Proof of Stake là gì? Đây là một thuật toán theo cơ chế đồng thuận phổ biến đang dần thay thế cho PoW. Với thuật toán này thì sức mạnh tính toán dùng để xác thực các giao dịch sẽ được thay thế bằng người xác thực stake tiền mã hóa. Nếu như sử dụng PoS thì sẽ giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng cần thiết cũng như tính bảo mật, tập trung và khả năng mở rộng sẽ được cải thiện nhiều hơn. Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng với Binancevi.com theo dõi nội dung sau đây nhé.
Cơ chế Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là gì? PoS là từ viết tắt của cụm từ này và đây là một thuật toán đồng thuận trong Blockchain, cho phép người dùng có thể kiếm được phần thưởng về tay cho việc thực hiện xác thực các khối trên nền tảng Blockchain. Có thể hiểu đơn giản hơn là người dùng sẽ ký gửi (Stake) một lượng tài sản nhất định để có thể trở thành người xác thực giao dịch (Validator) của Blockchain.
Khác với Proof of Work (được sử dụng bởi tiền điện tử Bitcoin), người dùng không cần phải sử dụng phần cứng mining đắt tiền hay lượng điện tiêu hao lớn. Thay vào đó, mạng lưới sẽ lựa chọn các cá nhân để validate (xác nhận) các block dựa trên số lượng coin mà họ sở hữu được. Nếu sở hữu lượng đồng coin càng cao thì người dùng sẽ càng có được nhiều khả năng để lựa chọn validate. Chính vì thế, mới có tên gọi là Proof of Stake.
Những người xác thực này sẽ thực hiện việc xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Nếu như chính xác thì các validator sẽ được nhận thưởng đó chính là lạm phát của Blockchain hay phí giao dịch thu về. Nếu như sai thì họ sẽ là người chịu phạt bị mất đi tất cả, hoặc có thể là một lượng tài sản đã ký gửi.
Chẳng hạn như: Blockchain Terra yêu cầu người dùng Stake LUNA để trở thành một Validator. Sau đó, phần thưởng họ được hưởng chính là các phí giao dịch (người dùng có thể trả bằng đơn vị tiền tệ như UST, KRT, LUNA,…).
Cách thức mà Proof of Stake hoạt động là như thế nào?
Thuật toán Proof of Stake được sử dụng với việc tham gia các quy trình bầu cử giả ngẫu nhiên để chọn từ một nhóm các node một trình xác thực. Lúc này hệ thống sẽ sử dụng kết hợp ba yếu tố bao gồm tuổi stake, yếu tố ngẫu nhiên và mức độ giàu có của các node.
Trong hệ thống PoS thì các khối block sẽ được “rèn” chứ không phải “đào”. Tuy nhiên thì đôi lúc người dùng cũng sẽ có thể nghe thấy được từ “đào” được sử dụng. Đa số những loại tiền mã hóa Proof of Stake đều ở dạng nguồn tiền “trước khi được rèn” khi mới bắt đầu ra mắt. Điều đó cho phép các node bắt đầu xuất hiện hoạt động ngay lập tức.
Nếu muốn tham gia vào quá trình rèn thì người dùng cần khóa một số tiền nhất định vào trong mạng làm khoản cổ phần stake của họ. Việc có cơ hội được node chọn làm trình xác thực để có thể rèn khối kế tiếp sẽ phụ thuộc vào cổ phần sở hữu. Nếu như cổ phần càng lớn thì cơ hội sẽ càng lớn. Một số các phương pháp riêng được thêm vào quá trình lựa chọn với mục đích là để nền tảng sẽ không ưu tiên cho các node giàu có nhất trong mạng lưới. Hiện nay có hai phương pháp chính được sử dụng phổ biến nhất đó là ‘Lựa chọn tuổi đồng tiền’ (Coin Age Selection) và ‘Lựa chọn khối ngẫu nhiên’ (Randomized Block Selection).
Khối ngẫu nhiên nào được chọn để phù hợp nhất
Trong các phương pháp Chọn khối ngẫu nhiên thì các việc xác thực sẽ được thực hiện bằng cách tìm kiếm các node có sự kết hợp của giá trị thấp nhất và số tiền stake cao nhất. Các thợ rèn tiếp theo có thể tự dự đoán bởi các node khác bởi vì kích thước của cổ phần được công khai minh bạch.
Quyết định tuổi của đồng tiền
Phương pháp để có thể lựa chọn tuổi của đồng tiền thuộc các node thì sẽ được dựa trên thời gian của các token của họ đã được stake. Cách để tính được tuổi của đồng tiền đó là nhân số ngày các đồng tiền mã hóa được giữ làm tiền stake với số lượng của những đồng tiền đã được stake.
Sau khi các node đã rèn được một khối thì tuổi của đồng tiền sẽ được quay lại về số 0 và họ cần phải đợi thêm một khoảng thời gian nhất định để có thể rèn được khối khác. Việc làm này có thể ngăn chặn được sự thống trị nền tảng Blockchain của các node có lượng cổ phần lớn.
Thực hiện việc xác thực các giao dịch
Mỗi loại tiền mã hóa thường sẽ sử dụng thuật toán PoS, bộ quy tắc và các phương pháp riêng mà họ nhận định đó là sự kết hợp tốt nhất cho bản thân họ cũng như người dùng.
Khi một node được chọn để có thể tạo ra được khối tiếp theo thì nó cần phải kiểm tra và xem xét các giao dịch trong khối đó có hợp lệ hay không. Tiếp đó, nó tiến hành ký và thêm khối đó vào trong Blockchain. Phần thưởng mà node nhận được chính là phí giao dịch có từ khối cũng như một số Blockchain, cụ thể đó là tiền mã hóa.
Nếu như một node không muốn tiếp tục đảm nhiệm vai trò thợ rèn nữa thì khoản stake của nó kèm theo phần thưởng kiếm được sẽ được giải phóng sau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này đó chính là để cho mạng lưới có thể xác thực rằng node đã không thêm bất cứ khối giả mạo nào vào mạng.
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake được sử dụng bởi các Blockchain nào?
Đa số thì các Blockchain ra đời sau Ethereum đều sử dụng cơ chế đồng thuận PoS. Thông thường để có thể phù hợp hơn với nhu cầu mạng thì mỗi Blockchain đều được sửa đổi. Bản thân của Ethereum cũng đang trong quá trình chuyển sang Proof of Stake (PoS) với Ethereum phiên bản 2.0.
Các Blockchain sử dụng thuật toán PoS hoặc một dạng tương tự với nó như:
- Polkadot
- BNB Smart Chain
- Solana
- BNB Chain
- Avalanche
Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế đồng thuận Proof of Stake là gì?
Ưu điểm nổi bật của thuật toán Proof of Stake là gì?
Proof of Stake sẽ có nhiều những ưu điểm nổi bật hơn so với Proof of Work. Đây cũng là lý do để các Blockchain mới đều muốn sử dụng Proof of Stake. Những thông tin trên đã giải thích Proof-of-Stake là gì thì tiếp sau đây sẽ là một số nổi bật của thuận toán này bao gồm:
Khả năng thích ứng vững
Nhu cầu của người dùng cũng thay đổi đối với Blockchain và Proof of Stake cũng như thế. Có thể dễ dàng nhận thấy thông qua số lượng của các phiên bản Proof of Stake đang có. Hầu hết các trường hợp sử dụng Blockchain thì cơ chế này khá linh hoạt cũng như rất phù hợp.
Tính phi tập trung của thuật toán
Lời khuyến khích cho nhiều người dùng đó là nên chạy các node hơn vì giá cả khá phù hợp. Quá trình ngẫu nhiên hóa và sự khuyến khích này cũng khiến cho mạng được tập trung hơn. Tuy vẫn còn tồn tại các bể stake nhưng cơ hội để một cá nhân nào đó tạo ra một khối theo Proof of Stake được thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Tóm lại thì điều này sẽ làm giảm nhu cầu của các bể stake.
Hiệu suất năng lượng tốt
Proof of Stake được đánh giá là rất tiết kiệm về năng lượng so với Proof of Work. Chi phí điện toán để giải các câu đố sẽ ít hơn so với chi phí tham gia nằm trong chi phí stake. Với cơ chế này thì năng lượng sẽ được giảm đáng kể so với cơ chế đồng thuận được vận hành.
Khả năng mở rộng mạng lưới
Vì lý do Proof of Stake không phụ thuộc vào các máy vật lý để tạo nên được sự đồng thuận cho nên nó sẽ có khả năng mở rộng hơn. Không cần đến việc tìm được nguồn cung năng lượng lớn cũng như các trại khai thác khổng lồ. Mạng sẽ rẻ, đơn giản và dễ để tiếp cận hơn khi thêm vào đó nhiều trình xác thực.
Mức độ về tính bảo mật
Việc ký quỹ hoạt động tương tự như một một động lực tài chính với mục đích là để trình xác thực chứ không xử lý các giao dịch gian lận. Nếu như mạng phát hiện ra một giao dịch có dấu hiện gian lận thì các node thợ rèn sẽ mất đi một phần tiền stake và sẽ không được đảm nhận vị trí thợ rèn trong tương lai. Chính vì thế, nếu tình trạng gian lận xuất hiện thì trình xác thực sẽ mất nhiều hơn so với số tiền thu lại được.
Để có thể kiểm soát được mạng lưới cũng như phê duyệt các giao dịch gian lận thì một node đòi hỏi phải có được một phần tiền stake trong mạng khá lớn, đó được gọi là cuộc tấn công 51%. Một điều khá phi lý khi để có thể giành được quyền kiểm soát mạng thì người dùng cần phải chiếm được tối thiểu là 51% số lượng tiền đang được lưu hành, việc này sẽ tùy thuộc vào giá trị của một đồng tiền. Đây cũng được xem là một nhược điểm đáng để có thể tiếp tục tìm hiểu.
Một số vấn đề chưa tốt của Proof of Stake là gì?
Tuy thuật toán Proof of Stake sở hữu được nhiều ưu điểm tốt hơn so với Proof of Work nhưng song song đó thuật toán này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
Tính phân nhánh
Với thuật toán Proof of Stake phiên bản tiêu chuẩn thì sẽ không có cơ chế nào có thể ngừng khuyến khích việc khai thác cả hai nhánh Blockchain sau một đợt folk (phân nhánh). Đối với thuật toán Proof of Work này thì việc khai thác cả hai nhánh sẽ gây nên tình trạng hao tốn nhiều năng lượng và khá lãng phí. Với Proof of Stake thì chi phí sẽ giảm hơn nhiều tức là mọi người có thể stake vào cả hai nhánh của Blockchain.
Về tính tiếp cận
Để có thể bắt đầu stake thì người dùng cần có được nguồn cung mã Token gốc của nền tảng Blockchain. Việc này yêu cầu người dùng cần mua Token thông qua sàn giao dịch hoặc là một phương pháp khác. Người dùng có thể cần sử dụng một khoản đầu tư đáng kể để bắt đầu thực hiện stake hiệu quả, điều này sẽ tùy thuộc vào số tiền cần thiết.
Đối với Proof of Work thì người dùng có thể mua thiết bị đào hoặc có thể thuê thiết bị đó. Việc làm này có thể giúp người chơi tham gia với vai trò là một thợ đào và có thể bắt đầu xác thực để kiếm tiền nhanh chóng nhất.
Khả năng tấn công 51%
Tuy Proof of Work khá dễ dàng để bị tấn công 51% nhưng thực tế cho thấy được việc làm này sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện trên Blockchain Proof of Stake. Nếu để giá của một Token giảm hay Blockchain đó có vốn thị trường thấp thì việc mua hơn 50% số Token và kiểm soát mạng lưới có thể sẽ khá rẻ nếu như xét về mặt lý thuyết.
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake có các biến thể nào?
Proof-of-Stake có được khả năng tùy chỉnh cao. Với từng trường hợp sử dụng cụ thể của Blockchain thì các nhà phát triển sẽ có những thay đổi cơ chế để phù hợp nhất. Sau đây sẽ là một số biến thể phổ biến nhất của cơ chế đồng thuận này.
Biến thể Delegated Proof of Stake (DPoS)
Delegated Proof of Stake (DPoS) được hiểu là bằng chứng cổ phần được ủy quyền. Biến thể này cho phép người dùng stake tiền mã hóa mà không cần trở thành một trình xác thực. Với trường hợp này thì người dùng có thể stake cho trình xác thực để có thể chia sẻ các phần thưởng khối. Cơ hội được lựa chọn lớn khi càng có nhiều người ủy quyền đóng góp đằng sau một trình xác thực khả thi. Thông thường thì các trình xác thực này có thể thay đổi số tiền chia sẻ với những người uy quyền để có thể tạo thêm được động lực. Yếu tố được đánh giá là khá quan trọng đối với những người ủy quyền đó là danh tiếng của người xác thực.
Nominated Proof of Stake (NPoS)
Nominated Proof of Stake (NPoS) được hiểu là bằng chứng cổ phần được đề cử. Đây là một mô hình đồng thuận được phát triển bởi Polkadot. Biến thể này có nhiều điểm tương đồng với Delegated Proof of Stake, những vẫn còn một điểm khác biệt chính đó là nếu một người đề cử (người ủy quyền) stake cho một trình xác thực độc hại thì họ cũng sẽ mất đi số cổ phần của chính họ.
Để stake thì những người được đề cử có thể chọn tối đa là 16 trình xác thực. Sau đó, mạng sẽ phân phối đồng đều cổ phần của họ cho những trình xác thực đã được chọn. Để xác định được ai sẽ là người có thể tạo được một khối mới thì Polkadot sử dụng một số cách tiếp cận trong lý thuyết trò chơi và lý thuyết bầu cử. Để được lựa chọn theo số lượng BNB mà họ stake hoặc đã ủy quyền cho họ thì một nhóm gồm 21 trình xác thực đang hoạt động phải đủ điều kiện tham gia. Với tập hợp này sẽ được xác định hàng ngày và BNB Chain lưu trữ việc lựa chọn.
Biến thể Proof of Stake Authority (PoSA)
Để có thể tạo ra được sự đồng thuận mạng thì BNB Smart Chain sử dụng Proof of Staked Authority. Việc kết hợp cơ chế đồng thuận của Proof of Authority và Proof of Stake, cho phép những trình thực xác thực thay phiên nhau để rèn các khối.
Sự khác nhau giữa Proof of Stake với Proof of Work là gì?
Một điểm khác biệt quan trọng giữa Proof of Stake và Proof of Work đó là về chi phí liên quan và mức độ kiểm soát mà chúng mang đến cho những người xác thực giao dịch.
Việc làm đầu tiên đó là người dùng cần điểm qua sơ lược Proof of Work. PoW thể hiện bằng chứng công việc, bản chất thực tế của thuật toán này đó là thông qua việc tiêu tốn tài nguyên trong thế giới thực tế để xác nhận tính chuẩn xác trong công việc của các thợ đào đối với mạng lưới Blockchain. Cụ thể là máy đào, năng lượng tiêu thụ và thời gian.
Với những thông tin thể hiện ưu và nhược điểm của Proof of Stake ở trên thì tiếp theo sẽ tìm hiểm về Blockchain Proof of Work nổi tiếng nhất tiền mã hóa Bitcoin ở những đặc điểm gì?
Việc là người đi đầu trong nền tiền điện tử đã khiến cho Bitcoin trở nên nổi tiếng hơn, song song với đó Bitcoin cũng sẽ rất hay dính đến những sự việc liên quan đến vấn đề năng lượng không được sạch, thiết bị đào đắt tiền, đòi hỏi diện tích khá phức tạp,…
Tuy như thế, nhưng ngược lại Proof of Work vẫn được xem là một trong những cách thức hoạt động vẫn được duy trì tới thời điểm hiện tại bởi vì tính bảo mật tương đối cao. Việc tốn nhiều tiền để có thể trở thành được thợ đào sẽ giúp họ không muốn phá đi mạng lưới.
Vì vậy, sự khác nhau giữa Proof of Stake và Proof of Work sẽ được thể hiện ngay trong bảng sau:
Proof of Stake | Proof of Work |
Khả năng xác thực sẽ phụ thuộc vào số lượng stake có trong mạng lưới | Sức mạnh tính toán của máy đào sẽ là yếu tố mà năng lực khai thác phụ thuộc vào. |
Người xác thực sẽ không được nhận phần thưởng của khối thay vào đó họ sẽ được nhận phí giao dịch khi người dùng tham gia. | Thợ đào sẽ được nhận tiền thưởng khối khi thực hành giải một bài toán đã được mã hóa. |
Ngoài ra thì Proof of Work còn cung cấp gần như hoàn toàn những quyền kiểm soát cho những người có sự đóng góp nhiều sức mạnh băm (hash) đối với các giao dịch nào nó được đưa vào những Block mới. Ngược lại với điều đó, Proof of Stake cho phép những người tham gia có thể xác thực bằng những Block bằng cách là thực hiện khóa một lượng tiền điện tử làm tài sản thế chấp. Chính vì thế, người xác thực sẽ có động cơ để có thể hành động vì lợi ích tốt nhất của người sử dụng mạng, nếu như họ không thực hiện thì số tiền họ đầu tư trước đó sẽ có nguy cơ gặp các rủi ro.
Để tạo cũng như cải tiến liên tục những phần cứng khai thác mới thì Proof of Work thường sẽ dựa vào sự cạnh tranh của thị trường. Điều này có thể được dẫn chứng cụ thể bằng việc chi tiêu lãng phí cho những thiết bị dư thừa cũng như quá là chuyên dụng. Lý do là vì những thợ mỏ phải bỏ tiền ra liên tục để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh. Với Proof of Stake thì sẽ không có cuộc đua vũ trang như thế này tức là những người xác thực sẽ không lãng phí nhiều năng lượng hoặc các nguồn lực khác để có thể đảm bảo được chính xác giao dịch.
Liệu rằng thuật toán Proof of Stake có an toàn hay không?
Proof-of-Stake không chỉ được xem là một loại công cụ mà điều được nhiều người quan tâm đến đó là nó có thật sự an toàn không? Tính an toàn của thuật toán này thường chính là dự án.
Nếu dự án là thật thì việc stake Token sẽ giúp những nhà đầu tư có thêm được nhiều phần thưởng. Và đó cũng chính là cách để người dùng có thể thật sự tham gia và góp phần vào được trong việc xây dựng dự án mà không cần phải biết code.
Nếu như không may chọn sai dự án chất lượng kém hay vô tính bảo mật không tốt thì số coin có khả năng cao sẽ bị khóa, thậm chí là mất sau đó là giảm giá trầm trọng.
Hướng dẫn các bước trong việc đào coin Proof of Stake
Để đào được Proof of Stake thì người dùng chỉ cần thực hiện đúng năm bước như hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Đầu tiên là người dùng cần mua một số lượng lớn đồng coin nhất định khi muốn đào. Cách để mua đó là chỉ cần lên sàn giao dịch uy tín để tiến hành mua về chẳng hạn như sàn Binance, sàn Huobi,…
Bước 2: Tiếp đến là tải ví của đồng coin về sau đó thực hiện đồng bộ với máy tính. Trong thời gian đồng bộ thì máy tính của người dùng phải đảm bảo được Internet được kết nối liên tục, tùy vào từng loại coin mà thời gian sẽ dài hay là ngắn.
Bước 3: Sau khi đã đồng bộ với máy tính xong thì người dùng cần cho máy tính chạy liên tục 24/24 để stake. Để stake thì khuyến khích người dùng mua VPS (Virtual Private Server), điều này sẽ giúp cho bạn có thể tiết kiệm được tiền đầu tư vào phần cứng, tiền điện để vận hành máy chủ cũng như không gian lắp đặt,…
Bước 4: Sau khi để coin ở trong ví một thời gian nhất định thì lúc này coin sẽ trưởng thành và bắt đầu đi giành block. Khi coin đã chiếm được block và tiếp tục tham gia tạo được block mới thì người dùng sẽ nhận được một số tiền lãi được chuyển thẳng vào ví của người dùng.
Bước 5: Nếu trong trường hợp người dùng không muốn đào coin PoS hoặc không muốn stake nữa thì chỉ việc thực hiện chuyển coin từ ví lên sàn và bán đi cho người dùng khác mà thôi.
Như đã chia sẻ trên thì PoS được xem là hình thức dùng coin để đào coin theo dạng là cổ phần. Tức là số lượng coin mà người dùng đào được sẽ phụ thuộc vào số lượng coin mà họ nắm giữ và tỷ lệ % stake mà team DEV của coin đó cho phép.
Ví dụ như tỷ lệ coin Buzz là 1200%/năm, EMB là 7200%/năm, B3 10000%/năm.
Nhưng việc đào coin không phải là việc đơn giản là bỏ coin vào ví và treo 24/24 là người dùng có thể nhận được số lãi khổng lồ. Để có thể nhận được lãi một cách cao nhất thì người dùng cần có Weight thật cao để có thể cạnh tranh được với các stake khác trên thị trường. Mục đích chính của việc này đó là được Block một cách nhanh nhất để có thể nhận được coin.
Đọc đến đây thì nhiều người sẽ thắc mắc Weight là gì và làm sao để có thể đạt được Weight cao nhất khi đào coin PoS?
Weight có nghĩa là cân nặng của coin PoS. Bao gồm độ tuổi và số lượng coin mà người dùng cần staking. Trong đó, độ tuổi coin chính là khoảng thời gian để coin có thể trưởng thành khi tiến hành nạp coin vào ví. Thông thường thì thời gian này sẽ mất đến khoảng vài giờ đồng hồ đến vài ngày, điều này còn phụ thuộc vào loại coin.
Sau khi đồng coin trưởng thành thì Weight sẽ càng tăng cao. Nếu Weight càng cao thì khả năng có thể giành được block sẽ càng lớn. Để đào được coin trong thời gian đầu thì sẽ mất khá nhiều thời gian vì:
- Ở Block đầu tiên đào được, sau khi đủ Weight thì toàn bộ số coin mà người dùng có thể đào được đúng 1 Block duy nhất, tuy nhiên thì số coin này sẽ được chia cho nhiều Block sau đó.
- Thu nhập sẽ bắt đầu ổn định sau khoảng 1 đến 2 tuần do mạng lưới của Netweight đã được hình thành.
- Tuyệt đối người dùng không được nhận thêm hay rút bớt coin trong quá trình stake, vì hành động này sẽ có thể xóa sạch công sức mà người dùng đã xây dựng mạng lưới Netweight và phải chờ nó tạo lại.
Với những thông tin trên đây mà Binancevi.com cung cấp về Proof of Stake thì có thể giúp người dùng biết Proof of Stake là gì, hiểu hơn về thuật toán làm việc của nền tảng Blockchain. Và có thể cho phép người dùng kiếm được những khoản lợi nhuận cho việc thực hiện xác thực các khối có trên Blockchain. Đồng thời thì hiểu hơn về những điểm tốt và điểm cần khắc phục của thuật toán này. Mong rằng với những chia sẻ trên thì có thể cung cấp những thông tin hữu ích nhất và giúp người dùng có thể biết được cách kiếm tiền từ thuật toán này.
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.