1. Kiến thức
  2. Th9 07, 2023

Proof of Reserves là gì? Yếu tố cho sự minh bạch của Crypto


Proof of Reserves là gì? Đây là một công cụ được đánh giá rất hữu ích dành cho các tổ chức tập trung thể hiện khả năng tài chính của mình. Đồng thời, hỗ trợ nhà giao dịch quan sát và nhận biết “sức khỏe tài chính” của các bên cung cung dịch vụ dự trữ tài sản mà họ đang tham gia. Trong bài viết ngày hôm nay, cùng Binancevi.com tìm hiểu thông tin về Proof of Reserves và ý nghĩa của nó đối với thị trường tiền điện tử nói riêng, thị trường tài chính nói chúng.

Cơ chế Proof of Reserves là gì?

Trước khi tìm hiểu vai trò của Proof of Reserves, chúng ta cần biết Proof of Reserves là gì. Proof of Reserves viết tắt là PoR, với bằng chứng (Proof) dự trữ (Reserves), một giải pháp kiểm toán minh bạch cho các tổ chức tiền điện tử, hay nói cách khác là các sàn giao dịch crypto. Sau đó họ đưa ra các báo cáo khách quan về lượng dự trữ tài sản của doanh nghiệp.

Proof of Reserves sử dụng cấu trúc Merkle Tree bên cạnh việc kiểm toán của một bên thứ ba, hỗ trợ người dùng có thể kiểm tra xem liệu tài sản của họ có đang được đảm bảo 1:1 trên sàn giao dịch, và dữ liệu được cập nhật thường xuyên.

Tìm hiểu khái niệm cơ chế đồng thuận Proof of Reserves là gì?

Tìm hiểu khái niệm cơ chế đồng thuận Proof of Reserves là gì?

Việc này giúp phòng tránh tình trạng khủng hoảng thanh khoản nếu xuất hiện trường hợp “back-run” và vô số người dùng rút tiền. Bên cạnh đó, mang đến sự minh bạch cho người sử dụng, họ sẽ biết tiền của họ nằm ở đâu và sử dụng cho mục đích gì.

Với sự phát triển và ưa chuộng rộng rãi công nghệ blockchain trong crypto thì việc tiến hành Proof of Reserves giúp kiểm tra được trên on-chain và có thể xác minh dễ dàng. Do đó, thực tế nếu một sàn giao dịch tiền điện tử hay bất cứ tổ chức lưu ký nào đều có thể cung cấp báo cáo tài chính qua dạng on-chain.

Thông qua sử dụng cơ chế này, người dùng hay bất cứ bên thứ 3 nào quan tâm đến đều được phép xác minh dữ liệu của doanh nghiệp. Cụ thể, thực tế họ đang nắm giữ các loại tài sản cụ thể nào và có khớp với số dư tài khoản không. Bên cạnh đó, người dùng không cần tiết lộ danh tính của mình.

Nguồn gốc ra đời của Proof of Reserves (PoR) như thế nào?

Sau sự sự đổ của sàn giao dịch FTX vào tháng 11/2022 (sàn giao dịch đứng nhì trong thị trường tiền điện tử năm 2022), cơ chế Proof of Reserves được sử dụng rộng rãi hơn. Điều này làm cho người dùng lo lắng và thiếu sự tin tưởng vào sàn CEX.

Lý do dẫn đến sự sụp đổ của FTX chính là sàn giao dịch đã lấy tiền của người dùng để sử dụng cho các mục đích không minh bạch (cho Alameda vay, đầu tư,…) nên mới xảy ra thua lỗ. Sau khi thông tin liên quan đến phá sản bị công khai ra ngoài, người dùng FTX đã liên tục “bank-run” và sàn buộc phải chặn không cho người dùng rút tiền. Chỉ với 1 ngày duy nhất, tài sản của Sam Bankman-Fried, cựu chủ tịch FTX đã mất 14,6 tỷ USD.

Sự ra đời của thuận toán đồng thuận PoR

Sự ra đời của thuận toán đồng thuận PoR

FTX phá sản đã làm cho rất nhiều nhà giao dịch nhìn thấy rõ ràng về những hạn chế của CEX, điển hình là:

  • Dễ bị mất tiền: Số dư tài khoản có thể nhìn thấy trong tài khoản của người dùng tại CEX không thuộc về quyền sở hữu tuyệt đối bởi họ. Nếu sàn CEX không cho người dùng rút tiền, họ cũng không còn cách nào khác. Bên cạnh đó, trường hợp sàn CEX gặp tình trạng thua lỗ, nguy cơ người dùng không thể rút lại tiền mình đã gửi vào là rất cao.
  • Thông tin cung cấp không rõ ràng: Người dùng hoàn toàn không thể biết được liệu tài sản của mình có bị CEX sử dụng cho những mục đích khác ví dụ như bị chuyển đi đâu đó chẳng hạn.

Vì những lý do như vậy, càng nhiều người từ bỏ niềm tin với sàn CEX và chuyển qua sàn DEX ngày một nhiều hơn. Điều này đã hình thành một báo động đỏ dành cho sàn CEX lúc đó, đòi hỏi họ cần có những phương án để khắc phục vấn đề nghiêm trọng này từ người dùng.

Và một trong những sàn giao dịch tiên phong đi đầu trong hoạt động này chính là Binance, chủ tịch của Binance là Changpeng Zhao (CZ) đã thông báo rằng sàn giao dịch sẽ nhanh chóng áp dụng Proof of Reserves (PoR) gồm các danh sách những ví mà sàn sử dụng để lưu trữ tài sản tiền điện tử của người dùng.

Thông qua PoR là gì bên trên, PoR mà Binance sử dụng sẽ hỗ trợ người dùng biết được toàn bộ khối lượng tài sản đang được dự trữ trên sàn. Bên cạnh đó, cập nhật được các biến động lớn liên quan đến số dư. Qua đó, họ có thể nắm được sàn đang hoạt động như thế nào, rút kinh nghiệm từ sự kiện FTX phá sản và có những chiến lược hạn chế rủi ro tốt hơn.

Hành động này của Binance đã giúp người dùng vơi bớt phần nào nỗi lo lắng và hoang mang trong việc sử dụng sàn giao dịch CEX. Không lâu sau, các sàn CEX khác như OKX, Bybit, Gate.io hay Crypto.com cũng đã công bố Proof of Reserves để minh chứng sự uy tín, chất lượng của mình trên thị trường.

Cách thức hoạt động của Proof of Reserves ra sao?

Binance là sàn giao dịch đi đầu trong việc công khai sử dụng Proof of Reserves sau sự kiện FTX phá sản nên bài viết hôm nay sẽ tập trung phân tích cơ chế vận hành PoR mà Binance áp dụng. Tương tự, các sàn giao dịch CEX cũng áp dụng như vậy.

Mục đích của việc sử dụng Proof of Reserves của Binance chính là đưa ra minh chứng cho thấy sàn giao dịch lưu trữ tài sản của người dùng với tỷ lệ 1:1. Binance xây dựng và tiến hành Merkle Tree, công nghệ cho phép tất cả mọi người sử dụng Binance xác minh tài sản của họ trên hệ thống.

Cơ chế PoR vận hành ra sao?

Cơ chế PoR vận hành ra sao?

Cơ chế Proof of Reserves (PoR) mà Binance áp dụng có ba thành phần chính dưới đây:

  • Snapshot: Binance tiến hành một “snapshot” (chụp ảnh) tài sản trên sàn ở một thời điểm nhất định. Với quá trình này, sàn giao dịch sẽ lưu lại thông tin số lượng và địa chỉ ví của toàn bộ các loại tài sản crypto mà người dùng gửi vào sàn.
  • Merkle Tree: Sàn giao dịch lựa chọn cấu trúc dữ liệu Merkle Tree để thu thập thông tin số dư của toàn bộ các loại tài sản. Merkle Tree cho phép Binance chứng minh rằng dữ liệu có thể kiểm tra và không bị chỉnh sửa dễ dàng. Bên cạnh đó, giúp bảo mật thông tin người dùng vì chỉ duy nhất Merkle Root (giá trị tổng hợp của dữ liệu) được tiết lộ.
  • Kiểm toán bên ngoài: Binance chủ động mời các doanh nghiệp kiểm toán ở ngoài để xác minh tính hoàn thiện của cơ chế Proof of Reserves. Sàn giao dịch sẽ gửi Merle Root cho các công ty kiểm toán, họ sử dụng nó để kiểm tra, xác minh số dư và khối lượng tài sản của người dùng trên Binance. Mục đích của việc này là chắc chắn rằng Binance có đủ tài sản như đã công khai và không bao gồm các hành vi gian lận.

Thông qua cách hoạt động, Proof of Reserves mà Binance áp dụng chứng minh được sự minh bạch và mang đến niềm tin cho người sử dụng. Nó còn cho phép người dùng, bên thứ ba khác có thể kiểm tra và chắc chắn Binance đang giữ đúng số lượng tài sản như đã công bố và không có các hành vi gian lận. Cơ chế PoR đã giúp người dùng tin tưởng vào việc giao dịch và khả năng lưu trữ tài sản trên sàn giao dịch hàng đầu hiện nay.

Những phương pháp Proof of Reserves thông dụng hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp Proof of Reserves (PoR) được sàn giao dịch crypto sử dụng với mục đích xác minh tính nguyên vẹn của tài sản được lưu trữ. Sau đây là các phương pháp Proof of Reserves thông dụng nhất:

Tìm hiểu các phương pháp PoR phổ biến nhất

Tìm hiểu các phương pháp PoR phổ biến nhất

Merkle Tree Proof of Reserves

Như đã nhắc đến bên trên, phương pháp này sử dụng cấu trúc dữ liệu Merkle Tree. Toàn bộ số dư của người dùng trên sàn giao dịch sẽ được ghi lại thành một Merle Root. Sàn giao dịch tiền điện tử có thể gửi dữ liệu Merkle Root cho bên kiểm toán hoặc tiết lộ nó, cho phép người dùng kiểm tra số dư thông qua so sánh Merle Root cùng các thông tin số dư đã được sàn lead ra ngoài.

Proof of Liabilities

Phương pháp này đòi hỏi sàn giao dịch đưa ra minh chứng về việc sàn đang nợ một khối lượng tài sản tiền mã hóa chi tiết nhất. Điều này sẽ được chứng minh thông qua việc sàn tiết lộ các địa chỉ ví điện tử của mình và người dùng được phép kiểm tra số dư của họ có khớp với dữ liệu được công bố hay không.

Proof of Reserve qua Exchange Audits

Sàn giao dịch có thể chủ động mời các doanh nghiệp kiểm toán bên ngoài để tiến hành kiểm toán tài chính. Các doanh nghiệp kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra và xác minh khối lượng tài sản, số dư của người dùng hiện có trên sàn giao dịch. Công ty kiểm toán sẽ cung cấp một bản báo cáo rõ ràng để xác nhận tính nguyên vẹn của tài sản và số dư người dùng.

Proof of Reserve qua Smart Contracts

Một vài sàn tiền điện tử sử dụng smart contracts (hợp đồng thông minh) trên blockchain để cung cấp Proof of Reserves. Smart contracts sẽ tự động xác minh, tiết lộ thông tin số dư của sàn, đồng thời hỗ trợ người dùng kiểm tra, xác nhận sự nguyên vẹn của tài sản tiền mã hóa.

Những phương pháp Proof of Reserves trên với mục đích đảm bảo tính minh bạch và tạo niềm tin cho khách hàng. Khi họ có thể dễ dàng kiểm tra, xác minh số lượng tài sản của mình trên sàn giao dịch đã lựa chọn. Mỗi sàn giao dịch sẽ có thể tiến hành một hoặc nhiều phương pháp Proof of Reserves. Căn cứ vào công nghệ và phương án phát triển mà họ hướng đến.

Công cụ quan sát Proof of Reserves trên các sàn giao dịch

Sau đây là danh sách các sàn giao dịch tiền điện tử đã công bố sử dụng cơ chế Proof of Reserves:

Danh sách các sàn giao dịch có Proof of Reserves

Danh sách các sàn giao dịch có Proof of Reserves

Bạn có thể kiểm tra sàn giao dịch bạn đang quan tâm có cơ chế Proof of Reserves hay không bằng cách truy cập website CoinGecko, trong phần Crypto Exchanges, tìm cột có nội dung dữ liệu dự trữ (Reserve Data). Ở cột này, bạn nhìn thấy các trao đổi gắn nhãn là Available hoặc Unavailable.

  • Available tức là dữ liệu dự trữ cụ thể có sẵn để người dùng tiến hành kiểm tra ngay lúc đó.
  • Unavailable tức là dữ liệu dự trữ không có sẵn trên hệ thống.
Hướng dẫn kiểm tra cơ chế PoR các sàn crypto trên Coingecko

Hướng dẫn kiểm tra cơ chế PoR các sàn crypto trên Coingecko

Proof of Reserves có thật sự là một phương pháp hiệu quả không?

Proof of Reserves tập trung vào việc kiểm tra tính nguyên vẹn và tồn tại của các loại tài sản tiền mã hóa của một sàn giao dịch. Bên cạnh đó, đảm bảo tài sản đáp ứng đủ số lượng thực tế mà sàn giao dịch đã công bố. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người sử dụng.

Người dùng có thể thực hiện xác minh và có niềm tin vào tài sản đang được lưu trữ trên sàn nếu thấy tài sản của họ được back 1:1. Thế nhưng, Proof of Reserves lại không thể hiện thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh cũng như sức khỏe tài chính của một sàn giao dịch.

Thực tế, một sàn giao dịch tiền mã hóa cần rất nhiều yếu tố để được công nhận là uy tín và chất lượng. Điển hình đó là quản lý rủi ro, quá trình bảo mật, cơ chế xử lý giao dịch, hệ thống hạ tầng, tuân theo các nguyên tắc và quy định, năng lực quản lý tài chính và tính rõ ràng, minh bạch trong kinh doanh. Proof of Reserves hiện chưa cung cấp được những thông tin đáp ứng các yếu tố này.

Tuy rằng Proof of Reserves hỗ trợ xác minh tính toàn vẹn và tồn tại của tài sản tiền mã hóa trên các sàn giao dịch, nhưng nó không thể hiện được sức khỏe và tình hình hiện kinh doanh hiện tại của sàn giao dịch đó. Chính vì thế, người dùng trên các sàn giao dịch có sử dụng cơ chế Proof-of-Reserves không thể chỉ thông qua nó để đánh giá rằng sàn có đáng tin tưởng và chất lượng hay không.

Ứng dụng Proof of Reserves (PoR) trên thị trường tiền điện tử và công nghệ blockchain

Proof of Reserves giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tin tưởng dành cho người dùng đối với các sàn giao dịch crypto và các sản phẩm dịch vụ khác.

  • Proof of Reserves hỗ trợ người dùng chắc chắn rằng tài sản của họ đang được quản lý một cách an toàn và đáng để tin tưởng.
  • Proof of Reserves cũng nâng cao sự phát triển và tính ứng dụng của tiền điện tử, blockchain thông qua việc xây dựng niềm tin, tăng số lượng tiếp cận từ người dùng.
Top 7 ứng dụng proof of reserves vào ngành crypto và blockchain

Top 7 ứng dụng proof of reserves vào ngành crypto và blockchain

Sau đây là các minh họa điển hình về tính ứng dụng của Proof of Reserves:

Sàn giao dịch tiền mã hóa

  • Một sàn giao dịch tiền mã hóa có sử dụng cơ chế Proof of Reserves, họ sẽ có thể tiết lộ báo cáo định kỳ để thể hiện rằng tài sản của người dùng đang lưu trữ trên sàn luôn khớp với số lượng tiền điện tử mà họ đã nạp vào.
  • Ví dụ: Sàn giao dịch “ABC Exchange” công bố báo cáo định kỳ thể hiện số dư tiền điện tử của họ và chắc chắn rằng số lượng tài sản mà người dùng đã nạp vào luôn khớp với nhau, tồn tại và luôn duy trì.

Ví điện tử

  • Một ví điện tử có áp dụng cơ chế PoR có thể cung cấp công cụ cho người dùng trong việc kiểm tra số dư tiền mã hóa và chứng minh sự minh bạch của số dư tài sản có trong ví.
  • Ví dụ: Ví điện tử “XYZ Wallet” cho phép người dùng kiểm tra số dư và xác minh với thông tin đã được sàn công bố để thể hiện sự minh bạch và an toàn cho số dư tiền mã hóa trong ví.

Stablecoin

  • Với các dự án stablecoin, Proof of Reserves giữ nhiệm vụ quan trọng với mục đích chứng minh rằng số dư tiền điện tử hay tài sản giao dịch vẫn được nhà phát hành giữ với số lượng stablecoin được phát hành.
  • Ví dụ: Một dự án stablecoin xác minh và công khai thông tin cơ chế Proof of Reserves để thể hiện rằng số dư tiền hay tài sản tương ứng được giữ bởi đơn vị phát hành.

DApps và NFTs

  • Những ứng dụng phi tập trung (DApps) và non-fungible token (NFTs) (token không thể thay thế) có thể áp dụng PoR để chứng minh sự minh bạch và tạo niềm tin đối với khối lượng tài sản họ đang quản lý.
  • Ví dụ: Một DApp hay NFT công khai thông tin Proof of Reserves để chắc chắn sự chính xác của số lượng token hay tài sản mà sàn đang quản lý, tạo niềm tin đối với khách hàng.

Các minh họa trên chứng minh rằng Proof of Reserves có thể được sử dụng trong đa lĩnh vực ví dụ như crypto và blockchain, từ sản giao dịch, ví điện tử, stablecoin hay DApps và NFTs. Cơ chế PoR chứng minh được sự minh bạch, tăng niềm tin và đảm bảo an toàn trong quản lý tài sản tiền mã hóa. Bên cạnh đó, xây dựng niềm tin đối với người dùng và góp phần vào sự phát triển của ngành tiền điện tử.

Các thắc mắc liên quan đến Proof of Reserves

Giải đáp các câu hỏi về Proof of Reserves (PoR)

Giải đáp các câu hỏi về Proof of Reserves (PoR)

Nên gửi tiền vào sàn CEX hay sàn DEX?

Có một câu nói rằng “Không nên bỏ hết trứng vào một giỏ”, đúng như vậy, bạn cần phải biết cách phân chia rủi ro và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nếu bạn tự tin vào năng lý quản lý private key và bảo mật ví tiền điện tử của mình, bạn có thể lựa chọn sàn DEX.

Nếu bạn muốn phòng tránh rủi ro do hack hay mất ví (quên private key, nhấn vào các website độc hại,…) thì sàn CEX chính là một sự lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, bạn phải biết lựa chọn một sàn CEX uy tín, chất lượng và không nên để hết tài sản của mình vào mỗi sàn đó. Hoặc bạn có thể dựa vào Proof of Reserves để đánh giá độ legit của sàn CEX bất kỳ.

Các sàn giao dịch nào hiện đang sử dụng Proof of Reserves?

Hiện tại, có khoảng 17 sàn giao dịch tập trung công bố sử dụng cơ chế Proof of Reserves. Theo dữ liệu thu thập được từ DeFi LIlama, gồm có các cái tên nổi tiếng như Binance, OKX, Bitfinex, Crypto.com, Bybit,…

Bank-run là gì?

Hiện tượng Bank-run trong không gian tiền điện tử là khi nhiều người rút tiền hàng loạt từ một sàn giao dịch tiền điện tử cùng một lúc. Người dùng có thể cảm thấy bất an về tính bảo mật của tài sản tiền điện tử hoặc dự đoán rằng các sàn giao dịch không thể đáp ứng các yêu cầu rút tiền của họ.

Hiện tượng này thường xảy ra khi có tin đồn hoặc tín hiệu tiêu cực về tình hình và sức khỏe tài chính của sàn giao dịch. Khi những tin đồn này lan rộng, người dùng có thể lo lắng và muốn rút tiền thật nhanh để đảm bảo sự an toàn cho tài sản của họ.

Làm sao để xác minh tài sản của mình trên sàn giao dịch?

Khi sàn giao dịch công bố Proof of Reserves, nó sẽ hỗ trợ người dùng kiểm tra và xác minh tiền của họ trên sàn giao dịch. Lấy Binance làm ví dụ, bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:

  • Đăng nhập vào website Binance -> nhấp vào “Wallet” -> nhấp vào “Verification”. Bạn sẽ tìm thấy Merkle Leaf và Record ID của mình ở đây. Tiếp đó, chọn ngày xác minh mà bạn muốn theo dõi. Sau đó, bạn sẽ tìm thấy xác nhận về loại xác minh đang tìm, Record ID (chỉ dành cho tài khoản của bạn và xác minh chi tiết này), tài sản được an toàn và số dư tài sản của bạn vào thời điểm kiểm tra.

Record ID/ Merkle Leaf hỗ trợ người dùng xác minh một cách độc lập, đảm bảo rằng số dư tài khoản của họ trùng khớp với báo cáo chứng thực từ bên kiểm toán thứ ba.

Cách xác minh tài sản trên sàn giao dịch

Cách xác minh tài sản trên sàn giao dịch Binance

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Proof of Reserves là gì và nó có vai trò như thế nào trong việc tạo ra một sàn giao dịch minh bạch và an toàn. Có thể thấy, đây là một công cụ vừa hỗ trợ sàn giao dịch xây dựng niềm tin đối với khách hàng, vừa giúp những người dùng như chúng ta yên tâm hơn khi gửi tài sản vào sàn giao dịch. Các bạn có thể lựa chọn một sàn giao dịch có sử dụng cơ chế PoR nếu muốn hạn chế rủi ro về mức thấp nhất. Hãy truy cập Binancevi.com để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé.


Đăng ký nhận thông tin mới
từ chúng tôi