1. Kiến thức
  2. Th9 23, 2023

Lending là gì? Thông tin về Lending Coin trong Crypto


Lending là gì? Trong thế giới crypto, khái niệm Lending đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các Traders. Đơn giản mà nói, Lending là hình thức cho vay tài sản/ đồng coin để nhận lãi suất nhất định. Lending cung cấp nhiều cơ hội kiếm lời và tối ưu hóa tài sản cho các Lender và Borrowers. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội hấp dẫn, Lending cũng tiềm ẩn những rủi ro mà người dùng cần chú ý. Để hiểu hơn về nó thì hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau.

Lending là gì? Chi tiết về thuật ngữ Lending Coin trong Crypto

Thuật ngữ Lending là gì có thể được giải nghĩa như sau: Lending trong thị trường tài chính được định nghĩa là một hình thức cho vay. Cũng giống như hành động cho vay ngoài thực tế, vay mượn trên thị trường tài chính cũng đơn giản là người dùng sử dụng các tài sản, đồng tiền mình đang có để cho người khác vay. Ngược với người cho vay là Lending, những người đi vay có một thuật ngữ riêng, được gọi là Borrowers.

Lending sẽ cho Borrowers vay tiền hoặc tài sản với một mức lãi suất nhất định. Sau một khoảng thời gian, người cho vay (Lending) sẽ thu hồi lại cả vốn lẫn lời của những người đi vay. Thường thì những người đi vay (Borrowers) có thể là cá nhân đơn lẻ hoặc là những sàn  giao dịch.

Ví dụ điển hình về việc Lending 100 BUSD trên nền tảng Binance

Ví dụ điển hình về việc Lending 100 BUSD trên nền tảng Binance

Một ví dụ cụ thể về lending như sau: Khi người dùng đồng ý cho vay 100 đồng BUSD trên nền tảng Binance Lending với mức lãi suất 10%/năm trong thời hạn cố định 14 ngày. Sau khi kết thúc 14 ngày, người cho vay sẽ nhận lại tổng số tiền vốn ban đầu là 100 BUSD cùng với số tiền lãi thu được. Công thức tính lãi suất:

  • Lãi suất = số tiền cho vay x lãi suất x số ngày vay / số ngày trong năm = 100 x 10% x 14/365 = 0.5283 BUSD.
  • Tổng số tiền thu về sau 14 ngày là: Tổng thu về = số tiền cho vay + lãi suất = 100 + 0.5283 = 100.5283 BUSD.

Phân tích ưu nhược điểm của mô hình Lending trong thị trường tiền mã hóa

Vì sao các nhà đầu tư nên thực hiện Lending Crypto?

Vì sao các nhà đầu tư nên thực hiện Lending Crypto?

Ưu điểm của mô hình Lending là gì?

  • Người dùng có thể tận dụng lượng coin nhàn rỗi của mình để nâng lượng coin sở hữu bằng cách cho các Borrowers vay.
  • Hầu hết các nền tảng đều cung cấp rất nhiều lựa chọn về thời gian Lending, nhằm mang đến cho Lender thêm nhiều sự lựa chọn.

Nhược điểm của mô hình Lending là gì?

Nhược điểm của hình thức Lending đó chính là đồng coin cho vay bị sụt giảm trong quá trình cho vay. Lãi suất thu về cũng không đủ để bù đắp khoản thua lỗ do giá coin giảm. 

Ví dụ cụ thể, trên Binance Lending, người dùng mở lending cho đồng ETC với lãi suất 7%/ năm và thời hạn vay là 14 ngày. Khi bắt đầu lending vào ngày 11/9/2019, giá ETC là $6.6 USD. Nhưng khi trả gốc và lãi vào ngày 25/9/2019, giá ETC đã giảm xuống còn $4.6 USD.

  • Nếu người dùng cho vay 100 ETC, tổng số tiền nhận về ban đầu sẽ là 100 + 100 x 7% x 14/365 = 100.268 ETC = $661.772 USD (tính theo giá trị coin ở thời điểm cho vay).
  • Tuy nhiên, khi tính theo giá trị của ETC ở thời điểm trả lãi, tổng số tiền nhận về chỉ còn 100.268 x 4.6 = 461.2328, giảm đến 30.3%.

Những hình thức Lending đang tồn tại trong thế giới tiền mã hóa

Có bao nhiêu hình thức cho vay trong thị trường tiền mã hóa?

Có bao nhiêu hình thức cho vay trong thị trường tiền mã hóa?

Hiện nay, trong lĩnh vực Crypto, Lending được chia thành ba hình thức phổ biến là:

  • P2P Lending: Vay ngang hàng
  • Over-Collateralized Lending: Vay quá chuẩn
  • Under-Collateralized Lending: Vay dưới chuẩn

Trong đó, hai hình thức đặc biệt sử dụng cơ chế Lending Pool, đó là: Over-Collateralized Lending và Under-Collateralized Lending. Cụ thể về mô hình hoạt động của hai hình thức này như sau:

  • Lender – Người cho vay chuyển những đồng coin hỗ trợ vào Lending Pool và nhận lãi suất tương ứng.
  • Người đi vay (Borrower) chuyển những coin khác vào Lending Pool như một tài sản thế chấp. Sau đó, Borrower sẽ thực hiện vay đồng coin họ cần từ Lending Pool, cam kết trả lãi suất theo từng loại coin. Lãi suất này cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị của từng loại tài sản trong Lending Pool và được tính bằng công thức có sẵn của hệ thống.

Lending Coin là gì? Thông tin chi tiết về Crypto Lending

Lending Coin là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tiền điện tử, nghĩa là người dùng đồng ý cho người khác mượn đồng coin (tài sản) của mình và nhận về một khoản tiền lãi suất nhất định. Tùy vào thỏa thuận của hai bên mà mức lãi suất này có thể linh hoạt hoặc cố định. Những đồng lending coin đang phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay gồm có: Hextracoin, Bitconnect, Onecoin, Regalcoin, RGX,…

Hiện nay, người dùng có thể thực hiện Lending Coin thông qua các sàn giao dịch tài chính như Poloniex, Gate.io, Binance, Bitfinex, … hoặc thông qua những nền tảng Lending riêng biệt như: CeFi (tài chính tập trung) và DeFi (tài chính phi tập trung).

Lending Coin được thực hiện thông qua hai nền tảng chính, đó là: CeFI hoặc DeFi

Lending Coin được thực hiện thông qua hai nền tảng chính đó là CeFI hoặc DeFi

Phân biệt hành động Lending trong hai sàn: tài chính tập trung và phi tập trung như sau:

  • Lending trong CeFi: Đối với nền tài chính tập trung như CeFi, sẽ luôn có một bên trung gian đứng ra kiểm soát và cân bằng hai bên: người vay và người đi vay. Đi kèm với đó là các yếu tố như Custodial hay uỷ thác. Một số nền tảng tiêu biểu trong CeFi bao gồm BlockFi, Salt, Nexo, Celsius,…
  • Ngược lại với thuật ngữ CeFI, Lending trong DeFi là nền tảng cho vay trong tài chính phi tập trung, loại bỏ hoàn toàn bên trung gian thứ 3 cũng như không xuất hiện khái niệm có uỷ thác (non-custodial). Một số nền tảng tiêu biểu trong DeFi gồm có:  Compound, Maker, Aave, Fulcrum, InstaDApp, Dharma, Constant, Bzx, Nuo,…

Những thông số quan trọng bắt buộc phải biết khi thực hiện Lending

Lending Interest Rate – Tỷ lệ lãi suất

Tỷ lệ lãi suất là tỷ lệ mà người cho vay (lender) nhận được khi thực hiện cho vay một đồng coin hoặc token bất kỳ. Đối với người cho vay, mức lãi suất càng cao càng hấp dẫn, vì nó đem lại lợi nhuận từ việc cho mượn tài sản của mình.

Tỷ lệ lãi suất khi Lending

Tỷ lệ lãi suất khi Lending

Lending Time – Thời gian cho vay

Lending Time được hiểu là khoảng thời gian mà tài sản của người cho vay bị khoá và bắt đầu cho người vay sử dụng. Thời gian cho vay bắt đầu từ lúc bắt đầu cho vay đến khi kết thúc thời hạn vay. Lúc này, người cho vay sẽ nhận lại toàn bộ vốn và lãi từ khoản vay.

Thường thì các nền tảng sẽ cung cấp rất nhiều khung thời gian khác nhau để Lender lựa chọn khoảng thời gian vay tiền thích hợp. Chẳng hạn như 7, 14, 28, 30 ngày hoặc 90 ngày. Trong khoảng thời gian này, người cho vay không thể rút lại tài sản đã cho vay và chỉ được phép rút về khi hết thời gian đáo hạn. 

Lending Assets – Tài sản cho vay

Đây là các loại coin hoặc token mà người dùng có thể sử dụng để thực hiện Lending Coin. Mức độ đa dạng về loại tài sản cho vay trên mỗi nền tảng sẽ giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn khi tham gia cho vay.

Lending Total Value Locked – Tổng giá trị bị khóa

Lending Total Value Locked – Tổng giá trị bị khóa là tổng số tài sản bị khóa (lock) bên trong nền tảng cho vay. Điều này cho thấy sự quan tâm của người dùng đối với nền tảng này. Khi có nhiều tài sản bị khóa bên trong nền tảng, tác động ảnh hưởng tới giá của đồng coin hoặc token đó cũng sẽ lớn hơn.

Cách thức hoạt động của Lending như thế nào?

Phương thức hoạt động của những nền tảng Lending

Khi đưa cơ chế Lending vào các sàn giao dịch, các đồng coin tham gia lending sẽ được sàn đưa vào cơ chế cho vay (Margin Trading). Ngược lại, đối với các nền tảng Lending (cho vay) riêng biệt, lượng coin tham gia lending sẽ được sử dụng để cung cấp vốn cho những người đi vay (borrowers). Các nền tảng Lending đóng vai trò là trung gian, là nhà cung cấp dịch vụ cho vay giữa người cho vay và người đi vay. Họ sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giữa lãi suất của Borrows trả và lãi suất mà Lender nhận.

Lending trên NEXO, thuộc nền tảng tài chính tạp trung CeFi

Lending trên NEXO, thuộc nền tảng tài chính tạp trung CeFi

Cụ thể, nền tảng NEXO là một ví dụ về cơ chế Lending và Borrowing trong cùng một nền tảng. NEXO đóng vai trò là bên thứ ba trung gian, nắm giữ toàn bộ lượng coin tham gia lending và lãi suất. Do đó, NEXO được xem là một nền tảng tài chính tập trung (CeFi) vì họ có vai trò là cầu nối trong quá trình cho vay và đi vay.

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Lending trên các sàn giao dịch

Khi thực hiện Lending trên sàn giao dịch, những đồng Coin trong quá trình này sẽ được tự động đưa về cơ chế Margin Trading. Vậy Margin Trading là gì? Nói đơn giản, Margin Trading là một loại giao dịch ký quỹ, trong đó, các nhà giao dịch có thể vay thêm một phần coin từ sàn để tăng đòn bẩy cho các hoạt động Trading của họ. Tuy nhiên, lượng coin vay thêm này cần phải được cung cấp bởi sàn giao dịch. Để làm được điều này, có hai cách như sau:

  • Cách 1: Sàn có thể dùng coin từ quỹ dự trữ của mình để cung cấp cho trader vay. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi sàn có quỹ dự trữ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vay lớn từ các trader. 
  • Cách 2: Sàn có thể vay coin từ người dùng khác với một mức lãi suất (A%) nào đó. Sau đó, sàn sử dụng coin đó để cho vay trong Margin Trading với mức phí đòn bẩy (Margin Fee) là B%. Thường thì tỷ lệ A% sẽ nhỏ hơn B%.

Chính vì vậy mà cách thứ hai là cách thường xuyên được các sàn sử dụng trong Margin Trading của họ. Bởi vì tỷ lệ A% luôn thấp hơn B% nên sàn giao dịch sẽ luôn đứng ở vị thế người cho vay và luôn có lợi nhuận.

So sánh phí cho vay và phí đi vay của hai sàn là sàn Gate và sàn Binance

So sánh phí cho vay và phí đi vay của hai sàn là sàn Gate và sàn Binance

Ảnh hưởng và những hệ lụy của hành động Lending đối với đồng Coin Crypto

Theo cơ chế cho vay (Lending), các đồng Coin sẽ bị lock lại trong khung thời gian cố định. Điều này mang đến những ảnh hưởng tích cực đối với các đồng Coin này. Chi tiết về mức độ ảnh hưởng của Lending đối với giá Coin như sau:

Tổng giá trị bị khóa (TVL) khi lock coin làm giảm cung lưu thông của đồng coin trong khoảng thời gian cho vay. Đồng thời những người dùng khác sẽ có nhu cầu mua coin để tham gia lending >> tăng cầu lending. Theo như lý thuyết, nếu kết hợp hai yếu tố này, giá coin sẽ có xu hướng tăng trưởng.

Tuy nhiên, những yếu tố trên vẫn chưa thể quyết định hoàn toàn giá đồng coin đó tăng hay giảm. Bởi vì sẽ có những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá của đồng coin đó. Điển hình như lượng coin tham gia lock là quá nhỏ so với tổng cung của nó, nguồn cung của đồng coin này sẽ không chịu ảnh hưởng.

Hãy xem ví dụ về Binance Coin (BNB) khi sàn thông báo về nền tảng Lending như sau:

Khi Binance thông báo về việc cho Lending đồng BNB, giá của BNB đã giảm từ $26.26 USD xuống $25.37, tương đương 3.4%. Ngoài ra, toàn bộ lượng coin bị khóa trong lending là 200,000 BNB, chỉ nắm khoảng 0.129% tổng cung của BNB.

Trong quá trình Lending, sàn giao dịch cũng sử dụng cơ chế Margin, từ điều này có thể phân tích như sau:

  • Đầu tiên, sàn sẽ nhận được một lượng lớn BNB từ các nhà đầu tư (lenders) gửi vào.
  • Thứ hai, sàn có thể xả BNB bằng cách bán xuống thị trường, gây giảm mạnh giá của BNB.
  • Sau đó, sàn sẽ mua lại BNB với giá thấp hơn bằng số tiền thu được từ việc bán trước đó.

> Như vậy, sàn tăng được lượng BNB sở hữu.

Ví dụ về việc Lending đồng BNB trong khoảng thời gian tháng 9/2018

Ví dụ về việc Lending đồng BNB trong khoảng thời gian tháng 9/2018

Ví dụ cụ thể, ngày 28/8/2019, Binance bắt đầu cho Lending đồng BNB với giá $25.37 USD. Thời điểm giá thấp nhất so với thời điểm đó là $14.2 USD vào ngày 26/9/2018. Xuyên suốt 28 ngày đó, có tới 7 lần Binance Lending với đồng BNB và số BNB bị khóa trong Lending là 2,643,040 BNB, chiếm 1.7% so với tổng cung.

Mặc dù con số này không quá lớn, nhưng nó cũng đủ để sàn giao dịch đẩy giá của BNB thấp xuống một cách thành công ( tỷ lệ thành công có thể chiếm hơn 50%).

Quá trình Lending và minh hoạ cụ thể trong thị trường Crypto

Chi tiết các bước Lending Crypto

Chi tiết các bước Lending Crypto

Cách thức Lending Crypto chi tiết

Miêu tả cụ thể về quy trình Lending Crypto như sau:

  • Bước 1: Borrows sẽ yêu cầu nền tảng về khoản vay mà họ muốn, gồm hai yếu tố chính là: tài sản coin và thời gian vay.
  • Bước 2: Các nền tảng sẽ đánh giá và xác nhận khoản vay được yêu cầu, đảm bảo tính bảo mật và thỏa mãn các điều kiện cần thiết.
  • Bước 3: Sau khi khoản vay đã được chấp thuận, người đi vay sẽ đặt số coin thế chấp vào Lending Pool. Thông thường, các nền tảng yêu cầu giá trị thế chấp đạt khoảng 50% để đảm bảo tính an toàn cho người cho vay.
  • Bước 4: Tài sản của Lender sẽ được gửi vào ví của nền tảng Lending.
  • Bước 5: Lenders sẽ nhận được khoản tiền lãi định kỳ, điều này phụ thuộc vào thời gian gia hạn và số tài khoản Lender đã cho vay. 
  • Bước 6: Khi Borrows trả lại khoản vay cho Lenders, họ có thể mở khóa tài sản đã thế chấp trước đó và sử dụng nó theo ý muốn.

Minh họa quá trình Lending cụ thể

Ví dụ như Binance Lending mở Lending cho đồng ETC với lãi suất 7%/năm, thời hạn 14 ngày. Giá ETC niêm yết từ lúc bắt đầu Lending là $55 (ngày 1/10) và giá ETC kết thúc Lending là $40 ( 15/10).

Nếu như Lender cho vay 100 ETC, tổng số tiền nhận về của người cho vay sẽ được tính theo công thức sau:

Tổng số tiền nhận về = 100 + 100 x 7% x 14/365 = 100.268 ETC.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm kết thúc và nhận lãi, ETC chỉ dừng ở mức giá $40. Do đó, người cho vay chỉ nhận lại tổng số tiền là $4,010, giảm hơn 27% so với dự tính ban đầu. Trong trường hợp này, người cho vay sẽ bị coi là có một sự đầu tư thua lỗ, bởi vì khi kết thúc thời hạn cho vay thì số tiền ban đầu giảm đi đáng kể. 

Các Trader nên hay không nên đầu tư Lending?

Thực tế, hoạt động Lending trong thế giới tiền điện tử mang đến cả lợi ích và rủi ro đối với người dùng. Một trong những rủi ro chính là đồng coin bị giảm sâu trong quá trình cho vay, gây thiệt hại cho người cho vay khi không kịp thu hồi tài sản vì chưa đến hạn thỏa thuận và không kịp cắt lỗ.

Bên cạnh đó, cả người đi vay và người cho vay đều đối mặt với một số rủi ro khác. Cụ thể, người đi vay có thể gặp khó khăn về thanh khoản khi giá trị tài sản thế chấp giảm xuống dưới mức yêu cầu. Trong trường hợp này, người cho vay cần theo dõi tỷ lệ tài sản thế chấp một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho khoản vay của mình. Tránh để trường hợp giá trị tài sản thế chấp giảm xuống dưới mức tối thiểu.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ghi nhận báo cáo nào về việc người cho vay bị mất khoản cho vay của mình. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa chắc chắn 100% rằng nó có thể xảy ra trong tương lai hay không? Vì vậy, người dùng nên cân nhắc và nghiên cứu kỹ trước khi tham gia vào hoạt động Lending để tránh rủi ro không đáng có.

Traders cần phải cân nhắc kỹ khi quyết định Lending vì hành động này mang đến cả lợi ích nhưng cũng mang lại rủi ro

Traders cần phải cân nhắc kỹ khi quyết định Lending vì hành động này mang đến cả lợi ích nhưng cũng mang lại rủi ro

Ngoài những rủi ro về giá và thanh khoản, việc đầu tư vào Lending cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến thuế và các quy định pháp lý khi sử dụng trên nền tảng này. Một số người sử dụng Lending với mục đích trốn thuế, gây ra những hậu quả nặng nề về mặt pháp lý.

Mặc dù Lending đã trở thành một cách để trader kiếm thêm thu nhập khi giữ số coin (tài sản) nhàn rỗi. Nhưng điểm yếu của nó là vẫn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng về bản chất của mô hình, ngay cả với stablecoin cũng vậy.

Lưu ý: Những thông tin trên mà Binance cung cấp chỉ muốn mở rộng kiến thức về Lending. Đây tuyệt đối không phải là lời khuyên tài chính về việc nên hay không nên tham gia đầu tư Lending.

Những điểm đặc biệt mà các nhà đầu tư cần lưu ý về Lending

Lending không phải là hành động tối ưu hoàn toàn trong thị trường crypto

Mặc dù Lending mang đến những lợi nhuận hấp dẫn, nhưng cũng tiềm ẩn những bất cập và rủi ro không thể bỏ qua. Rủi ro thứ nhất đó là yếu tố giá. Nếu giá của đồng coin Lenders cho vay giảm sâu trong khoảng thời gian ký kết thỏa thuận với Borrower, Lender sẽ không cắt lỗ kịp thời, dẫn đến việc thua lỗ một khoản tương đối.

Yếu tố thứ hai chính là sự biến động của tỷ giá. Nếu giá đồng coin giảm mạnh trong một khoảng thời gian dài, tính thanh khoản của đồng Coin cũng không được đảm bảo, khiến cho cơ cấu tài chính cũng như mô hình Lending có nguy cơ ảnh hưởng mạnh.

Nhìn chung, Lending là hoạt động yêu cầu sự kiên nhẫn và kiến thức sâu về thị trường. Nếu chỉ trông chờ vào vận may, người dùng rất có thể rơi vào bẫy thị trường và có những khoản thua lỗ nặng nề.

Lending chính là hình thức đầu tư uy tín mà các nhà đầu tư có thể tin tưởng tham gia

Bên cạnh khả năng không kịp cắt lỗ để giảm thiểu tối đa rủi ro thì nhìn chung, Lending là một cách thức hữu ích để trader có được những khoản thu lợi nhuận từ các đồng coin nhàn rỗi. Điều này sẽ giúp các Lenders tận dụng được tối đa tiềm năng sinh lời của các tài sản mình đang nắm giữ trên thị trường.

Nền tảng lending dựa vào cơ chế trung gian để trả lãi cho các nhà đầu tư

Hoạt động Lending sở hữu cơ chế hoạt động tương tự như một ngân hàng truyền thống. Trong đó, sàn giao dịch sẽ thực hiện thao tác huy động các đồng coin hoặc tài sản từ người dùng. Những đồng coin/ tài sản này sẽ được sàn giao dịch phân phối đến những người cần vay để họ có vốn thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lời trên thị trường. Sau cùng, số tiền thu được từ những hoạt động đầu tư này sẽ được sử dụng để trả lãi cho các Lender.

Từ những thông tin trên của bài viết, người dùng không chỉ hiểu được khái niệm Lending là gì mà còn biết thêm về cơ chế hoạt động của nó trên thị trường tài chính. Chắc chắn rằng với sự phát triển nhanh chóng của đồng tiền kỹ thuật số hiện nay, Lending sẽ ngày càng phổ biến hơn trong tương lai. Việc nắm vững kiến thức và thận trọng trong đầu tư sẽ giúp Traders có được những cơ hội tốt nhất mà hoạt động Lending mang lại.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi