanh nghiệp. Đứng dưới góc nhìn của công dân Mỹ, người dân sẽ bắt đầu chịu áp lực lãi suất nhiều hơn và có xu hướng dồn tiền trả bớt nợ. Nhất là những khoản vay tín dụng có mức lãi suất cao. Vậy có phải FED thay đổi lãi suất chỉ gây tác động đối với người dân và doanh nghiệp Hoa Kỳ thôi hay không? Thực tế là không. Tất cả các quốc gia coi đồng USD là đồng tiền trao đổi chính hoặc những đất nước có liên kết gián tiếp với USD đều sẽ chịu ảnh hưởng.
Đứng dưới vai trò là một quốc gia ngoại quốc và sử dụng phổ biến đồng tiền USD, tài chính Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tương đối nặng nề. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng của việc điều chỉnh lãi suất:
Thay đổi tỷ giá cặp tiền tệ USD/VND
Việc tăng lãi suất của FED có thể tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND, khiến đồng USD lên giá so với đồng tiền VND và các đồng tiền khác. Tuy nhiên, dự báo tỷ giá USD/VND tăng không quá lớn vì những lý do sau:
- Đồng USD đã có mức tăng gần 7% so với cuối năm 2021.
- Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức cao với con số trên 110 tỷ USD, điều này giúp tỷ giá USD/ VND duy trì sự được ổn định của tỷ giá.
- Những nguồn cung ngoại tệ như kiều hối và giải ngân FDI vẫn đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Trong 4 tháng đầu, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt tới mức 2,53 tỷ USD và dự kiến đến cuối năm vẫn sẽ duy trì mức thặng dư đạt từ 4-8 tỷ USD.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã kiên định trong việc điều hành tỷ giá một cách linh hoạt, tiếp cận và phản ứng nhanh chóng với biến động của thị trường, giúp ổn định tỷ giá.
Do những yếu tố này, dự kiến tỷ giá USD/VND liên ngân hàng chỉ tăng nhẹ và đạt mức 23,195 đồng (+1.62% YTD). Các chuyên gia kinh tế dự báo cả năm 2022 tăng khoảng 2%, đây là một con số đáng kể, không gây ra ảnh hướng quá lớn đối với các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh của thị trường Việt Nam đối với quốc tế.
Kìm hãm hoạt động kinh doanh xuất khẩu từ Việt Nam
Khi FED và các ngân hàng trung ương tại một số quốc gia quyết định tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ có xu hướng cân nhắc đầu tư và tiêu dùng ít hơn, đồng thời làm giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Lúc này, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn vì nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
Tuy nhiên, nếu như nhìn theo hướng tích cực hơn, việc FED tăng lãi suất làm đồng USD tăng giá trị, khiến các đồng tiền khác giảm giá trị. Vì vậy, các quốc gia khác cần ít tiền hơn để đổi sang tiền USD nhằm mua hàng hóa Việt Nam. Chính vì vậy mà tác động của việc tăng lãi suất đồng USD không có quá nhiều ảnh hưởng đối với thị trường Việt Nam.
Áp lực việc trả nợ bằng đô la Mỹ đối với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nước ngoài
Những doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ, đặc biệt là USD, sẽ phải đối mặt với gánh nặng trả nợ khi FED và các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Việc tăng lãi suất khiến chi phí vay tăng lên, các doanh nghiệp này sẽ phải trả nợ với mức lãi suất cao hơn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tháng 3/2022, tổng nợ phải trả vốn nước ngoài của Việt Nam là 112,6 tỷ USD (2020), phần trả nợ của doanh nghiệp đạt 109,1 tỷ USD, chiếm 96,9% tổng số nợ nước ngoài. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm đa số với khoảng 75% tổng số trả nợ nước ngoài.
Tác động đến lãi suất ngân hàng Việt Nam
Để nắm được mức độ ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất với thị trường tài chính Việt Nam, hãy xem xét tình hình lãi suất hiện tại ở nước ta:
Hiện tại, lãi suất tiền gửi ở Việt Nam đang tăng khoảng 0,1% đến 0,6%/ năm đối với mọi kỳ hạn khác nhau. Tuy nhiên, để hưởng mức lãi suất cao lên đến 7,5% mỗi năm, người gửi tiền phải gửi số tiền lớn, đa phần đến từ các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Còn tại các ngân hàng lớn như VietcomBank, VietinBank, BIDV hay AgriBank, tỷ lệ lãi suất vẫn đang ổn định ở mức khoảng 5,5% đến 5,6%/ năm.
- Lãi suất cho vay tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu tăng. Thậm chí còn giảm, điều này bắt buộc phải thực hiện dựa trên chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau khủng hoảng Covid-19. Vậy nên, cho dù FED tăng lãi suất cơ sở, lãi suất cho vay ở Việt Nam vẫn chưa tăng vì nó còn phụ thuộc vào chính sách và tình hình kinh tế cụ thể tại thời điểm đó. Hiện tại, lãi suất cho vay ở Việt Nam đang giảm hoặc giữ ở mức ổn định.
- Về lãi suất liên ngân hàng; Khi FED tăng lãi suất, đặc biệt là lãi suất qua đêm, thì lãi suất liên ngân hàng tại Việt Nam giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Ví dụ, sau khi FED tăng 0,25% vào ngày 17/3, có thể tiếp tục tăng 0,5% hoặc 0,75% vào sau ngày 15/6. Nhưng ở Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm xuống gần mức nền thấp nhất trong năm 2021. Cụ thể, lãi suất qua đêm, 1 tuần và 1 tháng đã giảm lần lượt là -133 bps, -107 bps và -3 bps so với cuối tháng 5. Tình trạng này được chứng minh bằng việc khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tập trung ở kỳ hạn qua đêm giảm 2,41% so với tháng trước và giảm 18,75% so với tháng 3/2022. Đây là khoảng thời gian thanh khoản hệ thống căng thẳng nhất.
Theo như các chuyên gia kinh tế dự báo, lãi suất liên ngân hàng ở Việt Nam từ hiện tại cho đến cuối năm sẽ tiếp tục đi ngang. Nguyên nhân chính là do nguồn gửi vào ngân hàng nhiều nhưng lượng số tiền cho vay lại có sự hạn chế. Lý giải cho điều này là vì Ngân hàng Nhà Nước vẫn chưa cho phép mở rộng hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng TMCP.
Nguyên tắc rút vốn đầu tư nước ngoài về nước
Nguyên tắc lý thuyết cho thấy khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư nước ngoài thường rút tiền khỏi các thị trường mới nổi và thị trường cận biên, điển hình như Việt Nam. Nhưng theo như các con số thực tế, điều này hoàn toàn ngược lại với nguyên lý trên. Thực tế cho thấy, từ đầu quý II đến phiên ngày 7/6/2022, khối ngoại đã mua ròng gần 7.200 tỷ đồng trên sàn HoSE sau khi FED tăng 25 điểm cơ bản vào ngày 17/3. Tại sàn HNX, giá trị mua ròng của khối ngoại cũng tăng 40% so với tháng trước (hơn 227 tỷ đồng).
Trong bối cảnh toàn thị trường giảm sâu, không chỉ cổ phiếu penny chịu tình trạng bán tháo mà toàn bộ nhóm cổ phiếu cơ bản và bluechip cũng đang bị ảnh hưởng và chịu hiệu ứng call margin chéo. Điều này dẫn đến việc định giá của nhóm này giảm về vùng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Trong thời gian gần đây, khối ngoại đã mua ròng mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam, đặc biệt tập trung vào những cổ phiếu cơ bản thuộc VN30.
Ảnh hưởng đối với thị trường vàng, crypto, chứng khoán
Lý thuyết cho rằng FED nắm vai trò quyết định đối với USD, vì vậy hành động của FED như tăng lãi suất, có thể ảnh hưởng đến giá vàng, chứng khoán hoặc đồng tiền crypto. Khi FED tăng lãi suất USD, một số lượng tiền có thể chuyển từ vàng sang đồng USD gây tác động giảm giá đến thị trường vàng.
Tuy nhiên, thực tế lại không luôn xảy ra như vậy. Đôi khi, FED tăng lãi suất trong thời kỳ kinh tế hỗn loạn và vàng lại được xem là đồng tiền chắc chắn nhất trong bối cảnh hỗn loạn như vậy. Điều này giúp cho giá vàng và USD có sự biến động cùng chiều.
Đối với nhà đầu tư vàng ở Việt Nam, cần cẩn trọng vì khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới khá xa, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong các thương vụ đầu tư.
Ngoài ra, trong các kênh đầu tư khác, nhà đầu tư crypto hoặc chứng khoán Mỹ nhận thấy rằng tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn hơn việc đầu tư do FED tăng lãi suất. Điều này trực tiếp gây ra ảnh hưởng giảm nhu cầu đầu tư cũng như hạ thấp giá trị các kênh đầu tư khác.
Bài viết trên đã giới thiệu đến người đọc toàn bộ thông tin FED là gì và tầm quan trọng của nó. Tóm lại, FED – Cục Dự trữ Liên bang nắm vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và linh hoạt của chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ. Việc hiểu rõ nhiệm vụ và quyền lực của FED giúp chúng ta nhìn nhận tầm quan trọng của tổ chức này trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.