Market Cap là gì? Đây là thuật ngữ chỉ về vốn hóa thị trường của một loại tài sản ở trong thị trường Crypto cũng như thị trường chứng khoán. Nó sẽ giúp các trader xác định được giá trị của một tài sản để từ đó có thể đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác và đúng đắn nhất. Để có thể tìm hiểu chi tiết về Market Capitalization và cách tính toán chúng ở trong thị trường Crypto, trader hãy theo dõi bài viết mới đây của Binancevi sau đây nhé.
Thuật ngữ Market Cap là gì?
Market Cap được biết đến là giá trị vốn hóa thị trường, nó thể hiện lên giá trị của tài sản Crypto hoặc công ty đứng ở sau tài sản này, xem xét đến nguồn cung token đang được diễn ra và lưu hành.
Fully Diluted Valuation – FDV (Định giá pha loãng hoàn toàn. Đây chính là giá trị vốn hóa thị trường của tài sản Crypto khi xét đến nguồn cung token có thể đạt được ở mức tối đa.
FDV và Market Cap thông thường được sử dụng để nhằm đánh giá và so sánh giá trị của những loại tài sản Crypto. Đây chính là cách thức cơ bản và đơn giản nhất để biết được rằng một token đang được giá cao, định giá thấp hay là định giá chính xác.
Nếu như tất cả các token được phát hành và không có token nào bị đốt tức là bị loại bỏ ra khỏi lưu thông thì Market Cap sẽ có giá trị bằng với FDV.
Hướng dẫn cách tính Market Cap trong Crypto
Market Cap – Giá trị vốn hóa thị trường sẽ được tính bằng cách thức đó là nhân số token đang được lưu hành cùng với giá trị hiện tại của token đó. Trong khi đó, Fully Diluted Valuation sẽ được tính thông qua việc nhân nguồn cung token tối đa cùng với giá trị hiện tại của token.
Ví dụ như đồng BTC (Bitcoin) với các thông tin như sau:
- Giá Bitcoin (BTC): 18,745$.
- Nguồn cung lưu hành của Bitcoin là 19,143,700 BTC.
- Nguồn cung tối đa của Bitcoin là 21,000,000 BTC.
Dựa vào công thức tính Market Capitalization ở trên vừa được chia sẻ, trader sẽ tính toán được như sau:
- Market Cap của Bitcoin bằng: 18,745$ x 19,143,700 = 358,848,656,500$.
- Fully Diluted Valuation của Bitcoin = 18,745$ x 21,000,000 = 393,645,000,000$.
Tại sao Market Cap lại quan trọng như thế?
Lý do gì để Market Capitalization trở nên quan trọng? Market Cap giúp trader xác định được giá trị vốn hóa thị trường của một loại tài sản Crypto bởi vì ở mỗi loại sẽ có giá token và nguồn cung token khác nhau.
Chẳng hạn như token Solana (SOL) có hiện giá là 31.03$, token Cardano (ADA) có giá là 0,4633$. Trong đó, đang có hơn 34 tỷ ADA được lưu hàng cùng với Market Cap đạt ở mức 15.8 tỷ đô la. Thế nhưng SOL lại chỉ có khoảng 350 triệu được lưu hành cùng với Market Cap đạt ở mức 10.8 tỷ đô la.
Như vậy, mặc dù cho SOL so với ADA có mức giá cao hơn thì vốn hóa thị trường của Solana so với Cardano vẫn sẽ thấp hơn.
Mỗi một loại tài sản Crypto sẽ có lượng cung token tối đa và lượng cung token lưu hành khác nhau. Chính vì vậy mà các trader sẽ không thể nào đánh giá được chúng dựa trên giá của token mà cần phải đánh giá thông qua Market Cap. Điều này chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao Market Cap lại trở thành một công cụ khá hữu ích dành cho mọi trader đầu tư vào Crypto.
Không những thế, FDV cũng có thể được dùng giống như là Market Cap. Điều này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của các trader. Một vài trader sẽ tính toán giá trị của Crypto bằng cách dùng đến chính Market Cap của nó, tức là giá trị ở hiện tại. Trong khi đó, những trader khác thì lại thích FDV, tức là giá trị có thể có được ở trong tương lai.
Việc sử dụng FDV sẽ hoàn toàn loại bỏ được khía cạnh Tokenomics để có được một cái nhìn tổng quan hơn khi đề cập đến một tài sản Crypto bởi vì giá của token có thể bị ảnh hưởng bởi Tokenomics.
Phân loại tài sản dựa vào Market Cap hiện nay
Crypto khi dựa vào Market Cap sẽ được phân chia thành 3 loại chính đó là Market Cap nhỏ, Market Cap trung bình và Market Cap lớn.
Tuy nhiên, giữa các trader sẽ có một sự định nghĩa về độ lớn của vốn hóa là khác nhau. Chính vì vậy mà trader có thể định nghĩa theo cách mà mình cho là phù hợp và dễ hiểu nhất..
Market Cap lớn
Tài sản Crypto sẽ gồm có Market Cap lớn khi mà chúng có mức vốn hóa thị trường nằm trên mức 1 tỷ USD. Hiện tại có đến 47 loại Crypto có giá trị vốn hóa thị trường lớn. Trong đó đứng đầu là đồng Bitcoin (BTC) với giá trị vốn hóa thị trường lên đến 359 tỷ USD.
Các tài sản Crypto có vốn hóa thị trường lớn sẽ thông thường có xu hướng ổn định về giá hơn và đồng thời cũng sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng tăng trưởng kém hơn.
Market Cap trung bình
Loại tài sản Crypto có Market Cap trung bình là gồm có các loại ở mức vốn hóa từ 100 triệu USD cho đến 1 tỷ USD. Phần lớn những loại Crypto ở nhóm này sẽ được các trader lựa chọn nhiều bởi vì lợi nhuận mà chúng tạo ra tương đối lớn so với mức rủi ro trung bình. Các loại Crypto này cũng sẽ có tính thanh khoản ở mức chấp nhận được bởi phần lớn các trader.
Market Cap thấp/nhỏ
Tài sản Crypto có Market Cap thấp hoặc nhỏ sẽ có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 triệu USD. Thông thường đây sẽ là các dự án mới gia nhập vào thị trường và cũng đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Việc đầu tư vào các dự án này có khả năng đạt được mức lợi nhuận khủng theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, rủi ro đi theo đó cũng sẽ khá cao. Giá của các loại Crypto này có thể ngay lập tức xuống đáy. Các loại Crypto cũng sẽ có tính thanh khoản vô cùng thấp và khiến cho các trader rất khó để giao dịch. Tình trạng trượt giá cũng xảy ra một cách dễ dàng.
Phần lớn loại này sẽ chứa các loại Crypto scam. Chính vì thế mà các trader nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư hay đầu cơ vào những loại tài sản Crypto này.
Giữa Market Cap và khối lượng giao dịch có mối tương quan như thế nào?
Mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch và Market Cap là gì? Mối quan hệ giữa Market Cap và khối lượng giao dịch ở trong Crypto sẽ có sự thay đổi dựa vào quy mô, tính thanh khoản của thị trường cũng như là các hoạt động giao dịch. Thông thường, khi mà Market Capitalization gia tăng lên thì khối lượng giao dịch từ đó cũng sẽ có sự gia tăng theo. Nhờ vào đó mà trader có thể đánh giá được xu hướng tăng trưởng và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn của mình.
Ngược lại, khi vốn hóa thị trường nhỏ dần đi trong khi khối lượng giao dịch lại có sự gia tăng lên thì thị trường có khả năng cao đang rơi vào tình thế Panicsell. Điều này ám chỉ rằng các trader đang bán tháo token bởi vì bất cứ lý do nào đó.
Mặc dù có rất nhiều vấn đề liên quan đến ở giữa 2 chỉ số này, tuy nhiên giá trị biến đổi cũng như khối lượng giao dịch của nó sẽ không có sự thay đổi. Nó sẽ đều cho thấy xu hướng bán ra hoặc mua vào rất rõ ràng. Đối với những trader đầu tư coin như thế này thì đây chính là một nguồn dữ liệu vô cùng tuyệt vời để có thể đưa ra được những quyết định nhằm mục đích kiếm lời.
Tổng hợp các loại đồng coin có Market Cap lớn trên thị trường Crypto
Bitcoin
Bitcoin được biết là loại tiền điện tử đầu tiên cũng như là phổ biến nhất, Bitcoin thuộc nhóm Market Cap lớn cũng như đang nắm giữ vị trí hàng đầu ở trong danh sách gồm có hơn 10.000 đồng đang nhận được sự theo dõi. Bitcoin có sự thống trị được xem là một lòng tin cực kỳ lớn đối với các trader lâu năm, các nhà đầu cá nhân cũng như các nhà đầu tư tổ chức.
Ethereum
Trong các Market Cap lớn, Ethereum được biết đến là một sinh tháo vô cùng đa dạng cùng với mô hình hợp đồng vô cùng thông minh dành cho các ứng dụng DeFi, dApp cũng như là những nền tảng khác được xây dựng ở trên đây một cách dễ dàng. Với sự thành công của mình, Ethereum đã giúp cho token ETH luôn luôn giữ được sự ổn định ở vị trí thứ hai trong danh sách xếp hạng về vốn hóa thị trường.
BNB
Token BNB bên cạnh giá trị ở trên sàn giao dịch thì nó còn ứng dụng ở trong hệ sinh thái BNB Chain rất nhiều. Chẳng hạn như tham gia vào sự kiện Staking nhận thưởng, tham gia vào farm coin, các hoạt động lending,… Cùng với sự tăng trưởng giá mạnh mẽ của mình, nó đã giúp cho Market Cap của token này gia tăng phi mã với tại thời điểm 2018 là 25% gia tăng lên đến gần 700$ vào giai đoạn năm 2021.
XRP
XRP được phát triển từ Ripple Labs – đây là một loại tiền điện tử có giá trị vốn hóa thị trường lớn và được sử dụng ở trong nhiều các giải pháp về việc thanh toán tiết kiệm và nhanh chóng. Mặc dù cũng đã từng bị dính và khá nhiều vụ kiện, đặc biệt là với SEC, tuy nhiên XRP vẫn mang lại vốn hóa ổn định và giá trị cao.
Cardano
Cuối cùng, khi nhắc đến các Market Capitalization cao thì Cardano chính là một nền tảng Blockchain không thể nào bỏ qua. Đây là loại Market Cap lớn với hệ sinh thái hướng tới DeFi và dApp.
Các câu hỏi về Market Cap thường gặp
Sở hữu Market Cap lớn có thật sự tốt hay không?
Market Cap càng lớn thì tài sản Crypto sẽ ngày càng có giá trị. Để có thể đạt được mức Market Cap lớn hoặc là từng bước trở thành một loại tài sản tiền điện tử có giá trị vốn hóa lớn thì những tài sản như vậy cần phải được chứng mình ở rất nhiều điểm khác nhau như là khả năng ứng dụng, mức độ xứng đáng, uy tín,… Vì vậy, sở hữu Market Cap lớn cũng được xem là một thành tựu đối với bất cứ tài sản tiền điện tử nào.
NFT có Market Capitalization hay không?
Câu trả lời là “CÓ”. Đối với NFT, Market Cap của chúng có thể được tính toán bằng cách nhân với giá sàn bộ sưu tập NFT cùng với số lượng NFT ở trong bộ sưu tập đó.
Nếu Market Capitalization bằng 0 thì điều gì sẽ xảy ra?
Sẽ gồm có 3 trường hợp có khả năng xảy ra nếu như Market Cap bằng 0 đó là:
- Giá token sẽ trở thành 0, tức là dự án sẽ trở nên vô giá trị hoặc là không còn hoạt động nữa.
- Dự án sẽ được chuyển sang sử dụng token mới, tức là token cũng sẽ không còn liên quan nữa.
- Dự án này sẽ không thể nào phát hành được loại token nào nữa.
Market Cap có giống với Vốn chủ sở hữu – Equity Value hay không?
Trên thị trường chứng khoán, Equity Value cũng sẽ giống như giá của token ở trên thị trường Crypto. Như đã chia sẻ ở phần trên, Market Cap sẽ khác hoàn toàn so với Equity Value mặc dù có nó sự liên quan đến giá token khá chặt chẽ. Vì vậy, Equity Value sẽ không giống với Market Cap.
Bài viết vừa rồi chính là những thông tin liên quan đến Market Cap là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các trader. Hiểu theo cách khác thì Market Cap sẽ thể hiện lên giá trị cụ thể của một tài sản tiền điện tử hoặc là công ty nào đó đứng sau nó. Qua sự chia sẻ này, Binancevi hy vọng rằng Market Cap sẽ trở thành một công cụ hữu ích giúp trader đầu tư Crypto được hiệu quả và đơn giản hơn.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.