Market Maker là gì? Trong lĩnh vực tiền điện tử hiện nay, thuật ngữ Market Maker vô cùng quen thuộc và phổ biến. Với vai trò là người bán cũng như người mua, Market Maker có vai trò vô cùng quan trọng đối với các sàn giao dịch. Như vậy, để hiểu rõ về các đặc điểm cũng như vai trò của Market Maker trong Crypto, các trader hãy theo dõi bài viết sau đây của Binancevi với những nội dung hữu ích nhất nhé.
Market Maker là gì?
Market Maker được viết tắt là MM, nó bao gồm hai từ chính là Market, tức là thị trường và Maker, tức là người tạo ra. Như vậy, trader có thể hiện Market Maker đơn giản chính là những nhà tạo lập thị trường.
Ngoài ra, Market Maker còn có tên gọi khác là Cá voi ở trong thị trường khi mà họ có vai trò cung cấp thanh khoản hoặc mang đến các cơ hội cho các trader tham gia thị trường, thực hiện mua và bán cổ phiếu, tiền tệ, đồng coin, những sản phẩm phái sinh khác với số lượng lớn.
Điều này giúp cho thị trường có được tính thanh khoản và cũng giúp cho các giao dịch được diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng hơn. Nếu như không có Market Maker thì thị trường sẽ có thanh khoản kém hơn. Từ đó, các trader cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong giao dịch.
Market Maker có cách kiếm lợi nhuận như thế nào?
Market Maker khi xét về bản chất sẽ là một doanh nghiệp hoạt động với mục đích hàng đầu là kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các Market Maker cũng sẽ phải gánh chịu các rủi ro do biến động giá tạo nên. Để các khoản rủi ro này được bù đắp thì các Market Maker sẽ áp dụng một loại phí có tên gọi là Spread. Mức phí này chính là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Các trader khi muốn tham gia giao dịch cần phải chi trả một khoản chi phí chênh lệch nào đó tương ứng theo loại sản phẩm mà trader đã lựa chọn.
Chẳng hạn như một trader tìm kiếm mã cổ phiếu tại một sàn môi giới chứng khoán để giao dịch. Khi đó, các nhà môi giới đã quyết định niêm yết giá mua của loại cổ phiếu này là 100 USD cho một cổ phiếu và mức giá chào bán sẽ là 100,05 USD một cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc Market Maker dưới cương vị là một nhà môi giới sẽ phải mua cổ phiếu với số tiền 100 uSD và sau đó bán lại cho người mua với mức giá mỗi cổ phiếu là 100,05 USD. Dựa vào những giao dịch có khối lượng lớn, các khoản chênh lệch nhỏ sẽ kết hợp lại cùng với nhau để tạo ra các mức lợi nhuận lớn hơn rất nhiều.
Những đặc điểm và vai trò cơ bản của Market Maker
Trong giới tài chính sẽ có rất nhiều loại thị trường khác nhau. Với nhiều vai trò quan trọng khác thì Market Maker là một bộ phận mà thị trường tài chính sẽ không thể nào thiếu được.
Giao dịch tần số cao
Một trong số các lý do cần thiết để các nhà tạo lập xuất hiện đó chính là gia tăng tính thanh khoản. Trong đó, cách được áp dụng hiện nay phổ biến nhất để mục đích này có thể được thực hiện đó chính là giao dịch tần số cao – High frequency trading (HFT).
Đây được biết đến là một phương pháp giao dịch sử dụng nhiều cùng với các phần mềm máy tính mạnh mẽ. Chương trình này sẽ cho phép trader thực hiện giao dịch với số lượng lệnh lớn ở trong một khoảng thời gian ngắn cực kỳ. Nó sẽ áp dụng các thuật toán AI vô cùng phức tạp để phân tích thị trường liên tục.
Một vài máy tính sẽ có khả năng thực hiện lệnh dựa vào những điều kiện đã được lập trình ở trước đó mà không con người phải can thiệp vào. Thông thường, giao dịch tần số cao sẽ gắn liền cùng với chiến lược Scalping, tức là giao dịch được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn trong suốt quá trình trader trading.
Hỗ trợ thị trường
Market Maker sẽ hỗ trợ thị trường bằng cách gia tăng độ sâu thị trường cùng với khả năng duy trì những lệnh lớn mà không làm cho giá của tài sản bị ảnh hưởng. Các nhà tạo tập thị trường cũng sẽ hỗ trợ thanh khoản cũng như đồng thời đảm bảo được tính ổn định dành cho các giao dịch.
Tăng độ sâu của thị trường
Độ sâu của thị trường sẽ được thể hiện thông qua số lệnh bán và lệnh mua đang chờ khớp ở trên thị trường. Các Market Maker sẽ đặt các lệnh giới hạn ở những mức giá khác nhau và chờ đợi các Market Taker khớp lệnh thị trường cùng với lệnh chờ của họ.
Trong đó, Market Taker sẽ là người giao dịch chấp nhận những mức giá mà thị trường đưa ra. Toàn bộ các lệnh của nhà tạo lập thị trường sẽ được bổ sung thêm vào sổ lệnh. Điều này sẽ làm độ sâu của thị trường gia tăng lên, đảm bảo rằng tài sản sẽ được thực hiện giao dịch theo lệnh của người mua một cách nhanh chóng.
Hỗ trợ thanh toán
Market Maker có nhiệm vụ chính đó là duy trì việc giao dịch diễn ra liên tục và thị trường có sự cạnh tranh. Bởi vì thị trường không phải lúc nào cũng sẽ cạnh tranh cho nên các Market Maker cần phải hỗ trợ tính thanh khoản. Đối với ưu thế vốn hóa lớn, các Market Maker có thể gia tăng khối lượng cung lên khi mà xuất hiện lượng cầu đột biến và ngược lại cũng như vậy.
Với sự đóng góp của Market Maker, các sàn giao dịch sẽ luôn hoạt động một cách thông suốt. Không những thế, Market Maker cũng sẽ giúp cho các trader yên tâm tham gia giao dịch mà không gặp bất kỳ vấn đề gì về mặt thanh khoản.
Đảm bảo tính ổn định
Một vai trò của Market Maker nữa đó chính là giữ được sự chênh lệch giá trị cạnh tranh ở nhiều sàn giao dịch với nhau. Các Market Maker sẽ đảm bảo cho sự ổn định cũng như sự chênh lệch nằm ở mức hợp lý nhất dành cho các trader thực hiện giao dịch. Bởi vì có lợi thế về mức vốn hóa lớn, các Market Maker sẽ giúp các trader hưởng được lợi khi mà thị trường có sự phát triển ổn định.
Chẳng hạn như các trader đang sở hữu một lượng cổ phiếu X vô cùng lớn. Khi thị trường đang có sự suy giảm giá mạnh thì các trader sẽ có mong muốn bán đi cổ phiếu nhưng lại không có người nào mua. Tuy nhiên, nhờ vào các nghiệp vụ tạo lập thị trường, các Market Maker đã giúp cổ phiếu A hạn chế được sự dư bán thông qua cách đưa vào thị trường các lệnh mua. Chính vì vậy mà các trader sẽ có nhiều cơ hội bán cổ phiếu này để nhằm hạn chế sự thua lỗ.
Không những thế, các nhà tạo lập thị trường cũng sẽ giữ vững thị trường tránh khỏi những làn sóng bán tháo. Mức độ đảm bảo cho tính ổn định này sẽ còn phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận giữa các sàn giao dịch và các Market Maker.
Sơ lược về AMM – Automated Market Maker trong Crypto
Automated Market Maker là gì?
Automated Market Maker trong Crypto được viết tắt là AMM. Đây chính là một công cụ tạo lập thị trường một cách tự động. Thay vì sử dụng những Market Maker truyền thống thì thanh khoản và giá của một loại tài sản ở bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ được duy trì cũng như được xác định thông qua các thuật toán.
Các Automated Market Maker trong Crypto được xây dựng dựa vào các hợp đồng thông minh (Smart Contract) ở trên các public blockchain. Người cung cấp thanh khoản sẽ đưa tài sản đến một nơi có tên gọi là Pool thanh khoản. Sau đó, các trader sẽ tiến hành giao dịch những tài sản đó dựa vào các hợp đồng thông minh.
Một vài AMM nổi bật ở trên thị trường mà trader cần phải biết đến như là Pancakeswap, Uniswap, Bacor, Sushiswap,…
Cách kiếm lợi nhuận của các nhà cung cấp thanh khoản trong mô hình AMM
Các nhà cung cấp thanh khoản – Liquidity Providers sẽ chịu khá nhiều rủi ro. Đầu tiên đó chính là rủi ro giảm giá dành cho số token mà họ đang sở hữu. Không những thế, các rủi ro mà AMM sẽ chịu còn có thể nhiều hơn cả các MM ở trong thị trường truyền thống khi mà phải chịu thêm khoản tổn thất vô thường trong trường hợp tài sản giảm mạnh hoặc tăng mạnh khỏi tỷ giá mà các Liquidity Providers đã cung cấp thanh khoản.
Chính vì thế, để khoản tổn thất mà họ gánh được bù đắp lại thì các nhà cung cấp thanh khoản trong các Automated Market Maker Crypto sẽ nhận được một khoản phí giao dịch. Cụ thể, phí giao dịch ở Uniswap sẽ là 0,3% và được chia đều dành cho những thành viên đóng góp thanh khoản vào pool.
Market Maker và Automated Market Maker có điểm khác biệt gì?
Điểm khác biệt giữa Market Maker và Automated Market Maker là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, sẽ có hai điểm khác biệt giữa MM và AMM mà trader cần phải nắm được đó là:
AMM là giải phép thanh khoản cho các Long-Tails Assets (LTAs) tốt hơn
Xét về cơ bản, Market Maker và Automated Market Maker đều có thể trở thành một giải pháp cung cấp thanh khoản dành cho bất kỳ tài sản nào ở trên thị trường. Tuy nhiên, các MM chuyên nghiệp trong thực tế lại rất ít khi chấp nhận việc tạo thị trường cho LTAs vì một vài lý do như sau:
- Khối lượng giao dịch không cao và không có tính bền vững.
- Giá cả biến động mạnh.
- Các MM xét cho cùng chủ yếu sẽ hoạt động vì lợi nhuận, cho nên việc tạo nên thị trường dành cho các LTAs Market sẽ không thể nào cung cấp nguồn lợi nhuận tiềm năng cao. Đồng thời, các rủi ro cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn so với các tài sản phổ biến và LTAs dĩ nhiên sẽ không phải là một sự lựa chọn tối ưu.
- Không những thế, đối với Automated Market Maker trong Crypto, trader sẽ không cần phải là một Market Maker chuyên nghiệp để tạo thị trường cho các token của mình bởi vì chính trader cũng như bất kỳ trader nào cũng đều có thể tạo được một thị trường dành cho mọi token ở trên Permissionless AMM. Cho nên đến thời điểm hiện tại, AMM so với MM chính là một giải pháp thanh khoản tốt hơn dành cho các LTAs trong Crypto.
Phí giao dịch
Giữa các thị trường được MM và AMM tạo ra thì trader cần lưu ý đến một điểm đó chính là phí giao dịch. Đứng ở góc độ người sử dụng, phí giao dịch ở trên thị trường được MM tạo ra sẽ có mức phí giao dịch thấp hơn nhiều lần so với những thị trường được AMM tạo ra. Trader có thể nhận thấy điều này rõ ràng hơn thông qua biểu phí của sàn giao dịch Binance cũng như Uniswap:
- Đối với Binance, mức phí tiêu chuẩn thông thường sẽ là 0,1% còn ở Uniswap sẽ có mức phí là 0,3%.
- Các sàn giao dịch như là FTX sẽ còn có mức phí giao dịch thấp hơn Binance gấp nhiều lần, nó dao động khoảng từ 0,02% cho đến 0,07%.
Điều này được xuất phải phần lớn đến từ rủi ro trong việc cung cấp thanh khoản cho những thị trường này. Đối với những thị trường được model AMM tạo lập thì người cung cấp thanh khoản hầu như là chịu rủi ro nhiều hơn rất nhiều so với những nhà cung cấp thanh khoản trong thị trường được MM tạo nên.
Vì thế, nếu như mức phí được setup quá thấp thì incentive dành cho các nhà cung cấp thanh khoản đối với các AMM sẽ thấp. Từ đó, việc các thị trường được AMM tạo ra cũng sẽ không thể nào thu hút và hấp dẫn được trong mắt các nhà cung cấp thanh khoản tiềm năng.
Bật mí những Market Maker lớn nhất ở trong thị trường Crypto
Alameda Research – Qũy đầu tư mạo hiểm
Tính đến thời điểm hiện nay thì Alameda Research được biết đến là một Market Maker Crypto hàng đầu thế giới với tài sản kỹ thuật số trong lĩnh vực Crypto, Blockchain lên đến hơn 100 triệu USD.
Quỹ đầu tư này được ra đời vào tháng 10/2007 và cho đến hiện tại quỹ đã hoạt động ở trên hầu hết các sàn giao dịch lớn trên toàn cầu. Đối với thị trường rộng lớn như vậy, Alameda Research mỗi ngày sẽ giao dịch từ 1 tỷ USD cho đến 10 tỷ USD sản phẩm phái sinh cũng như Altcoin.
Một vài điểm đặc trưng của Alameda Research mà trader cần biết đến đó chính là:
- Dựa vào những kỹ thuật nghiên cứu vững chắc của mình, các thuật toán trung lập và nhận về lợi thế giao dịch của những mối quan hệ đối tác tạo lập nên thị trường.
- Mỗi hệ thống giao dịch hoàn toàn có khả năng đảm bảo chặt chẽ về sự chênh lệch OTC.
- Đội ngũ phát triển của quỹ là các thành viên đã có kinh nghiệm nhiều năm đến từ Google hay Facebook.
- Hoạt động một cách toàn diện trên toàn cầu và có thể thực hiện giao dịch ở nhiều sàn khác nhau.
Alpha Theta
Alpha Theta cũng đang có sự phát triển vô cùng nhanh chóng, họ tập trung phần lớn vào sự tích hợp giữa robot và các giao dịch thuật toán. Alpha Theta hiện đang được tọa lạc tại Toronto và xây dựng chiến lược sao cho phù hợp với nhu cầu của từng dự án. Tại đây có một điểm vô cùng tuyệt đó chính là họ rất đam mê và nhiệt huyết khi tham gia vào các dự án dù cho đó chỉ là dự án nhỏ, họ sẽ xây dựng danh tiến và cùng nhau ngày càng phát triển.
Những điểm đặc trưng hiện có của Alpha Theta chính là:
- Sở hữu đội ngũ kỹ sư vô cùng tài năng đã tạo ra được rất nhiều thuật toán mạnh mẽ với thiết kế đặc biệt dành cho thị trường Crypto.
- Đặc biệt trong việc tuân thủ theo các chiến lược KYC/AML để nhằm duy trì sự tuân thủ theo các quy định trong hoạt động của chính mình.
- Có sự minh bạch về kho dữ liệu khổng lồ và cho phép các trader theo sát những hoạt động của thị trường.
- Một trader có thể dùng robot để tiến hành thực hiện những chiến lược giao dịch khác nhau ở trên nhiều sàn giao dịch.
- Bàn giao dịch chuyên dụng cho thời gian hoạt động 24h mỗi ngày.
GSR Market
Một trong số những Market Maker trong Crypto nổi bật nữa mà trader không thể bỏ qua đó chính là GSR Markets. Về cơ bản, đây là một công ty kinh doanh về tiền điện tử theo như thuật toán của Hong Kong. Để cung cấp những giải pháp thực hiện lệnh dành cho một vài loại tài sản tiền mã hóa, nó đã sử dụng phần mềm của riêng mình, vì vậy nó cũng cung cấp tính thanh khoản. GRS Market cũng đã triển khai nhiều mô hình giao dịch và tích hợp cùng với hơn 30 nhóm thanh khoản cũng như phí dịch vụ khá thấp ở trên thị trường.
Các điểm đặc trưng của GRS Market sẽ gồm có:
- Ban lãnh đạo của GRS Market thuộc hàng nhất và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cũng như tài chính hùng hậu đến từ những tổ chức tài chính đẳng cấp toàn cầu.
- Chiến lược quản lý rủi ro được thiết kế trực quan và phù hợp cho những người khó quản lý.
- Công nghệ giao dịch độc quyền của GSR Market có thể được sửa đổi dựa theo các nhu cầu giao dịch.
- Chiến lược bán hàng và tổng hợp của Market Maker này sẽ được điều chỉnh tùy theo tính thanh khoản cũng như các biến động diễn ra theo thời gian thực để các trader có được mức giá tốt nhất.
Kairon Labs
Theo nhiều chuyên gia, họ nhận định rằng Kairon Labs chính là Market Maker hàng đầu trong lĩnh vực. Kairon Labs nằm ở Bỉ và Hà Lan, họ cung cấp cho các nhà tạo lập thị trường những mã thông báo mà họ dùng thật sự hiệu quả thông qua việc sử dụng phần mềm độc quyền riêng biệt của mình. Trong lĩnh vực mã hóa, Kairon cũng đã từng bước trở thành một trong số các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp nhất.
Kairon Labs được biết đến nhiều nhờ vào những thuật toán cấp doanh nghiệp tùy chỉnh và họ hiểu rõ về giá trị trong việc xây dựng những thuật toán đối với mỗi dự án.
So với những đối thủ cạnh tranh khác, Kairon Labs có lợi thế về phí thấp hơn, phân tích lợi nhuận cũng như dịch vụ giao dịch dựa theo thuật toán của các tài sản tiền điện tử. Điều này sẽ góp phần giúp chúng trở nên vô cùng hấp dẫn đối với mọi dự án tiềm năng được yêu cầu tạo lập nên thị trường. Tuy nhiên, họ cũng sẽ cực kỳ chọn lọc và xem trọng uy tín của thương hiệu.
Nhóm này sẽ gồm có một vài nhà giao dịch tiền điện tử nổi tiếng, những người đã giúp cho nhiều dự án trong thị trường tăng giá tiền điện tử năm 2017 trở nên phổ biến hơn.
Bluesky Capital
Bluesky Capital cũng là một Market Maker Crypto đầy tự hào khi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu cũng như quỹ đầu cơ định lượng và đến từ những công ty bao gồm Merrill Lynch, Sauma và Morgan Stanley. Không những thế, một chương trình đầu tư vĩ mô có lập trình cũng được họ nghĩ ra bao gồm toàn bộ các loại tài sản. Ngoài ra, đối với tiền điện tử họ cũng cung cấp giao dịch tần suất cao cũng như tổ chức một chương trình về bảo hiểm rủi ro tiền điện tử.
Trọng tâm của Bluesky Capital đó chính là nghiên cứu định lượng với mục tiêu phát hiện Alpla cũng như các công nghệ đầu tư tiên tiến. Họ có mục tiêu chính đó là cung cấp mức lợi nhuận vượt trội và có thể được điều chỉnh dựa theo rủi ro dành cho mọi nhà đầu tư của họ.
Lý giải vì sao Market Maker lại trở nên quan trọng?
Trong thị trường tài chính, một yếu tố quan trọng nhất không thể nào thiếu đó chính là tính thanh khoản để nhằm đảm bảo thị trường luôn có sự ổn định và liên tục. Nếu như thanh khoản không đủ thì các giao dịch sẽ trở nên vô cùng khó khăn và giá cả trên thị trường cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đảm bảo được tính thanh khoản
Market Maker đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc đảm bảo tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán. Nó được thể hiện thông qua cách luôn luôn sẵn sàng bán và mua chứng khoán. Ngoài ra, nó còn giúp đảm bảo rằng các trader có thể tiến hành mua/bán chứng khoán một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Giảm thiểu rủi ro
Market Maker cũng hỗ trợ giảm thiểu rủi ro ở trong các giao dịch chứng khoán. Khi mà các trader muốn mua hoặc là bán chứng khoán thì Market Maker sẽ luôn có sẵn sàng để các trader thực hiện giao dịch. Điều này nhằm đảm bảo rằng các trader sẽ thực hiện một các hiệu quả và an toàn.
Tạo ra giá cả hợp lý và sự cạnh tranh
Bên cạnh những lý do trên thì Market Maker cũng tạo ra được sự cạnh tranh ở trong thị trường chứng khoán thông qua việc cung cấp mức giá hợp lý dành cho các chứng khoán. Market Maker sẽ luôn cố gắng hết sức để đưa ra những mức giá cả hợp lý để thu hút các trader cũng như tạo ra được sự cạnh tranh giữa các Market Maker.
Gia tăng tính minh bạch của thị trường
Không những thế, Market Maker còn giúp tính minh bạch của thị trường chứng khoán gia tăng bằng cách cung cấp các thông tin liên quan đến giá cả cũng như số lượng chứng khoán được mua/bán ở trên thị trường.
Hỗ trợ định giá chứng khoán
Cuối cùng, Market Maker sẽ giúp các chứng khoán trên thị trường được định giá. Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra giá cả dành cho các chứng khoán, Market Maker cũng sẽ hỗ trợ trong việc xác định giá của chúng và giúp các trader đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác.
Như vậy, qua những chia sẻ về Market Maker là gì, trader có thể nhận thấy Market Maker đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường phải không nào.Với bài viết này của Binancevi.com, chúng tôi hy vọng rằng trader sẽ nắm rõ được cách hoạt động của Market Maker Crypto và hiểu rõ về vai trò của chúng trên thị trường Crypto này nhé.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.