1. Kiến thức
  2. Th9 17, 2023

Liquidity Pool là gì? Vai trò, rủi ro của bể thanh khoản


Liquidity Pool là gì? Đây chính là công nghệ cốt lõi đứng đằng sau hệ sinh thái của DeFi ở thời điểm hiện tại. Thuật ngữ Liquidity Pool này được nhắc đến cũng như được sử dụng trong DeFi khá nhiều. Chúng là một phần cơ bản không thể thiếu của DEX, AMM, Borrow-lend Protocol, Assets, Yield Farming,…Chính vì vậy, những thông tin chi tiết nhất về Liquidity Pool Crypto là gì, vai trò cũng như các ứng dụng của Liquidity Pool sẽ được chia sẻ chi tiết ngay sau đây.

Liquidity Pool là gì?

Liquidity Pool mang ý nghĩa là bể thanh khoản, tức là khoản sử dụng ở trong tài chính phi tập trung DeFi). Đây chính là một sự đổi mới trong sáng tạo của ngày công nghiệp tiền điện tử. Nó giúp cho việc thanh khoản ở trong giao dịch các loại tiền điện tử sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều.

Tương tự như các sàn giao dịch truyền thống khác, giao dịch ở trên các sàn giao dịch tiền ảo sẽ được hoạt động theo mô hình “Sổ lệnh”, nghĩa là người bán và người mua sẽ đặt lệnh bán dựa theo một mức giá nhất định nào đó. Trong khi đó, khi người mua đặt mua ở mức giá thấp nhất có thể thì người bán ngược lại lại cố gắng sao cho bán nó với mức giá càng cao càng tốt. Để khớp lệnh giao dịch thì giá của người mua và người bán phải có sự trùng khớp với nhau.

Chi tiết về thuật ngữ Liquidity Pool

Chi tiết về thuật ngữ Liquidity Pool

Như vậy, nếu như giá cả của người mua và người bán đều không trùng khớp vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Hoặc nếu như không đủ thanh khoản để thực hiện lệnh gì như thế nào? Đây chính là một khái niệm về Market Makers – Nhà tạo lập thị trường, họ sẽ phát huy tác dụng ở những trường hợp như thế này.

Các nhà tạo lập thị trường sẽ tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các giao dịch bằng cách sẵn sàng bán hoặc mua một tài sản nào đó cụ thể. Từ đó, cung cấp thanh khoản và cho phép các giao dịch thực hiện tự động mà không cần phải chờ đợi những người bán hay người mua khác xuất hiện.

Trong DeFi, việc phụ thuộc vào Market Makers bên ngoài quá nhiều có khả năng sẽ khiến cho các giao dịch diễn ra khá chậm và tốn kém. Từ đó, Liquidity Pool được tạo ra để giải quyết cho những điều này. 

Cách thức hoạt động của Liquidity Pool như thế nào?

Liquidity Pool sẽ hoạt động nhờ vào các hợp đồng thông minh (Smart Contract), nhờ vào những hợp đồng thông minh này mà các giao dịch sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn so với tính thanh khoản cao hơn với những sàn giao dịch tập trung truyền thống khác.

Một phần không thể thiếu của Liquidity Pool đó chính là Automated Market Makers – AMM (các nhà tạo lập thị trường tự động). AMM chính là một giao dịch sử dụng Liquidity Pool nhằm giúp tiền điện tử được phép giao dịch hoàn toàn tự động, nó sẽ được xác định thông qua công thức toán học. Mỗi một giao dịch hoán đổi tài sản sẽ được hợp đồng thông minh hỗ trợ và việc điều chỉnh giá sẽ xảy ra. Liquidity Pool sẽ gồm có các cặp giao dịch tiền điện tử cụ thể.

Các Liquidity Pool sẽ nắm giữ tỷ lệ cân bằng 50 /50 đối với những cặp tiền điện tử có giá trị USD. Trader có thể sử dụng công thức X*Y=K. Trong đó, X và Y sẽ nhằm đại diện cho số lượng cặp tiền điện tử đang có ở trong nhóm, còn K sẽ là một hàng số cho thấy lượng hoặc tổng tài sản trong Pool không đổi.

Cách một Liquidity Pool hoạt động

Cách một Liquidity Pool hoạt động

Chẳng hạn như trong một Pool của Unswap hiện tại đang sở hữu 10 ETH và 1000 USDC cùng với cặp tiền tệ ETH/USDC. Như vậy, ta có K = 1000 * 10 = 10.000.

Bởi vì giá trị được tính theo USD của đồng ETH = USDC (cân bằng 50/50). Cho nên Unswap có khả năng sẽ tính được mức giá ở hiện tại của ETH như sau: USDC/ETH = 1000/10. Từ đây, trader sẽ thấy được giá Ethereum trên sàn giao dịch của Uniswap sẽ là 100 USD.

Nếu như có người muốn mua một ETH ở trong Pool này bằng USDC, thì K sẽ được tính theo công thức không đổi đó là:

(10 – 1) ETH * (1000 + Y) USDC = 10.000 => (1000 + Y) = 10.000/9 = 1.111,11.

Suy ra, Y = 1.111,11 – 1000 = 111,11.

Như vậy, nếu như người này muốn mua một ETH từ Pool thì cần phải chi trả một số tiền là 111,111 USDC và mức giá của một ETH sẽ gia tăng lên 111,11 USD ở tại thời điểm đó.

Bây giờ trong Pool sẽ chỉ còn lại 9 ETH và 1111,111 USDC.

Từ đây, trader có thể nhận thấy trong Liquidity Pool, phần quan trọng nhất có lẽ sẽ là Liquidity Provider hay còn được gọi là Nhà cung cấp thanh khoản.

Để có thể hiểu về cách thức hoạt động cũng như vai trò của một Liquidity Provider, trader có thể theo dõi ví dụ sau đây:

Chẳng hạn như có một cặp Liquidity Pool trên Uniswap đó chính là USDC/ETH. Trader đang nắm giữ một lượng 500 USDC và muốn kiếm lời từ số tiền này thì trader có thể trở thành một Liquidity Provider. Lúc này, trader chỉ cần thêm 500 USDC cũng như một lượng ETH tương ứng bằng nhau về giá trị tiền tại Liquidity Pool USDC/ETH để tỷ lệ cân bằng 50/50 được cân bằng.

Khi trên Unswap có giao dịch nào đó cùng với cặp giao dịch ở trong Pool USDC/ETH của trader thì họ sẽ phải một khoản phí giao dịch. Như vậy, phí giao dịch khi được thu về sẽ chia đều cho các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) tùy thuộc theo một tỷ lệ % đóng góp nhất định.

Khi cặp USDC/ETH được trader thêm thanh khoản thì trader sẽ nhận được token LP dưới hình thức “biên lai”. Nó như là một giấy xác nhận cổ phần mà trader đang nắm giữ ở trong Pook USDC/ETH. Và nếu như muốn rút tiền về thì trader sẽ đôi biên lại này để lấy lại số tiền tương ứng.

Ví dụ về cách Liquidity Pool hoạt động trong DeFi

Ví dụ về cách Liquidity Pool hoạt động trong DeFi

Liquidity Pool có vai trò như thế nào?

Đối với thị trường tiền điện tử hay các thị trường truyền thống khác thì bất kể trader nào đã có kinh nghiệm dày dặn cũng sẽ đều biết đến các mặt trái tiềm ẩn khi gia nhập vào thị trường có tính thanh khoản ít. Dù cho đó là cổ phiếu Penny, tiền điện tử vốn hóa thấp, trượt giá (Slippage) sẽ luôn luôn là một mối lo ngại khi trader cố gắng tham gia vào hoặc thoát ra ở bất kỳ giao dịch nào.

Slippage được hiểu là một sự chênh lệch giá nằm giữa giá kỳ vọng của một giao dịch và giá mà nó sẽ tiến hành thực hiện. Thông thường, sự trượt giá xảy ra nhiều nhất trong các giai đoạn mà thị trường có mức độ biến động vô cùng cao và cũng có khả năng xảy ra khi mà một lệnh lớn được thực hiện nhưng ở mức giá đã chọn lại không có đủ khối lượng để chênh lệch giữa giá mua và bán được duy trì.

Để thị trường có thể đạt được tính thanh khoản, có một cách thức đó chính là nhờ vào việc sử dụng các sổ lệnh hay còn gọi là oderbook. Điều này tương tự như trong các trường hợp chứng khoán. Ở đây, người bán và người mua tài sản đạt lệnh, họ sẽ chỉ định giá cũng như số lượng về loại tài sản mà họ muốn bán hoặc mua. Giao dịch sẽ diễn ra khi mà cả người bán và người mua gặp nhau tại cùng một mức giá.

Tìm hiểu về vai trò của Liquidity Pool

Tìm hiểu về vai trò của Liquidity Pool

Điều này trên thực tế có tính hiệu quả cực kỳ bởi vì trader cần phải đặt một mức giá mà người khác sẽ sẵn sàng đáp ứng. Tức là trader có khả năng sẽ bị buộc phải đặt mức giá thấp hơn hoặc là chờ đợi một thời gian dài nào đó để người khác đáp ứng được mức giá mà mình đang mong muốn.

Giải pháp dành cho phương pháp này thật sự không hiệu quả, hay đơn giản là đã lỗi thời. Đây chính là một Liquidity Pool chạy một thuật toán, giúp cho việc mua hoặc bán một tài sản được dễ dàng hơn và trong bất kỳ giá cả hoặc thời gian nào ở trong ngày cũng sẽ đều có thể thực hiện được.

Cụ thể, vấn đề được Crypto Liquidity Pool giải quyết bằng cách khuyến khích các trader cung cấp tính thanh khoản chứ không để người bán và người mua khớp lệnh với nhau trong orderbook. Điều này tức là trader chỉ cần trao đổi token và tài sản của mình thông qua việc sử dụng tính thanh khoản được LP cung cấp và thực hiện giao dịch dựa vào các hợp đồng thông minh.

Ứng dụng trong DeFi của Liquidity Pool

Như vậy, với những chia sẻ trên thì ứng dụng ở trong DeFI của Liquidity Pool là gì?

DEX – Sàn giao dịch phi tập trung

Chắc hẳn các trader cũng biết được đôi chút, trong hệ sinh thái phi tập trung (DeFi) thì Crypto Liquidity Pool đóng một vai trò vô cùng thiết yếu, đặc biệt hơn đến là khi nhắc đến các sàn DEX (các sàn giao dịch phi tập trung). Cụ thể, Liquidity Pool sẽ cung cấp tính thanh khoản, tốc độ cũng như sự tiện lợi cho các DEX diễn ra hoạt động hiệu quả.

Trước khi ra đời AMM, tính thanh khoản chính là một thách thức đối với các DEX trên Ethereum ở thị trường tiền điện tử. Vào thời điểm này, DEX được biết đến là một công nghệ mới có giao diện khá phức tạp cũng như số lượng người mua – người bán tương đối ít. Cho nên sẽ rất khó để các trader sẵn sàng thường xuyên giao dịch tại đây.

Vấn đề thanh khoản còn hạn chế đã được các AMM khắc phục bằng cách tạo ra các Liquidity Pool và đồng thời cung cấp cho các LP một động lực cung cấp tài sản dành cho những Pool này mà không đến bên thứ ba hay trung gian. Trong một Pool, khi có càng nhiều tài sản thì tính thanh khoản cũng sẽ càng nhiều, từ đó, giao dịch ở trên các sàn DEX cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Liquidity Pool trên sàn giao dịch phi tập trung

Liquidity Pool trên sàn giao dịch phi tập trung

Khi sử dụng Crypto Liquidity Pool, một trong những giao dịch đầu tiên đó là Bancor – đây chính là một hệ thống giao dịch được tạo ra trên Ethereum. Tuy nhiên, nó chỉ thật sự được nhiều người biết đến ở trong không gian tiền điện tử sau khi Unswap thành công.

Một vài sàn DEX phổ biến sử dụng Liquidity Pool ở trên Ethereum mà trader có thể biết đến như là Curve, SushiSwap, Balance; hay BurgerSwap, PancakeSwap, BakerySwap ở trên Binance Smart Chain (BSC).

Yield Farming

Cho đến hiện nay, khi nói về cách sử dụng các Liquidity Pool phổ biến thì hầu hết các trader sẽ chỉ đều nhắc đến AMM. Thế nhưng, ứng dụng của nó thực chất còn rộng lớn hơn thế nữa. Một trong đó chính là Liquidity Farming hay Yield Farming. Cơ sở của những nền tảng tạo ra lợi nhuận tự động như Yearn Finance đó chính là các Liquidity Pool . Đây sẽ là nơi là trader thêm token của mình vào các Pool. Những Pool này về sau sẽ được sử dụng với mục đích tạo ra lợi nhuận.

Liquidity Farming hay còn gọi là Yield Farming

Liquidity Farming hay còn gọi là Yield Farming

Lending

Khi nhắc đến các ứng dụng của Liquidity Pool là gì, thì trader cần phải nhớ ngay đến việc sử dụng ở trong các giao thức Lending & Borrowing. Khi đó, người vay có thể thông qua giao dịch làm tài sản thế chấp để ký gửi token của mình và từ chính giao thức này có thể vay một tài sản khác. Cung và cầu của tài sản trader vay sẽ xác định mức phí tương ứng mà trader cần phải trả.

Trong khi đó, đối với ở bên kia của giao dịch, khi mà người cho vay ký gửi tài sản của mình vào giao thức, họ cũng sẽ được nhận lại một khoản lãi suất đến từ người đi vay theo như cơ chế của Pool.

Ứng dụng Liquidity Pool - Lending

Ứng dụng Liquidity Pool – Lending

Phân phối token

Liquidity Pool cũng sẽ là một nơi đưa ra các giải pháp phân phối token mới hiệu quả đến đúng người sử dụng ở trong những dự án tiền điện tử. Việc phân phối token cho trader theo thuật toán đã đặt token của họ ở trong Liquidity Pool sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Các token mới đúc sau đó sẽ được phân phối dựa theo tỷ lệ ký gửi token của mỗi một trader ở trong Pool. Bên cạnh đó, từ LP token, trader cũng sẽ được hưởng lợi.

Chẳng hạn như, trader vay vốn từ Compound hoặc là cung cấp thanh khoản dành cho Unswap sẽ nhận về được LP token đại diện cho phần của mình. Trader có thể gửi những LP token này đến một Pool khác để thu lợi nhuận.

Đúc synthetic token

Ngoài ra, Crypto Liquidity Pool cũng còn được dùng khi tạo ra synthetic asset ở trên nền tảng Blockchain. Cách tạo ra một synthetic token đó chính là đặt một vài tài sản thế chấp vào một Liquidity Pool nhất định. Đồng thời, kết nối nó đến với một oracle có độ tin cậy cao.

Synthetic token trong thị trường tiển điện tử

Synthetic token trong thị trường tiển điện tử

Tranching

Một ứng dụng khác của Liquidity Pool nữa đó là Tranching hay còn có tên gọi khác đó là tài chính cấu trúc. Khái niệm này được vay mượn từ tài chính truyền thống có liên quan đến sự phân chia ra các sản phẩm tài chính dựa trên lợi nhuận và rủi ro của chúng. Những sản phẩm này cũng sẽ cho phép LP lựa chọn các rủi ro tài chính và các cấu hình trả lãi.

Những rủi ro của Liquidity Pool là gì?

Rủi ro Smart Contract

Khi trader quyết định gửi tiền vào một Liquidity Pool, Pool này sẽ chính là chủ sở hữu số tiền của trader. Cho nên dù xét về mặt kỹ thuật không thông qua bên trung gian nào nắm giữ tiền của trader, thế nhưng chính bản thân của Smart Contract cũng được xem là một người giám sát khoản tiền đó. Vì vậy, nếu như Smart Contract xảy ra bất cứ lỗi này như Flash Loans chẳng hạn, thì trader sẽ mất tiền vĩnh viễn.

Rủi ro có thể gặp phải của Liquidity Pool

Rủi ro có thể gặp phải của Liquidity Pool

Rủi ro tổn thất tạm thời – Impermanent loss

Nếu như trader đang muốn cung cấp thanh khoản cho một AMM, trader cần phải biết đến khái niệm về Tổn thất tạm thời – Impermanent loss.

Xét về cơ bản, Impermanent loss xảy ra khi mà một token có giá giảm so với thời điểm mà trader gửi chúng đến Liquidity Pool khiến cho thua lỗ xảy ra so với khi mà trader chỉ HOLD và nắm giữ chúng trong ví của mình.

Thuật ngữ này có tên gọi như thế là bởi vì nó chính là các tổn thất tiềm năng và sẽ chỉ xảy ra khi mà trader đã thật sự rút hết token ra khỏi Pool. Những tổn thất đó có khả năng sẽ suy giảm hoặc là biến nhất một cách hoàn toàn tùy theo sự thay đổi đến từ thị trường.

Chẳng hạn như một ví dụ về Impermanent loss cực kỳ đơn giản sau đây. Tài sản của trader có khả năng đã gia tăng giá trị, tuy nhiên nó vẫn sẽ ít hơn so với khi mà trader chỉ HODL.

Ví dụ chi tiết về Impermanent loss

Ví dụ chi tiết về Impermanent loss

Rủi ro truy cập

Trader hãy nên có sự cảnh giác đối với những dự án mà cho phép các nhà phát triển thay đổi những quy tắc quản lý Pool. Đôi khi, các nhà phát triển sẽ có khả năng khóa quyền rút tài sản ra khỏi Pook của trader hoặc chỉ cấp cho trader quyền truy cập thông qua việc thay đổi source code của hợp đồng thông minh. Điều này đã cho phép họ được quyền kiểm soát toàn bộ quỹ ở trong Pool. Đây được gọi là Rug Pull – tức là một trò lừa đảo thanh khoản trong DeFi vô cùng điển hình.

Thông tin về những Liquidity Pool phổ biến hiện nay

Hiện nay, các Crypto Liquidity Pool xuất hiện khá nhiều, trong đó trader có thể theo dõi đến một vài Liquidity Pool phổ biến như sau:

Uniswap

Unswap được biết đến là một sàn giao dịch phi tập trung – DEX hàng dầu cho phép trader giao dịch ETH để đổi lấy mọi token ERC – 20 mà không cần thiết phải dựa vào sàn giao dịch tập trung. Dựa vào Unswap, trader có thể tự tạo ra cho mình một cặp giao dịch miễn phí ở trên mạng.

Curve

Curve là một Crypto Liquidity Pool phi tập trung. Nó cho phép hoán đổi các loại tiền điện tử cũng như các Stablecoin dựa vào mạng Ethereum như DAI, USDC, USDD, USDT,…

Những Liquidity Pool hiện nay đang được nhiều trader tin tưởng

Những Liquidity Pool hiện nay đang được nhiều trader tin tưởng

Balancer

Balance chính là một nền tảng DeFi cung cấp một vài tùy chọn gộp. Ví dụ như là Bể thanh khoản riêng (Private Liquidity Pool) hoặc cung để cung cấp những lợi ích khác phục vụ cho các Liquidity Pool của riêng nó.

Bancor

Một trong những Liquidity Pool tốt nhất dựa trên Ethereum năm 2023 đó chính là Bancor. Nền tảng Bancor này sẽ tận dụng những phương pháp tạo lập thị trường với các thuật toán và các token thông minh, cung cấp tính thanh khoản cùng với việc định giá một cách chính xác. Bancor sẽ có sự duy trì một tỷ lệ không đổi ở giữa các token được kết nối khác nhau cùng với việc tiến hành thực hiện những sửa đổi ở trong việc cung cấp Token.

Trader nên tham gia vào Liquidity Pool nào?

Hiện nay, các dự án DeFi về Liquidity Pool xuất hiện khá nhiều để trader có thể lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi Liquidity Pool sẽ có các cặp giao dịch khác nhau với những ưu điểm, nhược điểm riêng.

Việc trader nên làm đó chính là lựa chọn ra các Liquidity Pool có tổng phần giá trị bị khoá (TVLL) cao cùng với các Stablecoin phổ biến như là DAI, USDT, USDC cùng với những coin nằm top đầu là BTC, ETH để giúp lợi nhuận thụ động thu về cao hơn và mức rủi ro thấp hơn.

Tham gia vào Liquidity Pool chất lượng

Tham gia vào Liquidity Pool chất lượng

Hiển nhiên khi tham gia vào Liquidity Pool, việc gặp phải các rủi ro mất mát không thể lường trước được là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Cho nên, trader hãy né tránh các cặp coin có sự biến động lớn. Bên cạnh đó, trader cũng hãy theo dõi biến động giá của các cặp token/coin trong Pool thường xuyên để có thể bán ra một số lượng cổ phần nắm giữ của mình trước khi mức giá chênh lệch đi quá xa so với mức giá khởi điểm.

Hiện nay, các Liquidity Pool hàng đầu mà trader có thể lựa chọn chính là những cái tên vừa được chia sẻ ở trên như Sushiswap, Unswap, Bancor, Balance, Curve.

Với sự chia sẻ chi tiết về Liquidity Pool là gì ở bài viết trên, trader sẽ hiểu rõ được cách thức hoạt động cũng như vai trò của các Liquidity Pool. Có thể thấy với sự ra đời của mình, Liquidity Pool đã đưa ra được một giải pháp đầy mạnh mẽ về sự phi tập trung cho tính thanh khoản ở trong DeFi. Không những thế, đây cũng chính là một công cụ mở đầu cho sự phát triển tiềm năng của nền tảng này. Vì vậy, hy vọng rằng với những thông tin vừa rồi, trader hãy thật sự hài lòng và có được những kiến thức hay nhất, hữu ích nhất về Crypto Liquidity Pool nhé.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi