Proof of Authority là gì? Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ hiện nay thì việc tìm ra thuật toán để có thể khắc phục những vấn đề như thời gian xử lý giao dịch chậm và không có khả năng mở rộng là một việc cần thiết, và PoA đã làm được điều đó. Vậy PoA là gì mà lại có thể giải quyết được những vấn đề trên? Để tìm được câu trả lời chính xác nhất thì hãy cũng theo dõi nội dung sau đây nhé.
Thuật toán Proof of Authority là gì?
Vào năm 2017, thuật toán PoA ra đời và được nhà đồng sáng lập – ông Gavin Wood cũng là cựu CTO của Ethereum và Parity Technologies đặt tên. PoA là tên viết tắt của Proof of Authority (Bằng chứng ủy quyền). Vậy PoA là gì? Đây được xem là một cơ chế đồng thuận nhằm đề cao danh tính và danh tiếng của những người tham gia xác thực giao dịch và thêm khối mới vào Blockchain.
Trong đó:
- Danh tiếng là thứ mà người xác thực phải xây dựng trong thời gian khá dài. Để có thể trở thành người xác thực thì họ cần phải có được sự tín nhiệm lớn cũng như mức độ uy tín cao. Không những thế, họ cũng chưa từng phạm phải lỗi gì trong quá khứ hoặc có một địa vị nhất định trong mạng lưới. Nếu có bất kỳ hành động mờ ám, đáng ngờ nào thì danh tiếng của người xác thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Danh tính là thứ chỉ có duy nhất. Người xác thực cần công khai để xác nhận thông tin cá nhân thực sự của mình để có thể dễ dàng xây dựng và thiết lập trách nhiệm có trong các hoạt động của Blockchain.
PoA là gì? PoA được biết đến là một biến thể của cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS). Nhưng thông thường PoA không dựa vào số Token mà những người xác thực nắm giữ. Thay vì đó sẽ tập trung nhiều hơn vào giá trị kinh tế của Token, PoA tập trung vào danh tính của người xác thực. Những người này sẽ stake “uy tín” của mình lên hàng đầu để có được quyền xác thực trong các giao dịch.
PoA đã giải quyết vấn đề khó khăn gì từ PoW và PoS?
Proof of Authority là gì mà lại có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn? Đã có rất nhiều thuật toán xuất hiện trên thế giới tiền điện tử trước khi PoA ra đời. Tiêu biểu nhất đó là PoW và PoS. Thông thường thì mỗi thuật toán sẽ có những ưu điểm riêng nhưng nó vẫn sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định.
Thuật toán Proof of Work (PoW)
Thuật toán này có thể đảm bảo được tính phi tập trung vì có hàng trăm thậm chí là hàng nghìn máy tính cùng tham gia vào việc xác thực giao dịch. Nhiều người đánh giá tính bảo mật của thuật toán PoW này tương đối cao. Nhưng có một số nhược điểm là:
- Khả năng bị tấn công: Thuật toán này có khả năng bị tấn công sẽ là 51%.
- Tốc độ xử lý chậm, phí thực hiện giao dịch cao: Blockchain sẽ dựa vào một mạng lưới gồm các node phân tán. Một giao dịch trước khi được thêm vào Block thì phải được xác thực, đồng thuận và phê duyệt của đa số các Node. Tương tự như với việc tất cả nhân viên của một công ty đều làm cùng một công việc. Điều đó có thể chứng minh được PoW có thể đảm bảo được tính phi tập trung cũng như độ bảo mật thông tin cao. Nhưng nó lại khó có thể mang lại được khả năng rộng mở lớn. Chi phi giao dịch cao là bởi vì số lượng giao dịch của mỗi giây (TPS) thấp.
- Tiêu tốn năng lượng nhiều: Thuật toán PoW yêu cầu nhiều nỗ lực về tính toán cũng như thiết bị chuyên dụng. Muốn trở thành người xác thực giao dịch thì thợ đào phải có được một máy đào chuyên dụng. Máy đào này có tỷ lệ hashrate càng lớn thì sẽ có càng cao cơ hội để có thể trở thành người xác minh giao dịch.
Thuật toán Proof of Stake (PoS)
PoS ra đời sau PoW và nó có thể đảm bảo được tính phi tập trung, tính bảo mật cao và đặc biệt là không tốn kém năng lượng. Tốc độ giao dịch của PoS cao hơn so với của PoW. Thuật toán này sẽ mở ra cánh cửa cho sharding (phân đoạn), hứa hẹn sẽ mang lại khả năng rộng mở cho mạng Blockchain. Và PoS cung cấp động lực tài chính vững mạnh cho các validator hoạt động.
Song song với những ưu điểm trên thì PoS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định cụ thể như vẫn có khả năng bị tấn công với tỷ lệ là 51%, tốc độ giao dịch của thuật toán này vẫn khá thấp và khả năng mở rộng mạng ở mức trung bình. Đặc biệt là nhược điểm lớn nhất của PoS đó là giảm động lực tham gia trong việc bảo vệ mạng lưới của các validator, cụ thể như sau:
- Mạng lưới PoS gồm sự tham gia của hàng nghìn node trên khắp thế giới. Muốn trở thành người xác thực thì họ cần stake một số lượng Token nhất định của mạng lưới. Người nào càng stake thì sẽ càng có cơ hội để có thể tham gia vào việc xác thực giao dịch và thêm Block mới cao.
- Khi một block mới xuất hiện thì lúc này hệ thống sẽ chọn “ngẫu nhiên” một node nào đó đang stake đồng coin của hệ thống tham gia vào việc xử lý giao dịch. Cơ chế này có thể đảm bảo được Blockchain phi tập trung, bảo mật tốt nhưng vô hình chung thì sẽ “tập trung” nhiều hơn quyền xác thực giao dịch vào trong tay của một số node “giàu có”. Điều này khiến cho các node trong hệ thống mạng giảm động lực tham gia bảo vệ các mạng lưới.
Đối với thuật toán Proof of Authority (PoA)
Sự ra đời của thuật toán này đã đánh dấu một bước phát triển mới và vượt bậc các thuật toán trên nền tảng Blockchain. PoA ra đời và giúp giải quyết được bốn vấn đề chính mà PoW và PoS đang gặp tìm cách khắc phục đó là:
Năng lượng sử dụng tiết kiệm
PoA không yêu cầu nhiều nỗ lực để tính toán cũng như sử dụng các thiết bị chuyên dụng như PoW.
Độ bảo mật an toàn tuyệt đối
Để có thể trở thành người xác thực giao dịch thì validator cần xác minh danh tính và cũng như trong quá trình xây dựng danh tiếng trên mạng lưới. Điều này có thể hỗ trợ cho việc loại bỏ hoàn toàn những node xấu nhằm phá hoại hệ thống và làm cho giao dịch bị chậm lại. Cơ chế bảo mật này giúp đảm bảo được kết quả xác thực là hoàn toàn chính xác, công bằng và không phải chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ ai.
Tốc độ thực hiện nhanh chóng và khả năng mở rộng cao
Khi một block mới được hình thành thì hệ thống sẽ tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên một node tham gia vào việc xác thực các giao dịch đồng thời dựa trên sự đồng thuận của các node khác để thêm block này vào mạng lưới. PoA hoạt động dựa trên số lượng giới hạn của validator. Chính vì thế, Proof of Authority đã trở thành một mô hình có tốc độ giao dịch cực nhanh cũng như khả năng mở rộng cao.
Cung cấp các động lực tài chính mạnh mẽ cho các hoạt động validator
Khác với mô hình PoS, PoA thì sẽ không cần phải xem xét sự chênh lệch giữa tiền tệ và những validator. Điều này giúp đảm bảo được toàn bộ những người tham gia xác thực mạng đều có được động lực làm việc giống nhau. Đồng thời nó cũng chứng minh cho việc sự thành công của mạng cũng chính là sự thành công của những người tham gia xác thực mạng. Không những thế, sau khi hoàn thành xong việc xác thực giao dịch thì các validator sẽ nhận được những phần thưởng là Token của Blockchain. Do đó, họ sẽ càng có nhiều động lực để tham gia hơn.
PoA có những ưu điểm và nhược điểm là gì?
Mỗi thuật toán đồng thuận đều tồn tại song song cả ưu và nhược điểm và PoA cũng không ngoại trừ. Sau đây sẽ là một số ưu và nhược điểm mà Binancevi.com sẽ cung cấp cho người đọc:
Ưu điểm của Proof of Authority là gì?
Tốc độ giao dịch nhanh chóng và tiềm năng mở rộng quy mô mạng cao
Trung bình cứ mỗi 5 giây thì sẽ có một khối mới được tạo ra.
Khoản chi phí thực hiện giao dịch thấp
Nhờ vào tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng mà thuật toán PoA có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với những thuật toán khác.
Không cần quá nhiều vào sự nỗ lực tính toán cũng như thiết bị chuyên dụng
Khác với những thuật toán khác, PoA xứng đáng là giải pháp tiết kiệm năng lượng để có thể duy trì và vận hành mạng một cách tốt nhất.
Tính bảo mật tuyệt đối
Những người tham gia xác thực giao dịch đều phải trải qua những giai đoạn thẩm định danh tính cũng như sử dụng thước đo nhất định để đánh giá mức độ uy tín và tin cậy. Chính vì thế, thuật toán PoA giúp loại bỏ hoàn toàn những cuộc tấn công xâm phạm.
Nhược điểm của Proof of Authority là gì?
Làm mất đi khả năng phi tập trung
Tính phi tập trung của mạng lưới PoA sẽ thấp đi nếu như số lượng validator ít.
Có sự phân cấp thấp
Quyền xác thực khối thường sẽ chỉ nằm trong tay của một nhóm người nhất định.
Validator dễ bị thao túng
Thông thường thì danh tính của các validator sẽ được công khai trên mạng lưới. Chính vì thế, khả năng một số validator sẽ bị bên thứ ba khai thác cũng như thao túng. Chẳng hạn như đối thủ muốn gây gián đoạn mạng thì họ sẽ tận dụng nhược điểm này của thuật toán PoA để cố gắng thuyết phục những người xác thực giao dịch khai danh tính để thực hiện những hành vi gian lận. Điều này sẽ giúp phá hủy hệ thống từ bên trong.
Tỷ lệ trở thành người xác thực không cao
Các mạng PoA thường chỉ sẽ chấp nhận những người có uy tín lâu năm cũng như có độ tin cậy cao để làm người xác thực giao dịch. Chính vì thế, những người bình thường sẽ có ít cơ hội để trở thành được người xác nhận của mạng lưới.
Có thể nhận thấy được, thuật toán PoA này là sự lựa chọn tối ưu nhất cho các công ty đặt việc đảm bảo tính an toàn lên hàng đầu mà vẫn có thể tận dụng được các lợi ích của công nghệ Blockchain như chuỗi cung ứng, logistic,…Tất cả đều là vì tính phi tập trung cũng như phân cấp thấp cho nên thuật toán này khiến cho nhiều nhà đầu tư do dự trước khi quyết định ứng dụng vào lĩnh vực tiền mã hóa. Đó cũng là lý do khiến cho PoA ít được sử dụng hơn các Blockchain dành riêng cho các mảng như GamFi, DeFi.
Blockchain nào đang sử dụng cơ chế thuật toán PoA?
Với những đặc điểm nổi bật trên thì thuật toán PoA đang được sử dụng bởi một số những Blockchain mới như Binance Smart Chain, Vechain, PoA Blockchain, HECO, OKExChain, Cronos, Getechain,…Cụ thể như:
- PoA Blockchain: Đây được xem là mạng công cộng được xây dựng dựa trên Blockchain của Ethereum.
- Binance Smart Chain: Có thể nói đây là một trong số các Blockchain PoA có sự phát triển mạnh mẽ và thành công nhất hiện nay. Ngay từ những ngày đầu ra mắt thì Binance Smart Chain đã thu hút được một lượng lớn người dùng tham gia sử dụng. Dữ liệu on-chain của BSC cũng có những bước tiến vượt bậc.
- Vechain: Đây là một Blockchain được công khai cấp doanh nghiệp. Chuyên quản lý các thông tin doanh nghiệp một cách minh bạch, rõ ràng không những thế còn tập trung vào việc quản lý chuỗi cung ứng, logistic.
Lý do tại sao PoA lại vượt trội so với hai thuật toán PoW và PoS
Tuy thuật toán đồng thuận PoW rất tin cậy và an toàn nhưng vì lý do khả năng mở rộng của thuật toán này bị hạn chế. Bitcoin là một ví dụ điển hình nhất khi sử dụng thuật toán này, chính vì thế hiệu suất của mỗi giao dịch của Bitcoin sẽ thấp hơn rất nhiều. Điều này có thể được chứng thực bởi những Blockchain sử dụng thuật toán PoW.
Về cơ bản thì để một giao dịch được xác thực trên Blockchain sử dụng cơ chế PoW thì nó cần phải được xác minh cũng như được chấp thuận bởi đại đa số các node có trên mạng lưới. Vì vậy, thuật toán này mặc dù có độ uy tín và an toàn cao nhưng lại hạn chế khả năng mở rộng. Đây cũng chính là lý do làm cho tốc độ mỗi khi xử lý giao dịch của các Blockchain khi sử dụng cơ chế PoW sẽ chậm hơn những thuật toán khác.
Với những Blockchain sử dụng PoS thì lại có hiệu suất tốt hơn so với khi sử dụng PoW. Nhưng sự khác biệt này chưa thực sự ấn tượng vì thuật toán Pos cũng chưa giải quyết được vấn đề về khả năng mở rộng.
Chính những điều cung cấp trên thì PoA được xem là giải pháp dành riêng để giải quyết những vấn đề này, bản thân của PoA đã là phiên bản cải tiến tốt nhất của PoS. Chính vì thế, thuật toán này không chỉ vượt trội hơn so với PoW về tốc độ xử lý mà còn giải quyết được vấn đề nan giải của khả năng mở rộng.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà người dùng nên biết về PoA. Chắc hẳn với những chia sẻ này của Binancevi.com thì người dùng cũng đã hiểu được Proof of Authority là gì cũng như hiểu được những tác dụng hữu ích của thuật toán này đối với việc xử lý các giao dịch cũng như khả năng mở rộng lớn. Hy vọng với những thông tin trên thì người dùng sẽ có được những kiến thức cũng như đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn nhất, mang lại lợi ích về cho bản thân.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.