Volume là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong tài chính và Crypto. Volume có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh và ngữ cảnh khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực mà nó được sử dụng. Vậy Volume trong crypto là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm quan trọng này và cách nó ảnh hưởng đến thị trường Crypto nhé!
Khối lượng giao dịch – Volume là gì?
Volume là gì? Khái niệm Volume (khối lượng giao dịch) là dữ liệu dùng để đánh giá khối lượng tiền điện tử được trao đổi trong một khoảng thời gian cụ thể. Cách đơn giản để đo lường Volume là tổng số lượng đơn vị token/coin mua và bán trong một khoảng thời gian được xác định trước. Trong biểu đồ nến, mỗi cây nến sẽ thể hiện khối lượng giao dịch của một đoạn thời gian nhất định.
Ý nghĩa của Volume trong Crypto là gì?
Quyết định mua hoặc bán thường phụ thuộc vào sự biến đổi của giá. Trong bối cảnh đó, ý nghĩa của Volume là gì với các giao dịch tiền điện tử? Sự biến động giá ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch (Volume) và khi Volume biến đổi, giá của các đồng coin cũng thay đổi tương ứng. Trong một chu kỳ như vậy, trader có thể nhận thấy mối liên hệ mật thiết giữa giá cả và Volume.
Volume cũng có thể cung cấp thông tin về sự thanh khoản của một thị trường. Một thị trường với Volume cao thường có khả năng thanh khoản tốt hơn, thông tin này có thể giúp trader thực hiện các giao dịch mua bán một cách dễ dàng hơn nhờ dự đoán sự biến động của giá cả và xu hướng dòng tiền trong tương lai.
Mối quan hệ giữa Volume và giá
Khi tìm hiểu Volume là gì chắc chắn phải quan tâm đến mối quan hệ giữa Volume và giá. Sự tương tác giữa Volume (khối lượng giao dịch) và giá cung cấp thông tin về sự tham gia của các nhà giao dịch và sức mạnh của các xu hướng giá.
Nhiều nhà đầu tư thường cho rằng sự tăng Volume có thể đi kèm với sự tăng giá hoặc ngược lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể xảy ra tình huống Volume tăng cao nhưng giá vẫn duy trì ổn định (đi ngang) do các yếu tố khác nhau.
Đừng quên Volume cần phải được kết hợp với các yếu tố khác và phân tích cẩn thận để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Xác định xu hướng và dự đoán tín hiệu tương lai
Để dự đoán xu hướng tương lai, bạn nên sử dụng chỉ báo Volume một cách sáng suốt. Từ khối lượng giao dịch bạn có thể hiểu được sức mạnh mua và bán của các giao dịch đồng coin/token.
- Khi thị trường có xu hướng (tăng hoặc giảm) rõ ràng, Volume thường cao.
- Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng, Volume thấp và sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán thường không lớn.
- Khi thị trường có xu hướng tăng giá, Volume mua vào thường lớn hơn so với Volume bán ra.
- Khi thị trường có xu hướng giảm giá, Volume mua vào thường nhỏ hơn so với Volume bán ra.
Hiểu và dự đoán xu hướng thị trường sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch một cách chủ động, tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả, từ đó giảm thiểu thiệt hại không mong muốn.
Tính thanh khoản của thị trường
Volume trong Crypto liên quan mật thiết đến khái niệm “thanh khoản”. Đo lường thanh khoản thị trường (Liquidity) là chỉ số biểu thị khả năng dễ dàng mua bán đồng coin/token mà không gây ảnh hưởng đến giá của chúng. Thanh khoản phản ánh tốc độ giao dịch nhanh chóng giữa các hoạt động mua và bán và mức thanh khoản cao thường đi kèm với Volume lớn.
Vai trò của Volume với thị trường Crypto là gì?
Dù bạn thấy Volume đang ở mức nhỏ hay lớn đều có thể dựa vào đó để xác định cơ hội đầu tư. Ví dụ như khi thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh hoặc tích lũy, volume thường giảm. Hay Volume lớn thường đi kèm với sự gia nhập của nhiều nhà đầu tư và có thể là dấu hiệu của một đợt tăng giá hoặc giảm giá mạnh mẽ.
Vai trò của Volume nhỏ
Để có được những phân tích chính xác về dữ liệu Volume, cần xem xét một cách tỉ mỉ trong bối cảnh biến động giá. Khi nghiên cứu vai trò Volume trong Crypto là gì, bạn cần hiểu rõ nguyên tắc: tác động của Volume nhỏ phụ thuộc vào sự thay đổi và biến động giá trên thị trường.
Khi giá đang trong một xu hướng tăng mạnh nhưng Volume giao dịch giảm hoặc duy trì ổn định. Có thể kết luận là trader đang thiếu quan tâm đến tình hình thị trường và giá có thể có nguy cơ đảo chiều mạnh mẽ.
Tương tự, trong trường hợp giá giảm nhanh chóng nhưng Volume giao dịch thấp, nhiều khả năng là các nhà giao dịch tổ chức không quá quan ngại về xu hướng giá hiện tại. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tinh thần giá sẽ đảo chiều tăng sớm sau đó.
Vai trò của Volume lớn
Vai trò của khối lượng giao dịch lớn trên thị trường có thể giải thích sự quan tâm đối với các vấn đề bảo mật. Trong bối cảnh xu hướng thị trường tăng, khi giá tăng cùng với khối lượng giao dịch tăng mạnh là báo hiệu một động thái tăng mạnh sắp diễn ra. Tương tự, khi giá giảm trong xu hướng giảm và khối lượng giao dịch càng tăng, có thể xác định xu hướng giảm sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, có khả năng xuất hiện những sự khác biệt nhỏ trong trường hợp xu hướng tăng hoặc giảm kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ, khi giá tăng nhanh trong bối cảnh xu hướng tăng và khối lượng giao dịch lớn, đôi khi là dấu hiệu của sự cạn kiệt, còn được gọi là cao trào mua.
Tương tự, trong trường hợp xu hướng giảm, khi giá giảm nhanh trong xu hướng giảm kéo dài và khối lượng giao dịch lớn đang cảnh báo tình hình đầu cơ trên thị trường. Đây là tình huống mà các nhà đầu tư đồng loạt rút lui khỏi thị trường và bán cổ phiếu của họ một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn đọc khối lượng giao dịch một cách chính xác
Bạn không thể biết chính xác Volume là gì nếu không thể đọc được nó. Chỉ số Volume sẽ được hiển thị ở phần dưới của biểu đồ trên TradingView được đọc như sau:
- Khi Volume tăng, chiều dài cột hiển thị càng cao
- Cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện phiên tăng giá
- Cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện phiên giảm giá
Volume và các Indicator liên quan
Chỉ báo Volume trong Crypto
Volume là công cụ đo lường sự hoạt động của người tham gia thị trường, dựa trên việc tích lũy số lượng đơn vị giao dịch hoặc hợp đồng điện tử trong một khoảng thời gian cố định. Mỗi giao dịch ghi lại lượng chứng khoán hoặc hợp đồng giao dịch, sau đó thông tin này được truyền vào biểu đồ Volume.
Trên biểu đồ biến động, phần Volume được đặt dưới dạng các cột dọc có màu xanh và đỏ. Biểu đồ này minh họa sự chuyển đổi giữa xu hướng tăng và giảm trong một biến động ngang. Khi khối lượng giao dịch tăng, biểu đồ cũng thể hiện sự gia tăng. Ngược lại, khi biểu đồ giảm sẽ đạt đỉnh mới với một khối lượng lớn.
Thời điểm giá chạm các mốc quan trọng trong biểu đồ cho thấy các giao dịch mua bán của người dùng tăng mạnh hoặc trader đang bảo vệ mức giá mục tiêu của mình tại những điểm biểu đồ quan trọng. Những hoạt động này được xem như một chất xúc tác cho xu hướng giá và có thể dẫn đến các chuyển động mạnh mẽ, nếu trader thực hiện thành công.
Quy tắc ngón tay cái giúp xác định Volume
Trong mô hình kết hợp giữa khối lượng giao dịch và giá, có một nguyên tắc được gọi là “ngón tay cái” mà trader cần nắm. Vậy “ngón tay cái” để đọc Volume trong Crypto là gì? Theo đó, trong xu hướng tăng khối lượng giao dịch khi giá tăng cần phải lớn hơn so với khi giá giảm. Trong trường hợp xu hướng giảm, khối lượng giao dịch khi giá giảm sẽ lớn hơn khi giá tăng.
Khi xu hướng tăng kèm theo sự gia tăng về khối lượng giao dịch chi thấy rằng sự thay đổi trong xu hướng sẽ được cảnh báo trước khi khối lượng giao dịch giảm. Nếu trong xu hướng tăng, giá đạt đỉnh mới nhưng khối lượng giao dịch không tăng mạnh cục bộ thì đó có thể là tín hiệu của một xu hướng yếu và dễ bị thay đổi.
Xu hướng giá được đánh giá là yếu nếu mức giá thấp mới đạt được, nhưng khối lượng giao dịch không đạt đỉnh cao tại cùng thời điểm. Nhiều khả năng đây là xu hướng yếu và không phải là cơ hội cơ đầu tư tiền năng. Ngoài ra, việc phân tích khối lượng giao dịch có thể chỉ ra sự ổn định và điểm yếu của một xu hướng.
Người dùng có thể sử dụng sự biến đổi về giá để thay thế cho khối lượng giao dịch, thay vì điều chỉnh số lượng đơn vị giao dịch. Mỗi lần thay đổi giá mới thường đại diện cho một giao dịch chứng khoán giữa người mua và người bán. Vì vậy, nếu thấy sự thay đổi giá thường xuyên, có thể dự đoán rằng khối lượng giao dịch thường cao.
Chỉ báo Volume tích lũy
Một cách khách để tìm hiểu thị trường thông qua Volume là gì chính là xem Volume tích lũy. Các chỉ số đếm số lần biến đổi giá trong một khoảng thời gian cụ thể trên biểu đồ được gọi là chỉ số Volume tích lũy. Loại chỉ số này thường được áp dụng trong các giao dịch ngoại hối, vì hầu hết các ngân hàng tham gia vào thị trường ngoại hối không công khai thông tin về khối lượng giao dịch của họ.
Ngoài ra, việc phân tích khối lượng giao dịch còn giúp người dùng hiểu rõ về mức thanh khoản của thị trường. Nếu khối lượng giao dịch của một tài sản tài chính đạt mức trung bình cao, thì thị trường có tính thanh khoản cao, dẫn đến chi phí giao dịch thấp và khớp lệnh tốt hơn so với thị trường có khối lượng giao dịch thấp.
Có một số chỉ số Volume thường được sử dụng để trader có cái nhìn chi tiết hơn về thị trường như:
- Chỉ báo OBV
- RSI Volume
- Chỉ báo xu hướng giá Volume
- Chỉ số dòng tiền
- Chỉ báo dòng tiền Chaikin
- Tích lũy / phân phối
- Dễ di chuyển
- Chỉ số Volume
- Giá trung bình theo Volume
Chỉ báo On Balance Volume
Chỉ báo Volume trên cân bằng (OBV) là gì?
Một trong những chỉ số khối lượng cơ bản mà các nhà đầu tư thường áp dụng là Chỉ số khối lượng trên cân bằng (OBV). Nhà đầu tư có thể sử dụng OBV để so sánh sự biến động giá và khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Trong tình huống này, việc nhận biết sự phân kỳ giữa biểu đồ giá và chỉ số OBV đóng vai trò quan trọng trong quyết định giao dịch.
Làm thế nào để tính OBV?
OBV viết tắt của “On-Balance Volume,” tiếng Việt có thể hiểu là “Khối lượng Cân bằng.” Chỉ số OBV thể hiện lượng giao dịch tích lũy và biểu thị có sự chuyển dịch dòng tiền vào hoặc ra khỏi thị trường. Do đó, cách tính chỉ số OBV phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa hiện tại và giá đóng cửa của phiên trước. Công thức tính Volume là gì? Dưới đây là ba phương pháp tính OBV dựa trên tình hình thị trường thực tế:
- Trong tình huống giá đóng cửa phiên hiện tại cao hơn so với giá đóng cửa phiên trước đó, áp dụng công thức OBV như sau:
OBV hiện tại = OBV trước + Volume phiên hiện tại
- Trong tình huống giá đóng cửa phiên hiện tại bằng giá đóng cửa phiên trước đó, áp dụng công thức OBV như sau:
OBV hiện tại = OBV trước đó
- Trong tình huống giá đóng cửa phiên hiện tại thấp hơn so với giá đóng cửa phiên trước đó, áp dụng công thức OBV như sau:
OBV hiện tại = OBV trước – Volume phiên hiện tại
Tương tự, khi xét trong một khoảng thời gian cụ thể, nếu giá đóng cửa của kỳ sau vượt qua giá đóng cửa của kỳ trước, giá trị của chỉ số OBV sẽ tăng tương ứng với lượng giao dịch của kỳ đó. Trái lại, số lượng giao dịch bán ra trong kỳ sẽ được trừ đi từ giá trị OBV tích lũy cho đến thời điểm đang xét.
RSI Volume
RSI Volume là gì?
RSI Volume, hay còn được gọi là chỉ báo RSI dựa trên Volume là một công cụ dùng để đo lường tốc độ và biến đổi của khối lượng giao dịch tại thời điểm giá đóng cửa. Điều này cho thấy khi giá đóng cửa tăng, khối lượng giao dịch cũng tăng, và khi giá đóng cửa giảm, khối lượng giao dịch sẽ giảm. Chỉ báo RSI Volume có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự biến động trong xu hướng giá, dựa trên sự thay đổi của khối lượng giao dịch tăng và giảm.
Cũng có nghĩa là RSI Volume hoạt động tương tự như RSI dựa trên giá. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng chính là việc sử dụng sự biến đổi của khối lượng giao dịch hoặc biến đổi về giá để tính toán. Tuy nhiên hướng tăng hoặc giảm của khối lượng vẫn được xác định bởi hướng đóng cửa của giá.
Vì vậy, chỉ báo Volume RSI được sử dụng để xác định xem khi giá đóng cửa cao hơn, khối lượng giao dịch tăng cường mạnh hơn, hay khi giá đóng cửa thấp hơn, khối lượng giao dịch sẽ giảm mạnh hơn.
Diễn giải RSI Volume
OBV giúp xác định mối quan hệ giữa các tổ chức và các nhà giao dịch bán lẻ trên thị trường. OBV trên biểu đồ thường được thể hiện qua các đường biểu động và đặt trên một cửa sổ riêng biệt, hoàn toàn tách biệt với biểu đồ chính. Vì OBV là tổng khối lượng tích lũy nên chỉ số này sẽ thay đổi theo đồng bộ với giá.
Tương tự, khi giá tạo đỉnh mới thường kèm theo một đỉnh mới tương ứng trong OBV. Trong trường hợp OBV tạo đỉnh mới nhưng thấp hơn giá, nhiều khả năng là tín hiệu phân kỳ giảm giá cổ điển. Điều này cho thấy chỉ có các nhà giao dịch bán lẻ có xu hướng tham gia mua nhiều hơn.
Trong tình huống khác, nếu giá “tĩnh lặng” và không tạo đỉnh mới nhưng OBV lại tạo đỉnh mới so với trước đó có thể xác định đây là tín hiệu phân kỳ giảm giá. Lúc này, trader tổ chức có vẻ đang tích lũy các vị thế bán. Nhìn chung cả hai tình huống trên đều gợi ý khả năng giá có thể giảm sâu.
Nếu giá tạo đáy mới nhưng OBV lại tạo đáy cao hơn so với giá là tín hiệu phân kỳ tăng cổ điển. Thông tin cho thấy các nhà giao dịch tổ chức dường như không tin tưởng vào những biến động này. Trong trường hợp giá tương đối ổn định hoặc tạo đáy cao hơn nhưng OBV lại tạo đáy thấp hơn, thì không có tín hiệu phân kỳ tăng cổ điển. Lúc này, các nhà giao dịch tổ chức có thể đang tích lũy các vị thế mua.
Giao dịch bằng cách ứng dụng Volume và phân tích Volume tiền điện tử
Khối lượng (Volume) là một yếu tố quan trọng khi phân tích kỹ thuật trong thị trường chứng khoán, ngay sau dữ liệu về giá. Để làm rõ hơn, các nhà phát triển đã đưa ra các chỉ số để đánh giá và hiểu về khối lượng giao dịch. Phân tích khối lượng cung cấp thông tin cho người dùng về độ mạnh yếu của sự biến động giá thông qua doanh thu giao dịch. Từ đó, người dùng có khả năng nắm bắt một cách toàn diện các sự kiện của thị trường.
Hướng dẫn thêm chỉ báo Volume vào TradingView
TradingView là một công cụ tổng hợp biểu đồ giá của nhiều thị trường tài chính, bao gồm cả Crypto. Với giao diện thân thiện và tính năng dễ hiểu, TradingView là ứng dụng trình duyệt được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Để thêm biểu đồ khối lượng (Volume) vào biểu đồ trên TradingView, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhấn vào biểu tượng fx trên thanh menu.
- Bước 2: Tìm kiếm từ khóa “Volume” hoặc “khối lượng” tại ô tìm kiếm.
- Bước 3: Nhấp vào dòng Volume ở khung kết quả để thêm chỉ báo Volume vào chart của TradingView.
Vì sao cần hiểu rõ biểu đồ Volume?
Tùy thuộc vào quan điểm đầu tư, không phải tất cả các nhà giao dịch đều coi chỉ số Volume là yếu tố quan trọng. Không phải ai cũng dành nhiều thời gian tìm hiểu Volume trong Crypto là gì. Họ có thể thay thế nó bằng việc sử dụng các chỉ số khác để phân tích, chẳng hạn như đường kháng cự, hỗ trợ, hoặc đơn giản là đánh giá chất lượng của dự án.
Tuy nhiên hiểu rõ biểu đồ Volume trong phân tích thị trường là một phần quan trọng để trở thành một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch chuyên nghiệp. Từ góc độ tổng quan, khối lượng giao dịch vẫn cung cấp thông tin về biến động của khối lượng giao dịch trong một dự án. Từ đó, chúng ta có thêm cơ sở để dự đoán xu hướng của dự án đó.
Ưu điểm của chỉ số khối lượng giao dịch so với các chỉ số khác
Đối với trader Crypto, việc phân tích khối lượng mang lại một lợi thế quan trọng bởi vì hầu hết các chỉ báo phân tích kỹ thuật dựa vào dữ liệu giá để tính toán. Nhược điểm của những chỉ báo này là xuất hiện “độ trễ giá” vì chúng lấy dữ liệu quá khứ.
Mặt khác, khối lượng là một biến số độc lập với giá và có sẵn ngay trong thời gian thực. Vì thế chỉ báo khối lượng trở thành một nguồn thông tin độc lập và mang giá trị quan trọng trong quá trình giao dịch.
Nói chung, giả định rằng khối lượng có thể dự đoán sự biến động của giá. Hay nói cách khác sự thay đổi trong xu hướng thường được báo hiệu bởi sự giảm khối lượng giao dịch. Vì vậy, phân tích khối lượng có thể là một tín hiệu về sự ổn định của một xu hướng.
4 chiến lược giao dịch với Volume giúp chinh phục thị trường Crypto
Dưới đây là 4 chiến lược giao dịch quan trọng liên quan đến khối lượng (Volume):
Volume dùng để xác nhận xu hướng giá
Volume là chỉ số đặc biệt hữu ích trong thị trường Crypto nơi xu hướng thay đổi nhanh chóng. Khối lượng giao dịch tác động trực tiếp đến giá các sản phẩm trên thị trường Crypto theo nguyên tắc sau:
Thị trường trong xu hướng tăng:
- Volume tăng khi giá tăng
- Volume giảm khi giá giảm
Thị trường trong xu hướng giảm:
- Volume tăng khi giá giảm
- Volume giảm khi giá tăng
Volume có thể xác nhận đảo chiều xu hướng
Cách xác nhận xu hướng đảo chiều dựa vào Volume trong Crypto là gì? Khi khối lượng giao dịch đạt đỉnh, điều này có nghĩa là áp lực mua hoặc bán đã đạt đến mức cực đại:
- Trong trường hợp xu hướng giá đang tăng, nếu xuất hiện một đỉnh khối lượng (giảm khối lượng mua và tăng khối lượng bán): Thể hiện lực mua đang cạn kiệt, dấu hiệu của xu hướng giá tiến đến một đỉnh mới trong tương lai, có khả năng đảo chiều và giảm giá sau đó.
- Trong trường hợp xu hướng giá đang giảm, nếu xuất hiện một đỉnh khối lượng (giảm khối lượng bán và tăng khối lượng mua): Thể hiện lực bán đang suy yếu, dấu hiệu cho thấy giá có thể tiến đến một đáy mới trong tương lai, có khả năng đảo chiều và tăng giá sau đó.
Đây là dấu hiệu có sự phân kỳ với biểu đồ giá, nhiều khả năng xu hướng đảo chiều có thể xảy ra.
Volume dùng để xác nhận vùng hỗ trợ/kháng cự
Trader đặc biệt quan tâm đến vùng kháng cự/hỗ trợ làm cơ sở cho họ đặt lệnh mua/bán nhiều nhất. Bởi vì tầm quan trọng đó nên vùng này có Volume cao hơn hẳn so với những vùng khác, nhìn vào đó ta có thể rút ra:
- Khi giá chạm vùng kháng cự/hỗ trợ đồng thời chỉ số Volume cao (tăng đột biến), dự đoán được sắp tới giá sẽ đảo chiều và hình thành vùng đỉnh đáy.
- Khi giá chạm vùng kháng cự/hỗ trợ đồng thời chỉ số Volume thấp (không phản ứng), dự đoán được sắp tới vùng kháng cự/hỗ trợ này dễ bị phá vỡ.
Volume xác nhận Breakout
Thực tế cho thấy Volume trong Crypto thường thấp trong giai đoạn giá đang đi ngang hoặc trong giai đoạn tích lũy. Các trường hợp Volume xác nhận Breakout được tóm tắt như sau:
- Khi giá xuyên thủng vùng kháng cự/hỗ trợ đồng thời giá tăng đột biến: Báo hiệu cú Breakout thành công.
- Khi giá xuyên thủng vùng kháng cự/hỗ trợ nhưng giá không phản ứng: Báo hiệu cú False Break.
Dưới đây là hình minh họa 2 trường hợp Breakout thành công và False Break khi dựa vào chỉ số Volume là gì để bạn dễ hình dung:
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp trader có cái nhìn sâu hơn về Volume là gì và tương quan của nó với giá cả trên thị trường. Chỉ báo này có cách sử dụng đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư trong việc dự đoán xu hướng giá. Điều đặc biệt là bạn có thể sử dụng chỉ báo này hoàn toàn miễn phí. Để đưa ra nhận định chính xác về thị trường nên thể kết hợp Volume với nhiều chỉ số khác nhé!
Tôi Vũ Khương Thế – tác giả của trang web BinanceVi.com. Với hơn 5 năm trong thị trường tiền ảo với các thăng trầm mà bản thân đã rút được một ít kinh nghiệm. Tôi không muốn các anh em phạm phải những sai lầm mà tôi đã từng có. Đầu tư lúc được lúc mất nhưng trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta vững tâm hơn với các quyết định của bản thân.